Cháo thuốc cho sản phụ thiếu sữa, tắc sữa
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được…
Ảnh minh họa: Internet
Sau khi đẻ, nhiều chị em không có sữa hoặc ít sữa. Nguyên nhân là do sau đẻ, sức khỏe yếu lại mất máu nhiều quá khi sinh làm khí huyết hư nhược không sinh sữa được… Nếu không chữa ngay thì ứ kết càng ngày càng nhiều, bầu vú ngày càng đau tức, vú sưng phát sốt. Phép chữa là sơ can giải uất, thông lạc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Tiêu dao thang gia giảm: sài hồ 12g, bạch thược 8g, trần bì 6g, bạc hà 8g, bạch linh 8g, bạch truật 8g, đương quy 8g, cam thảo 4g, sinh khương 2g, mộc thông 8g, thông thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: sài hồ 8g, trần bì 6g, thiên hoa phấn 8g, đương quy 8g, bạch thược 12g, cát cánh 6g, thông thảo 6g, xuyên sơn giáp 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý:
- Mỗi ngày nên dùng 5 móng giò lợn ninh lấy nước uống, chỉ trong 5 – 6 ngày là có sữa; hoặc mỗi ngày lấy vài con cá diếc ninh lấy nước uống trong 3 – 4 ngày sẽ nhiều sữa.
Video đang HOT
- Không dùng các vị mạch nha, sơn tra, thần khúc là những vị làm mất sữa.
Món ăn cho chị em khi bị thiếu sữa, tắc sữa:
- Cháo chân lợn: chân lợn 1 – 2 cái (phần móng là chủ yếu), thông thảo 3 – 5g, rễ sậy tươi 10 – 15g, gạo tẻ 100g, hành trắng 2 củ. Thông thảo, rễ sậy sắc lấy nước, bỏ bã; chân giò nấu lấy nước cốt. Đem nước cốt chân giò và nước sắc dược liệu cùng nấu gạo tẻ thành cháo, khi cháo được cho thêm hành củ đã giã giập hoặc thái lát, cho ăn nóng.
- Thông nhũ thang: thông thảo 8g, chân lợn 2 cái, xuyên khung 6g, xuyên sơn giáp 8g, cam thảo 4g. Xuyên sơn giáp được nướng phồng trên chảo, chân lợn làm sạch chặt khúc. Tất cả hầm chín nhừ, lấy nước bỏ bã thuốc, thêm gia vị cho ăn. Kết hợp dùng nước hành nấu rửa, vuốt nhẹ núm vú theo chiều nan hoa nhiều lần.
- Vừng đen ăn với chân giò hầm: chân giò 1 cái, vừng đen 250g. Vừng đen rang chín, tán mịn để sẵn. Mỗi lần ăn 10 – 15g kèm với canh chân giò hầm, ngày 3 lần.
BS. Đào Minh
Sức khỏe & Đời sống
Sản phụ muốn nhiều sữa nên ăn mít
Theo y học cổ truyền toàn bộ cây mít đều sử dụng chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt.
Ảnh minh họa: Internet
Theo y học cổ truyền toàn bộ cây mít đều sử dụng chữa bệnh. Quả xanh chát làm săn da. Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt.
Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa. Nhựa có vị nhạt, tính bình, có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau. Lá mít lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.
Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, có rất nhiều loại như mít mật, mít dai, miền Nam còn có loại mít tố nữ. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Về giá trị dinh dưỡng, trong thịt múi mít chín có protein 0,6 - 1,5% (tùy loại mít), glucid 11 - 14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructos, glucos, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2... và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho. Hạt mít có thể phơi khô làm lương thực dự trữ, chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7 - 15cm.
Thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Thường dùng tươi.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ mít:
Bài 1: Lấy khoảng 40g lá mít tươi, rửa sạch giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau.
Bài 2: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa: Dùng lá mít tươi (30 - 40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị, dùng ăn với cơm. Bài thuốc có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa, thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình 3 -5 ngày.
Bài 3: Tác dụng giải rượu.Mít chín 30 múi, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả. Chọn mít dai vừa chín, múi to thịt dày, loại bỏ hạt, thái miếng vuông.
Cho đường vào nồi cùng với 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Cho nhỏ lửa lại chỉ để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, lấy mít vào cốc, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.
Bài 4: Chữa ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do ăn thức ăn sống lạnh. Lá mít 20g sao vàng sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Có thể phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g sắc với 550ml khi sôi cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Các món hải sản 'tăng cường sinh lực' phái mạnh So huyết, hàu hay cầu gai... đều là những món ăn có tác dụng bổ dương theo quan niệm dân gian, được phái mạnh ưa thích. 1. Hàu Đứng đầu trong danh sách này là hàu. Đây là loại hải sản mà theo quan niệm dân gian có tác dụng "tăng cường sinh lực" cho phái mạnh. Hàu thường được chế biến thành...