Cháo củ mài chữa bệnh đường ruột
Củ mài còn gọi là khoai mài, hoài sơn, là loại cây mọc hoang rất nhiều ở vùng rừng núi nước ta hoặc được trồng. Từ củ mài, người ta chế biến nhiều món ăn ngon, ngoài ra củ mài sau khi chế biến còn là vị thuốc được dùng nhiều trong Đông y (gọi là hoài sơn hay sơn dược).
Bộ phận dùng là rễ phình ra thành củ, dùng sống thường gọi là củ mài. Thành phần: trong củ mài chủ yếu có tinh bột, protein, allatoin, các acid amin, ngoài ra có nhiều nguyên tố vi lượng. Theo Đông y, củ mài vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, phế, thận và vị. Có tác dụng kiện tỳ, bổ thận, nhuận phế, sinh tân, ích tinh sáp niệu. Dùng cho các chứng tỳ hư, phế hư, thận hư với các triệu chứng ăn kém, chậm tiêu, tiêu chảy, gày còm mỏi mệt, ho lâu ngày, di tinh liệt dương, đái dắt tiểu ít, đái hạ (huyết trắng), tiểu đường… Xin giới thiệu một số món ăn – bài thuốc chữa bệnh đường ruột từ cháo bột củ mài.
Nước bột gạo củ mài: Củ mài 100g, khiếm thực 100g, xuyên tiêu 30g, gạo nếp 1.000g, đường trắng 30g. Gạo nếp ngâm một đêm, vo sạch, để khô, rang chín, tán bột. Củ mài, khiếm thực, xuyên tiêu đều sao qua, tán bột. Trộn đều hai thứ bột với nhau để sẵn. Mỗi lần ăn, lấy 30 – 60g pha với nước sôi, đường trắng. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chán ăn, chậm tiêu do tỳ vị hư nhược.
Hồ cháo củ mài:
Video đang HOT
Củ mài, số lượng tuỳ ý, sao vàng tán bột để sẵn, để khuấy bột với nước cơm, nước hồ, thêm ít muối ăn. Dùng cho các bệnh nhân kiết lỵ, tiêu chảy.
Cháo củ mài: Sơn dược 30g, gạo nếp 50g. Nấu cháo thêm đường trắng, muối ăn tuỳ ý. Ăn quanh năm, ăn phụ sáng và tối, ăn nóng. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, tiêu chảy, hội chứng lỵ mạn tính, hư lao, khí huyết hư, chán ăn, khô miệng khát nước, táo bón.
Cháo củ mài ý dĩ: Sơn dược 30g, ý dĩ 30g, hạt sen bỏ tâm 15g, đại táo 10 quả, gạo tẻ 50 -100g. Tất cả nấu cháo thêm đường, muối. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư, ăn kém chậm tiêu, trướng bụng, tiêu chảy, mệt mỏi toàn thân.
Kiêng kỵ: Người có thấp nhiệt thực tà không được dùng.
Theo SKĐS
Quý ông 'hoành tráng' nhờ cá trê
Cá trê (tùy theo địa phương) còn gọi là cá hẻn... tên khoa học Siluse Clarida, họ cá trê (Claridae). Đông y cho rằng, cá trê có tác dụng dưỡng huyết điều kinh, làm da hồng hào tươi nhuận, chữa đau lưng mỏi gối, chóng mặt, di tinh, suy giảm tình dục, giảm cân, chữa chảy máu cam...
Cá trê - món ăn giúp quý ông tự tin hơn khi "yêu". Ảnh: Internet
Cá trê có vị cam, tính ôn, tác dụng ích âm, ích khí, giảm đau, khai vị, thúc đẩy tạo sữa, lợi tiểu, tiêu thũng... Song cá trê cũng giàu dinh dưỡng, có tới 16,5 protein, 11,9 lipid, các vi lượng như Ca, P, Fe, nhiều vitamin nhóm B, PP, D... nên trong các y thư cổ như Danh y biệt lục nói có những món ăn thuốc công hiệu trị liệu nhiều bệnh chứng.
Chữa suy giảm tình dục: Cá trê 1 - 2 con, làm sạch nhờn, bỏ mang, ruột (chú ý phải giữ đầu cá trê lại bởi nó là chủ vị), đậu đen 40g (ngâm trong nước từ 4 - 5 giờ vớt ra). Cho dầu vào chảo đợi nóng mới bỏ cá trê cùng 2 miếng gừng, tỏi, tiếp cho đậu đen và một bát nước nấu sôi thì hạ lửa nhỏ hầm trong 1 giờ cho cá và đậu nhừ, cho gia vị vừa miệng. Ngày ăn 1 lần. Món ăn này còn có công hiệu cho những người làm việc trí óc nhiều.
Làm bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh (do tỳ, thận lưỡng hư biểu hiện huyết hư, kinh ít, có hiện tượng quầng mắt, da mặt xanh sạm, phân lỏng, tiểu đêm): Cá trê con 250g, đậu đen 150g. Cá trê làm sạch, bỏ mang, ruột, cắt khúc, cho vào nồi cùng đậu đen hầm nhừ, nêm gia vị, ăn nóng.
Làm kiện tỳ, bổ thận, hành huyết, hoạt huyết, bổ khí huyết (chữa quầng mắt thâm, tăng cường nhuận da, chữa đau lưng, mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt ù tai, đàn ông di tinh, phụ nữ rối loạn kinh nguyệt): Cá trê con 500g, hồng hoa 12g, đậu đen 160g, trần bì 3g.
Làm sạch cá, bỏ ruột, cho hồng hoa vào túi vải, đậu đen rang cho nứt vỏ. Sau lấy 500ml nước đun sôi, cho tất cả vào nồi, đậy kín vung, đun nhỏ lửa cho sôi nhẹ trong 2 giờ đến khi thấy đậu nhừ là lấy ra ăn nóng. Tuy nhiên, những người âm hư hỏa vượng, phụ nữ có thai không dùng món ăn này.
Bổ huyết, nhuận phế, ích khí, làm da hồng hào, tươi nhuận, đen tóc: Cá trê 1 con 500g, sườn lợn 300g, mạch môn đông 16g, sa sâm 12g, tỳ bà diệp 12g, đậu ván tươi 12g, hạnh nhân 8g, đảng sâm 20g, gừng tươi 2 lát. Cá làm sạch bỏ ruột, sườn chặt miếng, giã nhuyễn gừng ướp với sườn và cá. Các vị thuốc cho vào túi vải buộc miệng, cho vào 1.000ml nước sắc kỹ, nhỏ lửa trong 1 giờ thì bỏ túi thuốc ra, cho cá và sườn vào nước thuốc nấu trong 1 giờ, bắc ra ăn nóng. Ngày ăn 1 lần, cần ăn trong 7 - 10 ngày.
Làm da nhuận tươi hồng hào: Cá trê vàng nấu với rau mồng tơi thành canh ăn mỗi tuần 1 lần, cần ăn liền vài tuần.
Theo TPO
10 cách để 'phản công' stress Stress luôn là kẻ thù nguy hiểm phải đề phòng. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây ra nhiều căn bệnh về tâm thần kinh (như mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm...); bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu...