Cháo thuốc giúp tiêu đờm, giảm ho
Cháo thuốc là thực phẩm hỗ trợ khá hiệu quả chưng khai thâu, đam âm trong y học cổ truyền. Theo y học cổ truyền: Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng khái thấu.
Ảnh minh họa
Sách Hoạt Pháp Cơ Yếu nhận định: “Khái là ho không có đờm mà có tiếng vì Phế khí tổn thương cho nên tiếng không thanh. Thấu là không có tiếng mà có đờm vì tỳ thấp khuấy động nên sinh ra đờm. Khái thấu là vừa có tiếng vừa có đờm vì phế khí tổn thương lại quấy động đến tỳ thấp”.
Người xưa cho rằng ho là triệu chứng bệnh của Phế nhưng các tạng phủ khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Thiên Khái Luận viết: “Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì bệnh của phế”.
Dưới đây là một số vị thuốc thường dùng:
Cháo xa tiền tử: xa tiền tử 15g, gạo lức 50g. Dùng vải bọc xa tiền, gạo lức đãi sạch thêm nước, nấu thành cháo loãng, bỏ bã thuốc. Ngày 2 lần, ăn nóng.
Công dụng: lợi thuỷ tiêu phù thũng, dưỡng gan, sáng mắt, trừ đờm khỏi ho. Dùng cho các chứng viêm phế quản, tiểu tiện khó, thấp nhiệt ẩm, khí hư, tiểu máu, ho nhiều đờm, mắt đỏ sưng đau và người bệnh tăng huyết áp, mỡ máu, viêm niệu đạo, viêm bàng quang, kết mạc cầu phù thũng… Người thận hư, hoạt tính không nên dùng.
Cháo tứ nhân: bạch quả nhân 2g, cam hạnh nhân 2g, hạnh đào nhân 5g, lạc nhân 5g, trứng gà 1 quả. Cả 4 vị cùng nghiền vụn, cho trứng gà nấu vừa một bát, ăn vào buổi sáng hàng ngày, dùng liên tục trong 3-6 tháng.
Công dụng: khỏi ho, bình suyễn. Dùng cho chứng viêm khí quản mạn tính ở người cao tuổi.
Ho là triệu chứng thường gặp trong bệnh viêm phế quản.
Cháo gừng tươi, sơn trà: lá sơn trà 15g, gừng tươi 15g, gạo lức 100g, dầu ăn, muối vừa đủ. Gừng tươi cắt lát, gạo lức đãi sạch, cho cùng lá sơn trà, nước đun sôi, sau nhỏ lửa nấu cháo, khi chín cho dầu ăn, gia vị vừa miệng. Chia ăn trong ngày.
Công dụng: kiện vị, trừ đờm, hết ho, hạ khí. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, ho có đờm.
Video đang HOT
Cháo chim sáo: chim sáo 1 con, gạo lức 100g. Chim sáo bỏ đầu, chân, lông, nội tạng, cắt miếng rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nước vừa đủ nấu cháo, sau khi chín cho muối vừa đủ. Ngày 1 bát, chia ăn vài lần. Dùng cho người già bị trĩ máu, ho, viêm phế quản mạn tính.
Cháo phổi lợn, nhân ý dĩ: phổi lợn 500g, gạo lức 100g, nhân ý dĩ 50g. Phổi lợn rửa sạch, nước vừa đủ, rượu vang vừa đủ, nấu chín vớt ra, cắt quân cờ rồi cho vào nồi cùng gạo lức đãi sạch, nhân ý dĩ, hành, gừng tươi, muối vừa đủ, rượu vang vừa đủ, đầu tiên đun to lửa, đun sôi sau nhỏ lửa, gạo chín nhừ là được. Ngày 1 bát, chia vài lần, ăn thường xuyên có chuyển biến rõ.
Công dụng: bổ tỳ phế, khỏi ho. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, lao phổi…
Cháo châu ngọc nhị bảo: sơn dược tươi 60g, nhân ý dĩ tươi 60g, mứt hồng 24g. Sơn dược, nhân ý dĩ giã thô, nấu chín nhừ, mứt hồng cắt vụn cho vào là được.
Công dụng: kiện tỳ nhuận táo, khỏi ho, hết đờm. Dùng cho người bị viêm phế quản mạn tính.
Xa tiền tử nấu với gạo lứt trừ đờm khỏi ho.
Cháo bí đao, ý dĩ: bí đao 20-30g, nhân ý dĩ 15-20g, gạo lức 100g. Bí đao rửa sạch, đổ nước nấu lấy nước bỏ bã, ý dĩ gạo lức đãi sạch, nước vừa phải nấu với nước bí đao, nấu cháo loãng. Ngày một bát chia ăn vài lần.
Công dụng: thanh nhiệt hết đờm, kiện tỳ thẩm thấp, thanh nhiệt trừ phong. Dùng cho viêm phế quản mạn tính, ho nhiều đờm.
Cháo vỏ quýt: vỏ quýt tươi 30g, gạo lức 100g. Vỏ quýt rửa sạch, nước vừa đủ nấu lấy nước, bỏ bã. Cho gạo lức đãi sạch nấu cháo loãng.
Công dụng: táo thấp, lý khí, hết đờm. Dùng cho viêm phế quản mạn tính, ho có đờm. Người bệnh âm hư, ho khan hoặc ho khan không đờm, thổ huyết không nên dùng.
Cháo bạch tiền: bạch tiền 50g, gạo lức 100g. Bạch tiền rửa sạch, nấu lấy nước, bỏ bã thuốc, cho gạo lức vào, thêm nước nấu thành cháo đặc, chia ăn vài lần.
Công dụng: tả phế, hạ khí, hạ đờm, hết ho. Dùng cho các chứng viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, suyễn mạn, ho nhiều đờm hoặc đờm khò khè giữa hầu, trẻ con cam tích, đau khoang dạ dày. Người ho suyễn do thận khí ô hư và phế khí ô hư không nên dùng.
Cháo tang bạch bì: tang bạch bì tươi 30g (khô 13g), gạo lức 50g. Tang bạch bì rửa sạch, nấu lấy nước, bỏ bã thuốc, cho gạo lức đãi sạch vào nấu cùng nước tang bạch bì đến khi gạo nở cháo đặc là được. Ngày ăn 2 lần.
Công dụng: tả phế bình suyễn, lợi tiểu hết phù. Dùng cho các chứng viêm phế quản mạn tính, ho phế nhiệt, thở dốc, đờm nhiều, mặt phù, tiểu tiện khó…Người ho phế hàn, ho cảm phong hàn không nên dùng.
Cháo đình lịch tử: hạt đình lịch ngọt 10g, gạo lức 100g. Hạt đình lịch bỏ tạp chất, sao nhỏ lửa đến khi dậy mùi thơm, để nguội, cho nước cô đặc, bỏ bã, cho gạo lức đãi sạch vào, thêm nước vừa đủ nấu chín, chia ăn vài lần.
Công dụng: hạ khí, hành thuỷ. Dùng cho chứng viêm phế quản mạn tính, ho viêm phổi có đờm, thở dốc hoặc phù chi dưới, hàn thâm phù thũng. Người ho phế hư, tỳ hư, phù thũng không dùng.
Hoa phù dung thanh nhiệt, giải độc
Phù dung còn được gọi là mộc liên, địa phù dung, sương giáng hoa, đại diệp phù dung... tên khoa học là Hibiscus mutabilis L. Lá và hoa phơi hoặc sấy khô.
Ảnh minh họa
Trong Đông y, hoa phù dung vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết (làm mát huyết và cầm máu), tiêu thũng chỉ thống (làm hết phù thũng và giảm đau), thông kinh hoạt huyết, bài nùng (làm hết mủ); ược các sách thuốc cổ ghi lại dùng để chữa các chứng bệnh như ung thũng, mụn nhọt, lở loét, bỏng, ho do phế nhiệt, thổ huyết, băng lậu, bạch đới...
Trị cảm mạo: Hoa hoặc lá phù dung 30g, hậu phác 3g. Sắc kỹ 2 lần lấy 2 nước hòa đều, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị ho do hư lao: Hoa phù dung 60-120g, lộc hàm thảo (Pyrola rotundifolia L.) 30g, đường đỏ 60g, hầm với tim và phổi lợn ăn.
Hỗ trợ điều trị chứng phế ung (áp-xe phổi): Hoa phù dung 20-30g sắc uống. Có thể cho thêm 10-20g đường phèn.
Trị ho ra máu: Hoa phù dung 10 đóa sắc uống.
Tử cung xuất huyết, kinh nguyệt kéo dài không dứt: Hoa phù dung 9-30g sắc uống, hoặc hoa phù dung và gương sen (liên phòng) lượng bằng nhau, sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 6g với nước cơm.
Trị kinh nguyệt không đều: Hoa phù dung hoặc vỏ rễ 9-12g, sắc uống.
Chứng thống kinh: ế hoa phù dung 7 cái, sắc kỹ lấy nước, hòa thêm một chút đường phèn rồi uống.
Hoa phù dung hỗ trợ điều trị chứng phế ung (áp-xe phổi).
Chứng khí hư (bạch đới): Hoa phù dung 10 đóa sắc uống.
Trị viêm âm đạo: Hoa hoặc lá phù dung 1.000g, sắc kỹ lấy 1.000ml, bỏ bã, để nguội, cho thêm benzoic acid 0,3% để bảo quản bằng dung dịch thuốc tím 1, sau đó dùng dịch chiết hoa phù dung ngâm rửa kỹ, mỗi ngày 1 lần.
Hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú: Dùng hoa, lá hoặc rễ phù dung sắc uống hoặc giã nát đắp vào vùng tổn thương.
Trị viêm khớp: Hoa phù dung 15g, xích đậu 15g, hai thứ nghiền nhỏ, trộn với mật ong rồi đắp lên khớp đau. Cũng có thể thay thế bằng bột lá phù dung khô.
Tổn thương do trật đả: Dùng hoa và lá phù dung tươi giã nát đắp vào nơi tổn thương hoặc dùng bột hoa phù dung khô trộn với dấm, rượu và nước trà thành dạng cao rồi đắp lên chỗ đau.
Hỗ trợ điều trị viêm kết mạc: Hoa phù dung 9-30g, sắc uống.
Chắp và lẹo mắt: Hoa phù dung tươi 3g, bạc hà tươi 3g, hai thứ rửa sạch, giã nát bọc vào gạc sạch rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.
Zona, vết thương do ong đốt, côn trùng cắn: Hoa hoặc lá phù dung lượng vừa đủ, phơi khô trong bóng râm, tán bột, trộn với dầu vừng rồi bôi vào vết thương.
Hỗ trợ điều trị bỏng: Dùng hoa hoặc lá phù dung 18g, đại hoàng 12g, bạch chỉ 9g, cam thảo 9g. Tất cả sấy khô, nghiền thành bột mịn rồi trộn với dầu trà hoặc dầu vừng bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung 15g, thanh đại 9g, 2 thứ tán bột, trộn với dầu vừng bôi vào nơi bị bỏng.
Hoặc dùng hoa phù dung tươi lượng vừa đủ đem ngâm trong dầu ăn cho đến khi hoa chìm xuống đáy thì lọc bỏ bã, đựng trong bình kín dùng dần; hàng ngày từ 2-3 lần dùng gạc hoặc bông vô trùng thấm dầu thuốc bôi nhẹ nhàng vào vết thương.
Mụn nhọt, đinh độc, hậu bối, chín mé: Hoa hoặc lá phù dung sấy khô tán bột, trộn với vaseline thành cao mềm theo tỷ lệ 1:4 rồi đắp lên tổn thương, hàng ngày hoặc cách ngày thay thuốc một lần. Hoặc hoa phù dung 30g, đan bì 15g, sắc uống.
Hoặc hoa phù dung và dã cúc hoa lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, trộn với mật ong bôi lên tổn thương. Hoặc hoa phù dung tươi giã nát đắp vào nơi bị bệnh.
Hoặc hoa hay lá phù dung 1 phần, củ chuối tiêu 2 phần, lá vòi voi (có thể thay bằng rau má tươi) 1 phần, muối ăn một chút, tất cả giã nát rồi đắp lên tổn thương. Hoặc hoa hay lá phù dung 1 phần, lá dâu leo (nho dại) 1 phần, hai thứ giã nát, trộn thêm chút muối rồi bó vào nơi tổn thương.
Vì sao trào ngược dạ dày thực quản lại gây ho? Trong các nguyên nhân gây ho mạn tính, cần nghi ngờ khả năng là do axit dạ dày trào vào thực quản trong bệnh cảnh của trào ngược dạ dày thực quản. Ảnh minh họa Tôi bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra tôi còn bị ho quanh năm suốt tháng, chữa mãi không đỡ. Lần đi khám...