“Chấp hành giao thông mình thua xa nước bạn Lào”
“Xin cho tôi hỏi các bạn một câu, vậy trong xã hội hiện tại tầng lớp nào vi phạm giao thông nhiều nhất?”. Ông Thọ nói tiếp: “Đó là thanh niên!”.
Ông Trần Thọ, bí thư Thành ủy Đà Nẵng, kêu gọi thanh niên hãy suy nghĩ để hiến kế cho sự phát triển của TP – Ảnh: Hữu Khá
Mở đầu cuộc đối thoại “Thanh niên với năm văn hóa văn minh đô thị 2015″, thượng úy Nguyễn Đình Trung, bí thư Đoàn Phòng Cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng nói: “Hiện thanh niên đang có một thái độ không tốt là cứ im lặng trước hành vi vi phạm pháp luật của người khác. Tôi mong thành phố hãy kêu gọi thanh niên lên tiếng trước các hành vi vi phạm pháp luật, hành động vì văn hóa văn minh đô thị”.
Sau phần phát biểu của thượng úy Trung, ông Trần Thọ, bí thư Thành ủy Đà Nẵng nêu câu hỏi: “Xin cho tôi hỏi các bạn một câu, vậy trong xã hội hiện tại tầng lớp nào vi phạm giao thông nhiều nhất?”.
Trước câu hỏi của ông Thọ, cả hội trường gần 1.000 thanh niên im phăng phắc. Ông Thọ nói tiếp: “Đó là thanh niên!”.
Theo ông Thọ, bây giờ đi ra đường người lớn tuổi và trẻ em chấp hành khá tốt Luật giao thông, còn thanh niên thì một bộ phận ý thức còn rất kém.
Tiếp đó, ông Thọ kể câu chuyện ở nước bạn Lào để cảnh báo giới thanh niên, trí thức trẻ TP Đà Nẵng. “Mình nói đâu cho xa, chứ ở Lào người ta chấp hành giao thông tốt hơn ở mình nhiều. Việc đi lại trên đường mình còn thua xa người ta!” – ông Thọ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Kết thúc buổi đối thoại, ông Thọ kêu gọi thanh niên Đà Nẵng hãy giữ được mãi ngọn lửa và khát khao cháy bỏng cống hiến của tuổi trẻ. “Tuổi trẻ TP Đà Nẵng phải động não, phải luôn tìm ra cách để hiến kế xây dựng phát triển TP” – ông Thọ nói.
Theo Tuổi Trẻ
Quản lý giao thông từ di động: Hệ thống không biết chủ số điện thoại là ai
"Không có thông tin cá nhân nào được thu thập. Cũng hoàn toàn không có việc giám sát cá nhân từng người qua sóng điện thoại vì hệ thống không biết họ là ai, bởi vậy người dân có thể yên tâm về việc này" - Tiến sỹ Trần Hữu Minh khẳng định.
Liên quan đến ý tưởng ứng dụng công nghệ di động trong quản lý giao thông vừa được một số đơn vị nghiên cứu đề xuất lên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Trần Hữu Minh - Chuyên gia đánh giá tác động giao thông vận tải, Trường ĐH Giao thông Vận tải (GTVT)..
Trong bôi canh giao thông Việt Nam hiên nay, theo ông viêc ưng dung công nghê di đông đê quan ly giao thông ơ Viêt Nam liêu co phu hơp không?
Trước đây các công nghệ truyền thống thường là các camera đặt cố định trên đường, các cảm biến, lắp đặt dưới mặt đường..., các thiết bị cảm biến này có thể báo về trung tâm điều khiển mỗi khi có phương tiện qua lại, các thiết bị cảm biến cũng có thể giúp xác định số phương tiện thông qua một mặt cắt, qua đó trung tâm điều khiển có thể biết được mức độ tắc nghẽn tại từng khu vực nhất định. Cách thức này yêu cầu chi phí bảo trì bảo dưỡng khá lớn.
Trong thời gian gần đây, các công nghệ mới dựa trên các dữ liệu từ phương tiện vận tải, điện thoại di động đã mở ra một cơ hội mới trong việc quản lý điều hành giao thông. Công nghệ này sử dụng các thiết bị thu nhận để thu thập các sóng điện thoại di động, thiết bị định vị vệ tinh trên xe qua các kết nối internet không dây (wireless) và kết nối không dây tầm gần (bluetooth)... Các dữ liệu này được sử dụng để xác định các điều kiện giao thông trên đường, trên cơ sở đó có thể hoặc cung cấp ngay thông tin đó cho người tham gia giao thông, hoặc giúp các nhà quản lý ra các quyết định phù hợp nhất cho từng điều kiện giao thông cụ thể. Công nghệ này tiết kiệm rất nhiều chi phí.
Người dân ở các nước phát triển đã được thụ hưởng lợi ích rất to lớn từ công nghệ mới này. Ở Việt Nam, việc ứng dụng các công nghệ khoa học mới trên vào trong quản lý điều hành giao thông là xu hướng đúng và rất cần thiết.
Điều gì cũng có hai mặt và với công nghệ di động thì cũng không hẳn chỉ có tiện ích, vậy hạn chế của công nghệ này là gì, cần lưu ý gì nếu triển khai ứng dụng, thưa ông?
Do công nghệ thu nhận tín hiệu sóng điện thoại rất hữu ích trong việc dự báo thời gian đi lại, nhưng không cho biết các thông tin quan trọng khác như hệ số sử dụng ghế xe, lưu lượng giao thông... Đôi lúc công nghệ sóng điện thoại không thể phân biệt giữa hai tình huống một chiếc xe đang đỗ trong bãi xe và một chiếc xe đang bị tắc trong dòng giao thông. Hoặc công nghệ mới cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt sóng điện thoại từ một nhóm người trên xe buýt với một nhóm người đang chờ qua đường tại một nút giao thông... Bởi vậy đây là một công cụ bổ sung chứ không thay thế hoàn toàn các phương tiện truyền thống.
Người dân sẽ không bị giám sát hoặc bị lộ thông tin cá nhân khi tích hợp dữ liệu di động để phục vụ quản lý giao thông (ảnh minh họa: Quang Phong)
Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng sẽ cần được lưu ý. Mặc dù các thông tin thu thập là không định danh và không gắn với một cá nhân cụ thể, người dân vẫn cần được biết chính xác thông tin của họ sẽ được sử dụng như thế nào (qua website/qua ứng dụng điện thoại di động)? Những thông tin nào được sử dụng? (tốc độ dòng giao thông/vị trí)...
Công nghệ mới chỉ phát huy tối đa tác dụng nếu công chúng được tiếp cận rộng rãi và dữ liệu được tiêu chuẩn hóa với đủ lượng thông tin cần thiết. Các vấn đề lưu trữ dữ liệu bao lâu, dùng như thế nào cần được làm rõ, các khu vực sóng tín hiệu yếu cũng vẫn đang là rào cản vì thông tin sẽ có độ tin cậy thấp.
Bởi vậy, có thể thấy cần có quy định cụ thể về nội dung, định dạng, thu thập, xử lý số liệu và quyền tiếp cận của công chúng, các giải pháp quỹ thuật, gia tăng hình phạt cho những trường hợp sử dụng dữ liệu không đúng mục đích, tăng cường nhận thức về bảo mật thông tin cá nhân cho cộng động và các bên có liên quan...
Nêu tich hơp dư liêu trên di đông, dưa trên nhưng thông tin đinh vi tư điên thoai đê xư ly thanh thông tin giam sat giao thông thi chu thuê bao co găp phiên phưc gi hay không?
Bản chất công nghệ này là thu nhận những thông tin không định danh từ điện thoại di động, các thiết bị định vị... để xây dựng lên một hệ dữ liệu về giao thông như tốc độ hiện tại, mức độ tắc nghẽn, qua đó giúp quản lý điều hành giao thông tốt hơn, cũng như giúp người dân ra các quyết định đi lại hợp lý hơn.
Đối với công nghệ này chỉ cần biết một số điện thoại đang di chuyển như thế nào theo không gian và thời gian, chứ không cần biết số điện thoại cụ thể, cũng không cần biết ai là người chủ sở hữu....
Không có thông tin cá nhân nào được thu thập, cũng hoàn toàn không có việc giám sát cá nhân từng người qua sóng điện thoại vì hệ thống không biết họ là ai, bởi vậy người dân có thể yên tâm về việc này.
Hiên nay ô tô đang sư dung thiêt bi giam sat hanh trinh, nhưng cơ quan quan ly chưa tân dung hêt tính năng cua thiêt bi trong điêu hanh va quản ly giao thông. Ông có tin tương đươc vơi ưng dung công nghê di đông thi tinh hinh giao thông se kha quan hơn, tai nạn giao thông se giam?
Tại Việt Nam, trên các tuyến đường cao tốc, đã áp dụng một số công nghệ truyền thống để thu thập thông tin về điều kiện giao thông phục vụ mục đích quản lý GTVT chẳng hạn như hệ thống camera kết nối về trung tâm điều khiển tại một số đường cao tốc mới đưa vào sử dụng.
Một trong những ưu điểm lớn của công nghệ sử dụng dữ liệu từ điện thoại di động/thiết bị định vị... là giúp cung cấp các thông tin nhanh chóng đến nhà quản lý và người dân để họ có thể ra các quyết định đi lại hợp lý nhất cho bản thân từng người (có đi hay không, khi nào đi, đi bằng phương thức vận tải gì....), giúp góp phần điều tiết nhu cầu đi lại một cách chủ động (người dân có thể lên kế hoạch đi lại một cách hiệu quả, chứ không thụ động đi ra đường và đi theo dòng giao thông, tiếp tục đi vào những chỗ tắc nghẽn nghiêm trọng như hiện nay).
Như đã trao đổi phần trước, công nghệ này có rất nhiều lợi thế, tuy nhiên cũng còn nhiều việc cần phải làm phía trước. Nếu Việt Nam giải quyết được các thách thức trên một cách hiệu quả và hợp lý, chắc chắn đây sẽ là một bước tiến ngoạn mục trong việc tổ chức quản lý giao thông, góp phần làm giao thông an toàn hơn, hiệu quả hơn, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường từ GTVT.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Châu Như Quỳnh ( thực hiện)
Theo Dantri
Bộ GTVT trả lời về việc cấp phép lưu hành xe điện 3-4 bánh Theo phản ánh của ông Trần Nguyễn (Đà Nẵng), hiện nay các cửa hàng bán xe điện có bán loại xe điện từ 3-4 bánh nhập khẩu, rất thuận tiện cho người khuyết tật và người dân nghèo. Ông Nguyễn đề nghị Bộ Giao thông vận tải có chính sách quy định cấp giấy phép cho các loại xe này được lưu hành....