Cháo thuốc cho người viêm mũi dị ứng
Viêm mũi là bệnh dai dẳng, thời tiết khí hậu, môi trường không khí thay đổi là bệnh dễ tái phát. Triệu chứng của bệnh: hắt hơi, nghet mũi, chảy nước mũi, ngứa trong mũi, niêm mạc mũi bị phu nề, thay đổi màu sắc. Nhiều trường hợp vách ngăn bị cong vẹo, biến dạng làm tắc nghẽn một bên. Viêm mũi thường kèm theo đau đầu, váng đầu, đường thở không thông, nhiều khi người bệnh phải thở bằng miệng.
Để điều trị chứng bệnh này, ngoài việc dùng thuốc, Đông y đã sử dụng những dược thiện để hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh tât.
Cháo tim lợn – cát cánh:
Nguyên liệu: Tim lợn 1 quả, cát cánh 20g, gạo tẻ 100g, gừng, hành khô, rau gia vị, chanh ớt vừa đủ.
Cháo tim lợn – cát cánh.
Cách làm: Tim lợn thái lát mỏng, ướp gia vị để riêng. Rau thơm rửa sạch thái ngắn, gừng sống đập dâp băm nhỏ, để riêng. Cát cánh cùng 2 bát nước nấu cho sôi 15 phút. Lấy nước thuốc này cùng gạo nấu thành cháo, khi cháo được cho tim lợn vào nấu thêm ít phút cho chín đều, múc cháo ra bát tô thêm gia vị, rau thơm, chanh ớt, ăn nóng.
Công dụng: Tim lợn bổ tâm, bổ khí. Cát cánh chống viêm, chống dị ứng và có tác dụng co mạch. Rau gia vị như kinh giới, tía tô, hành hoa, sinh khương… chống viêm và tuyên thông phế khí giúp cho đường hô hấp được thông suốt, giảm tiết. Bệnh nhân viêm mũi, tắc mũi, chảy nước mũi nên dùng.
Cháo chân giò lợn – trần bì, bán hạ, sinh khương:
Nguyên liệu: Chân giò lợn 1 cái (chỉ lấy phần xương và móng), trần bì 12g, bán hạ chế 12g, sinh khương 6g. Gạo tẻ 100g, các loại rau, gia vị, chanh ớt…
Video đang HOT
Cách làm: Chân giò làm sạch chặt miếng cùng với gạo cho vào nồi. Dùng 1 ấm khác bỏ trần bì, bán hạ, sinh khương cùng 2 bát nước nấu sôi 15 phút, lấy nước này cho sang nồi đã có sẵn gạo và chân giò, hầm cho chín kỹ thành cháo (nếu thiếu nước thì chế thêm vào cho vừa đủ). Các loại gia vị đã rửa sạch thái ngắn cùng chanh ớt chuẩn bị sẵn. Khi cháo được múc cháo ra bát tô, nhanh tay nêm gia vị, các loại rau thơm, chanh ớt vừa đủ, ăn nóng.
Mong gio dung nâu chao chân gio – trân bi ban ha sinh khương.
Công dụng: Hạ khí, chống viêm, chống xuất tiết, tuyên thông phế đạo, tác dụng co mạch. Dung món này người bệnh giảm đau, thông đạt đường hô hấp, khỏi váng đầu, khỏi ngạt mũi, hắt hơi, còn có tác dụng kháng histamin.
Tính năng tác dụng của các loại rau thơm đã sử dụng: Tía tô: giải cảm, tiêu đờm, thuận khí trừ ho; Kinh giới: trừ phong, chống dị ứng, chống ngứa; Lá hẹ: bổ thận nạp khí, tính ôn, lợi chín khiếu, trừ hàn; Trần bì: thông khí giảm ho, bổ tỳ lợi phế; Bán hạ: hạ khí, tiêu đờm, trừ thấp; Sịnh khương: vị cay, tính ấm, giải cảm, tiêu độc; Quả chanh, nước chanh: vị chua tính mát, giải nhiệt, cung cấp vitamin C cho cơ thể; Hành hoa: chống viêm, trừ tà, thông đạt đường hô hấp.
Theo SK&ĐS
Kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng
Trong y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng thuộc phạm vi các chứng "tỵ cừu", "tỵ trất"... Thông thường, người ta căn cứ vào các triệu chứng cụ thể mà phân thành nhiều thể bệnh khác nhau và tiến hành trị liệu theo nguyên tắc "biện chứng luận trị" của y học cổ truyền. Về mặt kinh nghiệm dân gian, cũng có khá nhiều bài thuốc và phương pháp trị liệu viêm mũi dị ứng, có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
Phương pháp dùng thuốc
Bài 1: Hoa ngũ sắc (cứt lợn tím) tươi 1 cái, lá khế tươi 2 cái, lá bạc hà tươi 2 cái. Ba thứ rửa thật sạch, nghiền nát, gói vào gạc rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 15 phút.
Bài 2: Hoa cứt lợn tím tươi 10 cái rửa thật sạch, nghiền nát ngâm với 10ml cồn 70o rồi lọc qua gạc sạch để được một dung dịch màu xanh. Mỗi ngày dùng bông gòn tẩm ướt cồn thuốc rồi đặt vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 3: Lá cóc mẳn (nga bất thực thảo) lượng vừa đủ, rửa thật sạch, giã nát rồi nút vào lỗ mũi từng bên, mỗi bên 10 phút.
Bài 4: Lá cóc mẳn 65g, tân di 15g, sắc lấy nước, lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi, mỗi ngày ba lần.
Bài 5: Kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 10g, bèo cái tía 30g, sắc với 300 ml nước lấy 50 ml chia 2 lần uống trong ngày.
Bài 6: Tân di 60g, ké đầu ngựa 12g, bạch chỉ 6g, hành 90g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán bột rồi trộn thêm với một chút bột thạch cao, bột băng phiến và bột lô cam thạch. Mỗi ngày, buổi trưa và tối trước khi đi ngủ, rửa sạch khoang mũi bằng nước muối sinh lý rồi dùng bông y tế chấm bột thuốc vào trong lỗ mũi.
Bài 7: Dịch ép tỏi 1 phần, mật ong 2 phần, hai thứ hoà đều, nhỏ mũi 3 lần mỗi ngày.
Hoa ngũ sắc trị viêm xoang, viêm mũi rất hiệu quả.
Bài 8: Tổ ong 1 miếng, nhai nát nuốt nước bỏ bã, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Bài 9: Dây mướp (ty qua đằng), lấy đoạn gần gốc khoảng 1 cm, thịt lợn nạc 60g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín dùng làm canh ăn hàng ngày, 5 ngày là một liệu trình, dùng liên tục ba liệu trình.
Bài 10: Tân di 15g, trứng gà 2 quả. Cho tân di vào nấu với 2 bát nước lấy 1 bát, trắng gà luộc chín bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh rồi cho vào đun với nước sắc tân di, uống nước ăn cái.
Bài 11: Óc lợn 1 đôi, trứng gà 2 quả, hai thứ đánh đều, gia thêm một chút đường phèn và rượu lâu năm rồi hấp ăn.
Phương pháp không dùng thuốc
Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ hướng vào hai bên lỗ mũi ấn đẩy lên xuống hai huyệt nghinh hương (sát cạnh cánh mũi) làm cho hai lỗ mũi lúc thu hẹp lại, lúc phồng ra đồng thời hít vào mạnh, tắc bên nào hít mạnh bên đó, thở ra đường miệng. Nếu hai lỗ mũi vẫn tắc dùng ngón trỏ và ngón tay cái cùng bên cầm đầu chót mũi lắc qua lắc lại, vừa lắc vừa hít mạnh cho đến khi thật thông thì thôi. Cuối cùng, dùng ngón tay cái để vào đầu mũi phía sát đường nhân trung môi trên bật ngược mũi lên 5 - 7 lần. Mỗi ngày làm 3 - 7 lần.
Vị trí huyệt dũng tuyền.
Cách 2: Dùng 1 tép tỏi giã nát đắp vào huyệt dũng tuyền, mỗi tối 1 lần. Cách xác định huyệt dũng tuyền : lấy ở điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn nối giữa đầu ngón chân thứ 2 (kể từ ngón cái) và điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân.
Để nâng cao hiệu quả trị liệu, có thể dùng kết hợp các bài thuốc và các phương pháp với nhau. Thông thường, người ta hay dùng kết hợp một bài thuốc uống, một bài thuốc nhỏ mũi với một phương pháp không dùng thuốc.
ThS. HOÀNG KHÁNH TOÀN
Theo SK&ĐS
Cẩn thận bị say sắn khi ăn sắn Sau khi ăn sắn tôi hay bị buồn rã rời chân tay, đầu choáng váng, bụng đau lâm râm. Mọi người nói đó là say sắn do tôi ăn lúc đói. Xin bác sĩ cho biết, chất gì của sắn gây ra triệu chứng trên và tôi có nên ăn nữa không? Những gì bạn miêu tả đúng là biểu hiện của say...