Chảo mất sạch chất chống dính đừng vội vứt đi: Nhỏ giọt nước này vào, khôi phục như mới, rán đủ thứ đều được
Với mẹo nhỏ dưới dưới đây bạn có thể khôi phục lại lớp chảo chống dính như mới không lo đồ ăn vỡ nát, kém thẩm mỹ.
Những chiếc chảo chống dính sau kh sử dụng một thời gian thường bị bong chóc chất chống dính và khi rán đồ ăn như cá, đậu phụ dễ bị dính chảo vỡ nát kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, với mẹo nhỏ dưới đây bạn có thể khôi phục lại chảo chống dính như mới đừng bỏ qua.
Khôi phúc chảo chống dính bằng sữa tươi
Ít ai biết rằng sữa tươi có thể khôi phục lại lớp chảo chống dính cho bạn. Nguyên nhân chính là do sữa tươi có chứa một dạng protein là casein. Khi bạn nhỏ sữa tươi lên chảo thì lớp chất này khi được đun ở nhiệt độ cao sẽ liên kết lại với nhau, tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo. Giúp phục hồi khả năng chống dính của chảo như lúc mới mua. Đồng thời, với cách làm này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều tiền mua chảo mới bởi vì một chiếc chống chống dính mới từ cũng có giá 200-300 nghìn đồng. Trong khi đó chỉ vài giọt sữa tươi bạn chẳng tốn kém nhiều.
Cách khôi phục chảo chống dính bằng sữa tươi: Đầu tiên, bạn đổ sữa tươi ngập hết bề mặt chảo, đun sôi trong vòng 5 phút rồi tắt bếp. Dùng nước rửa sạch lớp sữa còn bám lại.
Mẹo phục hồi lại chảo chống dính
Sau đó, tiếp tục sử dụng như bình thường, bạn sẽ thấy đồ ăn không bị dính và nát nữa. Sau khi đun với sữa xong, hiệu quả chống dính của chảo gần như phục hồi hoàn toàn.
Lưu ý: cách này chỉ nên áp dụng với chảo bị bong tróc lớp sơn chống dính ở mức độ vừa phải. Còn với chảo bị bong tróc quá nhiều thì sẽ không đạt hiệu quả rõ rệt nữa.
Sử dụng hỗn hợp khoai tây và muối
Nếu như chảo chống dính của bạn bị mất lớp chống dính khiến cho việc chiên rán của bạn gặp khó khăn. Như vậy, bạn chuẩn bị khoai tây, rửa sạch, gọt vỏ và cắt đôi theo chiều dọc. Nhúng mặt cắt của khoai tây vào muối và dùng mặt đó để xát vào vùng chảo bị cháy. Khoai tây có chứa axit oxalic thiên nhiên có khả năng hoà tan gỉ sét, khi được kết hợp cùng muối sẽ khiến phần chát khét bị mài mòn, làm sạch hiệu quả chảo.
Hãy sử dụng một miếng gừng nhỏ
Trước khi đun nấu, bạn làm khô chảo, xát một nhánh gừng tươi lên toàn bộ lòng chảo, thành chảo, sau đó mới đổ dầu mỡ vào nấu. Gừng tươi kết hợp cùng dầu mỡ tạo ra một lớp màng trơn ngăn thực phẩm dính chảo. Đồng thời, chỉ với một miếng gừng nhỏ nhưng có thể giúp chảo của bạn làm sạch những bụi mịn có thể bắt trên mặt chảo giúp các món ăn sau khi chiên rán trở nên vệ sinh an toàn hơn rất nhiều.
Video đang HOT
Cách khôi phục lại chảo mất chống dính
Dùng rượu nho nhỏ lên chảo
Nếu như trong nhà bạn có sẵn rượu vang nho thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng vài giọt rượu nho đỏ, tráng đều qua mặt chảo sau khi làm chảo nóng rồi mới đổ dầu vào nấu ăn. Đồng thời, một chút rượu nho sẽ khiến món ăn của bạn sau khi chiên rán có mùi thơm vô cùng khác biệt.
Nước cốt chanh tươi nhỏ lên chảo
Nước cốt chanh có chứa axit tự nhiên, cách chữa chảo chống dính bị dính này rất đơn giản, bạn cắt lát và xếp những miếng chanh tươi lên chảo, đổ chút nước rồi đun sôi. Nếu các vết bẩn bám quá lâu thì hãy để hỗn hợp này qua đêm và rửa sạch chảo vào sáng hôm sau, điều kì diệu sẽ xảy ra.
Lưu ý khi dùng chảo chống dính
Khi dùng chảo chống dính muốn tăng tuổi thọ cho chảo bạn nên mua 2 chiếc riêng biệt một chiếc dùng chiên rán đồ ăn. Và một chiếc chảo dùng cho việc xào những đồ ăn có muối. Như vậy về lâu dài chảo của bạn sẽ không bị bong lớp chống dính và tăng tuổi thọ cho chảo. Ngoài ra, trong quá trình cọ rửa chảo cũng nên nhẹ nhàng cẩn thận không nên dùng nùi rẻ sắt cọ rửa chảo chống dính mà nên dùng bộp mềm như vậy sẽ bảo vệ lớp chống dính tốt hơn.
Cắt đôi chai nhựa đặt ở bồn rửa bát, lợi ích bất ngờ, nhiều người tấm tắc khen
Cắt đôi chai nhựa đặt ở bồn rửa bát - một mẹo nhỏ chỉ tốn của bạn chưa đầy 1 phút nhưng đem đến cho bạn lợi ích bất ngờ.
Trong cuộc sống hàng ngày, việc tái sử dụng và tận dụng các vật dụng thông thường có thể mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho sự tiện ích mà còn cho bảo vệ môi trường.
Ví dụ, việc cắt đôi chai nhựa và đặt chúng vào bồn rửa bát là một mẹo nhỏ nhưng lại vô cùng hữu ích. Với cách này, một vấn đề ở bồn rửa bát có thể được giải quyết "trong một thoáng".
Cắt đôi chai nhựa đặt vào bồn rửa bát có ích lợi gì?
Tác dụng của việc cắt đôi chai nhựa và đặt chúng vào bồn rửa bát là gì? Để tái sử dụng chai nhựa cho mục đích bồn rửa bát, bạn cần dùng dao hoặc kéo để cắt đôi chai.
Sau đó, bạn có thể lấy một chiếc đinh nhọn và hâm nó trên ngọn lửa cho đến khi nóng chảy. Sử dụng đinh này để đâm ra 5-6 lỗ thoát nước ở đáy chai, và sau đó đục thêm 2 lỗ ở phía trên để luồn dây treo qua. Nếu không có đinh, bạn cũng có thể sử dụng một đoạn dây thép thay thế.
Bạn có thể cắt phần trên của chai và đặt sang một bên, sau đó cắt một miếng ở giữa chai và bỏ đi, lật ngược phần trên của chai và dán vào phần đáy của chai.
Tiếp theo, bạn luồn một sợi dây qua hai lỗ đã đục trên thành chai và buộc hai đầu dây lại để tạo ra quai treo. Dán một chiếc móc ở góc bồn rửa bát và treo chai nhựa vào đó. Bằng cách này, việc cắt đôi chai nhựa và đặt chúng vào bồn rửa bát mang lại nhiều lợi ích như:
Làm giỏ đựng thức ăn thừa
Trong quá trình rửa bát, một trong những ứng dụng tiện ích của chai nhựa là làm giỏ đựng thức ăn thừa.
Sau mỗi bữa ăn, thường có một lượng nhỏ thức ăn thừa, và nhiều người thường đổ chúng vào bồn rửa bát. Tuy nhiên, giỏ lọc rác trong bồn rửa bát thường không đủ lớn để chứa lượng rác lớn, làm giảm tốc độ thoát nước và tăng nguy cơ tắc nghẽn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dùng chiếc chai nhựa cắt đôi và đặt nó vào bồn rửa bát. Khi rửa bát, bạn chỉ cần gạt các phần thức ăn thừa vào chai nhựa. Nước từ thức ăn sẽ chảy ra qua các lỗ bạn đã đục ở đáy chai. Chai nhựa có đường kính lớn sẽ giúp bạn đổ thức ăn vào một cách dễ dàng và chứa được lượng thức ăn thừa lớn hơn.
Đựng vật dụng rửa bát
Sau khi cắt đôi chai nhựa và đặt vào bồn rửa bát, bạn có thể biến chúng thành vật đựng miếng bọt biển hoặc miếng cọ thép. Nước từ các dụng cụ rửa bát sẽ chảy ra qua các lỗ nhỏ, giữ cho chúng luôn khô ráo và ngăn vi khuẩn phát triển. Bằng cách này, bạn có thể tiết kiệm không gian và duy trì sự gọn gàng trong gian bếp của mình.
Bạn có thể cắt phần trên của chai và đặt sang một bên, sau đó cắt một miếng ở giữa chai và bỏ đi, lật ngược phần trên của chai và dán vào phần đáy của chai. Giờ đây, bạn có thể giữ cho miếng bọt biển nhà bếp của mình luôn sạch sẽ mà không phải lo nó chạm vào bề mặt bẩn và nhỏ giọt khắp nơi.
Đựng dung dịch rửa bát
Nửa chai nhựa không đục lỗ có thể được sử dụng để đựng dung dịch rửa chén. Chỉ cần pha một lượng nhỏ dung dịch nước rửa bát với nước vào mỗi chai nhựa để sử dụng nhằm tiết kiệm. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng hoá chất thải ra.
Cách tái sử dụng chai nhựa
Chai nhựa không chỉ được tái sử dụng trong bồn rửa bát mà còn có nhiều ứng dụng khác trong cuộc sống hàng ngày như:
Trồng cây
Bạn có thể cắt chai nhựa làm đôi và sử dụng phần đáy làm chậu cây. Cách này không chỉ giúp giảm phát thải nhựa mà còn tạo ra các chậu mini tiện lợi để trồng cây nhỏ trong nhà hoặc ngoài trời.
Bảo quản thực phẩm
Chai nhựa có thể được sử dụng để đựng các loại thực phẩm như đường, muối, gạo, hoặc các loại gia vị khác. Chúng giúp bảo quản thực phẩm và bảo vệ chúng khỏi các yếu tố bên ngoài như độ ẩm và côn trùng.
Đựng dụng cụ nhà bếp
Chai nhựa có thể được sử dụng để tổ chức các dụng cụ nhà bếp như đũa, thìa, dao, hoặc bất kỳ đồ dùng nhỏ nào khác. Bằng cách này, bạn có thể giữ cho bếp gọn gàng và dễ dàng tiếp cận các dụng cụ cần thiết.
Đựng dầu và chất lỏng
Chai nhựa có thể được sử dụng để đựng dầu, xà phòng, hoặc các chất lỏng khác trong nhà. Chúng giúp bạn dễ dàng lưu trữ và sử dụng các chất lỏng mà không cần phải mua các bình đựng mới.
Đựng dụng cụ học tập
Bạn có thể sử dụng chai nhựa làm dụng cụ trong việc học tập hoặc giảng dạy, như làm hộp đựng bút, hộp đựng thẻ hoặc các dụng cụ khác trong lớp học hoặc trong không gian làm việc.
Rõ ràng, ngoài việc cắt đôi chai nhựa đặt ở bồn rửa bát, bạn còn có nhiều cách khác để tái sử dụng nó, bắt nó tiếp tục phục vụ con người thay vì trở thành rác và là gánh nặng cho môi trường.
Mẹ trẻ chia sẻ mẹo nhỏ làm mới ngôi nhà ngày Tết mà không 'đau ví' Mỗi dịp Tết đến, chắc hẳn chị em đều lên kế hoạch sắm sửa, làm mới ngôi nhà của mình. Tùy 'túi tiền', mỗi gia đình có cách chi tiêu khác nhau, song để trang hoàng căn nhà ngày Tết, thì nhất định bạn không thể bỏ qua những thứ sau: Thông thường, mỗi năm khi dịp Tết đến, các gia đình sẽ...