Chào đời trong ngày Tết Độc lập, bé trai được đặt tên Quốc Khánh
Chào đời vào lúc 1h48, trở thành công dân đầu tiên tại Hà Tĩnh chào đời vào Tết Độc lập năm nay (2/9), bé trai sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh đã được gia đình đặt tên là Quốc Khánh.
Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết, vào lúc 1h48 rạng sáng nay, 2/9, sau nhiều giờ theo dõi, chờ sinh, sản phụ Lê Thị Thủy (32 tuổi, khối 18, thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê) đã hạ sinh bé trai nặng 3,2 kg.
Cháu bé chào đời đầy kháu khỉnh, mụ mẫm rất đáng yêu. Rất nhanh chóng bé hé đôi mắt nhìn ngắm thế giới mới sau hơn 9 tháng nằm ngoan trong bụng mẹ.
Mẹ tròn, con vuông khiến anh Dương Quốc Cường chồng chị Thủy và hai bên nội ngoại không giấu nổi niềm vui.
Vui mừng vì vợ con an lành, con trai lại chào đời đúng vào ngày Tết Độc lập, anh Cường cho biết, anh và gia đình đã quyết định đặt tên con trai là Quốc Khánh.
Anh Cường và con trai Quốc Khánh (Ảnh: Đặng Phương)
Gia đình anh Cường hy vọng với cái tên gắn liền với non sông đất nước, sau này lớn lên con trai sẽ trở thành một công dân có ích, đóng góp nhiều cho xã hội.
Video đang HOT
Phía Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cũng đã chúc mừng giây phút đặc biệt này của gia đình bé Quốc Khánh.
Hà Phương
Theo Dantri
Bác sĩ phải đi học võ phòng thân: Đại biểu Quốc hội lên tiếng
Các đại biểu Quốc hội tham gia phiên họp thẩm tra các báo cáo công tác của Bộ Y tế để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5 của Quốc hội "mổ xẻ" vấn đề bác sĩ bị tấn công. Điều đáng buồn được chỉ ra là xã hội đang bộc lộ thái độ coi thường với cả 2 "ông thầy" là thầy giáo và thầy thuốc...
L o ngại an toàn tại bệnh viện
Tại phiên họp, báo cáo bổ sung đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2017 và tình hình thực hiện nhiệm vụ 3 tháng đầu năm 2018, báo cáo về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn khái quát vấn đề, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người dân, có sự chênh lệch lớn giữa các tuyến, các vùng, người dân chưa tin tưởng nên vượt tuyến trên.
Hầu hết các cơ sở y tế mới chỉ chủ yếu tập trung vào chữa bệnh mà chưa có đủ điều kiện thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh. Thái độ giao tiếp ứng xử của một bộ phận cán bộ chưa tốt.
Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Tuấn, an ninh trật tự an toàn tại một số bệnh viện chưa được đảm bảo. Trong quý I năm 2018 tiếp tục xảy ra nhiều vụ hành hung, tấn công thầy thuốc khi làm nhiệm vụ tại bệnh viện sản nhi Yên Bái, bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh, bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội.
Nói về vấn đề này, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi nhận xét: "Trong xã hội có 2 "ông thầy" rất quan trọng là thầy thuốc và thầy giáo thì chúng ta đều đang có biểu hiện coi thường, chỗ này đánh thầy giáo, chỗ kia tấn công thầy thuốc. An ninh, an toàn ở bệnh viện chưa được đảm bảo. Tất cả các đại biểu quốc hội có tiếng nói chung để làm sao thay đổi nhận thức về vấn đề này", ông Bùi Sĩ Lợi lên tiếng.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TPHCM) phân tích, cần xem xét khía cạnh pháp luật của vấn đề, liệu có thể khép tội người tấn công bác sĩ là tấn công người thi hành công vụ hay không, chứ không phải chỉ gây rối trật tự công cộng thông thường. Bà Lan cho rằng, nếu không xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, việc tấn công bác sĩ sẽ còn tiếp tục
Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) bày tỏ, ông rất buồn khi thấy hình ảnh bác sĩ không đi học để nâng cao trình độ mà lại phải đi học võ để tự bảo vệ mình. Ông Thắng lo ngại, việc này có thể dẫn tới tâm lý làm đối phó, làm cho xong của bác sĩ, vì lo sự an toàn của mình.
Ông Thắng cũng chia sẻ cảm nhận, dường như ngành y tế còn đơn độc trong vấn đề này. Các đại biểu Quốc hội cần có nhận thức chung và cần lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa chống lại vấn nạn bạo hành trong bệnh viện, để trả lại môi trường làm việc an toàn cho các y bác sĩ.
Một số đại biểu thậm chí còn gợi ý quy kết hành vi tấn công bác sĩ như tấn công phi công đang làm nhiệm vụ.
Bác sĩ bị đâm chết, trên bàn thờ chỉ có ống nghe...
Phúc đáp những ý kiến này, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết: "Giai đoạn vừa qua có một điều khiến chúng tôi rất phấn khởi là sự nhìn nhận từ Quốc hội, Chính phủ, đặc biệt là dư luận xã hội đối với ngành y tế đã thay đổi. Các cơ quan đã có nhìn nhận, đánh giá khách quan về những việc ngành y tế có những cố gắng, nỗ lực, dù còn nhiều tồn tại nhưng kết quả đạt được cũng không ít".
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên thẩm tra của UB Các vấn đề xã hội
Tuy vậy, bản thân Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại than "ngành y tế còn đơn độc".
"Vấn đề nhân viên y tế bị tấn công, tôi cũng thấy là nghị trường phải nóng. Chúng tôi cảm thấy đơn độc trong cuộc chiến chống bạo lực. Bản thân tôi đã phải 2 lần xuất hiện trên truyền hình để nói về vấn đề này, dù không muốn lên tí nào cả, mặt mũi thì nhăn nhó" - Bộ trưởng Y tế xót xa trường hợp bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình, lãnh đạo ngành đến thắp hương, trên bàn thờ chỉ thấy mỗi cái ống nghe, cái mũ bộ đội, bộ quần áo bác sĩ...
Bộ trưởng Tiến cũng cho rằng, mô hình chốt công an trong bệnh viện cần được phát huy, dù một số ý kiến cho rằng không khả thi.
Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh quả quyết với Bộ trưởng là "ngành y tế không đơn độc" mà luôn có UB Các vấn đề xã hội sát cánh. Mặt khác, bà Thúy Anh cho rằng, pháp luật cũng đã thể hiện thái độ nghiêm khắc với những hành vi này. Cụ thể, Bộ luật hình sự quy định về các tội "cố ý gây thương tích", "giết người"... có cả tình tiết định khung tăng nặng với những trường hợp người phạm tội gây tổn hại sức khỏe cho người chăm sóc sức khỏe cho mình.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện tổng số người hành nghề trong toàn quốc là gần 250.000 người, trong đó có khoảng 64.000 bác sĩ, 54.000 y sĩ.
P.Thảo
Theo Dantri
Chủ tịch huyện nói gì về việc bị tiểu thương đổ tiết lợn lên người? Trong quá trình kiểm tra việc giết mổ gia súc, an toàn thực phẩm tại chợ Sơn ở thị trấn Hương Khê (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), Chủ tịch huyện và đoàn liên ngành bị một người dân đổ tiết lợn lên người. Ngày 26.2, thông tin từ Công an huyện Hương Khê cho biết, đoan vị này đã ra quyết định khởi...