Cháo lòng chợ Bến Thành hấp dẫn tín đồ ăn đêm
Khi mà cả thành phố chìm vào giấc ngủ thì quán cháo lòng ở chợ Bến Thành (TP HCM) lại tấp nập thực khách.
Nằm ngay góc cửa Tây chợ Bến Thành (quận 1), quán cháo lòng ở đây là địa chỉ quen thuộc của những người thích ăn khuya. Bắt đầu bán từ 18h đến 3h sáng hôm sau nhưng chỉ thực sự đông khách sau 22h. Đây là thời điểm những người vừa tan ca, các bạn trẻ đi chơi về muộn… đặc biệt, khách của quán còn có nhiều gương mặt nổi tiếng trong giới nghệ sĩ ghé ăn sau một đêm diễn.
Cháo lòng ở đây rất chất lượng với một tô to đầy với rất nhiều nguyên liệu bên trong. Ảnh: Huấn Phan.
Tuy chỉ là quán vỉa hè, lại bán món cháo lòng bình dân, quán vẫn thu hút đông thực khách chính nhờ chất lượng của món ăn. Thoạt nhìn qua, tô cháo lòng ở đây không có gì khác biệt, cũng với những thành phần quen thuộc như: lòng non, gan, tim… Nhưng chỉ khi bắt đầu thưởng thức, thực khách mới có thể cảm nhận được sự ngon miệng do món ăn mang lại.
Ăn một thìa cháo lòng, cảm giác rất vừa miệng, lòng non trắng nõn, đặc, ăn vừa giòn và hơi dai, cuống họng có rất nhiều sụn ăn sần sật mà không quá béo và rất ngon miệng. Ngoài ra, trong tô cháo còn có giá sống, vừa ngon miệng vừa giúp thực khách không bị ngấy khi ăn.
Các nguyên liệu ăn kèm được làm rất sạch sẽ, khi ăn giòn sần sật ngon miệng. Ảnh: Huấn Phan.
Do chất lượng món ăn nên mức giá ở đây cũng không hề rẻ với 45.000 đồng cho một bát. Tuy giá khá cao nhưng lại rất tương xứng với món ăn. Ngồi vào bàn gọi một bát cháo, thực khách sẽ được thưởng thức một bát cháo nghi ngút khói, to đầy với rất nhiều lòng non, gan, tim, cật… bên trong.
Các nguyên liệu như: lòng non, gan, cật… của quán được làm sạch sẽ, giòn ngon nên được nhiều thực khách ưa thích. Vì vậy, rất nhiều thực khách khi ăn cháo lòng ở quán thường gọi thêm đĩa lòng để ăn kèm. Ngoài món cháo lòng, ở quán còn nhiều món ăn khác như bánh canh, bún bò, hủ tiếu… cho thực khách tha hồ lựa chọn.
Đĩa lòng ăn thêm có giá 30.000 đồng. Đây là quán cháo lòng được nhiều người đánh giá là đắt nhất Sài Gòn. Ảnh: Huấn Phan.
Nếu muốn tìm một món ăn ấm bụng khi đêm về, bạn có thể ghé thưởng thức thử món cháo lòng ở đây. Quán nằm ngay trên vỉa hè, góc đường Lê Thánh Tôn – Phan Bội Châu (quận 1). Quán bán từ 18h đến 3h sáng ngày hôm sau.
Video đang HOT
Theo Tapchaimthuc
[Chế biến] - Làm quẩy
Với cách làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng!
Với cách làm quẩy này bạn cần những nguyên liệu sau:
- 200g bột mỳ - 108g nước lạnh
- 3 muỗng canh dầu lạc (khoảng 45ml)
- Một chút muối
- 2,5 muỗng cà phê men nở, tương ứng với khoảng 12.5g, đây là thành phần quan trọng nhất để làm món quẩy giòn.
Rây 200g bột ra thố trộn lớn.
Thêm 12,5g men nở, 45ml dầu đậu phộng và một chút muối.
Từ từ đổ 110ml nước lạnh, vừa đổ vừa trộn đều.
Nhào bột bằng tay để bột đạt độ mịn đồng nhất, quá trình này mất khoảng 3 phút. Đặt bột trở lại bát, dùng bao nylon bọc kín, để ở nhiệt độ tự nhiên từ 28 - 32 độ C trong khoảng 1 giờ. Ở khâu này, độ nở, độ mềm của bột hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng men nở, cũng như tùy nhiệt độ tự nhiên, nếu trời nóng gắt, thời gian bột nở sẽ sớm hơn khi tiết trời dịu mát.
Lấy bột ra khỏi bát, đặt lên mặt phẳng có lót sẵn giấy nướng cho khỏi dính. Dùng nắm đấm tay ấn bẹp bột, sau đó nhấc bột lên, gấp bột lại, tiếp tục ấn bẹp. Lặp lại thao tác này liên tục trong 5 phút.
Đặt bột vào một túi nylon, đẩy hết không khí bên trong ra, sau đó xoắn chặt miệng túi lại. Đặt bột vào ngăn đá tủ lạnh (khoảng 4 độ C) qua đêm.
Lấy bột ra khỏi tủ lạnh, để bột ở nhiệt độ phòng trong 45 phút cho bột mềm trở lại. Quết một lớp dầu lạc lên mặt thớt khô sạch. Vừa lăn, vừa kéo dài khối bột thành một dải dài khoảng 30cm.
Sau đó cán mỏng bột thành hình chữ nhật có chiều ngang 8 -10cm (độ dài vẫn là 30cm), độ dày khoảng 0.5cm.
Bây giờ bạn phải chuẩn bị chảo rán. Để rán quẩy, bạn có thể dùng chảo nhỏ (nhưng không quá nhỏ so với chiều dài của quẩy để không làm quẩy bị biến dạng) và sâu lòng. Nếu không bạn dùng một chiếc nồi nhỏ cũng được. Ở đây, chiếc nồi sử dụng có đường kính 24cm. Lượng dầu trong nồi đạt độ sâu từ 3 - 4cm là thích hợp. Sau khi đổ dầu vào thì bắt đầu đun nóng. Có một kinh nghiệm mách nhỏ bạn là phải để lửa ở độ cho dầu sôi nhưng không bốc khói. Cắt miếng bột thành 2 đoạn cỡ 1.5 - 2cm theo chiều rộng, xếp chồng hai miếng lên nhau, dùng que xiên hoặc sống dao ấn nhẹ theo chiều dọc cho đoạn bột trên lún xuống và dính vào đoạn dưới.
Dùng hai tay cầm hai đầu quẩy, từ từ kéo dài cho đến khi gần đạt với đường kính của chảo/ nồi, kết thúc bằng thao tác xoắn nhẹ hai đầu.
Nhẹ nhàng thả quẩy vào chảo dầu, ban đầu bánh sẽ chìm xuống đáy nhưng bột nhanh chóng nở phồng và quẩy nổi lên trên mặt dầu, lượng dầu nhiều nên bạn dễ dàng dùng đũa lật bánh khi thấy quẩy ngả vàng. Thời gian này bạn cần phải liên tục lật quẩy bằng đũa để quẩy được vàng đều các mặt.
Canh cho đến khi bột nở hết cỡ, quẩy vàng ươm thì bạn có thể gắp ra, để vào đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu hoặc vỉ thưa. Mách nhỏ: Chiên bánh bằng mỡ nước là một chi tiết quan trọng làm cho vị bánh khác hẳn nếu dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước. Mỡ nước có độ nóng rất cao, bánh chiên dễ giòn xốp và thơm vị béo mạnh hơn là dùng dầu thực vật. Tùy sở thích mà chị em nội trợ dùng dầu thực vật thay cho mỡ nước nhé!
Chiếc quẩy nóng hổi đạt chuẩn khi vỏ ngoài vàng giòn, bên trong mềm sắc tráng, hơi dai dai và có kích thước lớn hơn gấp nhiều lần trước khi chiên. Hai lớp bánh dính hẳn vào nhau nhưng cũng dễ dứt ra. Nếu trong quá trình chế biến, bạn gặp một vài vấn đề nhỏ, chẳng hạn như ở khâu cán bột, khi kéo dài ra mà thấy bột không giãn mà lại đứt là bột nhồi bị khô, thiếu nước. Lúc này bạn phải thêm nước và nhồi bột kỹ chút nữa nhé! Còn nếu thấy bánh không nở xốp ở dạng gần như có rất nhiều bọng khí bên trong thì nghĩa là bột ủ chưa tới, lần tới rút kinh nghiệm chờ thêm chút nữa nhé!
Với cách tự làm quẩy này bạn mất thời gian hơn đi mua nhưng lại đảm bảo vệ sinh và giúp bạn an tâm hơn khi ăn ngoài hàng, không ngại dầu cũ hay sử dụng chất hóa học... Với món quẩy nóng giòn, bữa sáng của gia đình bạn sẽ thêm phần hấp dẫn khi dùng kèm với các món cháo. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể bọc kín quẩy sau khi chiên giòn và lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Ít nhất thì bạn cũng có thể sử dụng trong vòng 2 - 3 ngày đấy!
Cái giòn của quẩy chìm trong từng miếng cháo hay phở nóng hổi, thơm phức khiến người ăn cảm thấy rất thích miệng. Dạ dày ngày mới của bạn đảm bảo sẽ được lấp đầy, chắc nịch cho mà xem.
Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm quẩy này nhé!
Theo MNMN
Các món khó cưỡng với dân công sở ngày mưa gió Bún đậu mắm tôm hay các món vịt luôn là lựa chọn lý tưởng trong những ngày gió hiu hiu, mưa lất phất. Hà Nội đang mùa mưa ngâu. Những hôm màu trời xám xịt càng khiến dân công sở có cảm hứng tụ tập, ăn uống. 5 món dưới đây chắc hẳn được các thực khách lịch lãm này nghĩ đến nhiều...