Chánh Văn Phòng Bộ Công an: Công ty Việt Á đã “lại quả” 800 tỉ đồng
Từ việc nâng khống giá thiết bị Công ty Việt Á đã thu về 500 tỉ đồng và doanh nghiệp này đã chi “hoa hồng” gần 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit xét nghiệm.
Chiều nay 7-1, trao đổi với Báo Người Lao Động, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết trong vụ án xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị liên quan, Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an đã khởi tố 19 bị can về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết thêm theo lời khai ban đầu, Phan Quốc Việt (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Việt Á) thừa nhận đã cấu kết với nhiều bị can khác để nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%.
“Từ việc nâng khống giá thiết bị, Việt Á thu về hơn 500 tỉ đồng. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã chi hoa hồng gần 800 tỉ đồng cho các đối tác để được cung ứng kit”- Trung tướng Xô nêu rõ.
Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỉ đồng, 100.000 USD và tạm giữ trên 4,8 tỉ đồng do một số người có liên quan tự nguyện giao nộp.
Theo Trung tướng Tô Ân Xô, Bộ Công an tiếp tục mở rộng điều tra, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các yêu cầu của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đối với vụ án nhằm ngăn chặn và loại bỏ “biến thể Việt Á” trong tương lai.
Video đang HOT
Tổng Giám đốc Công ty Việt Á Phan Quốc Việt (bìa trái, ảnh trên) và các bị can thuộc Công ty Việt Á.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hải Dương và các đơn vị, địa phương liên quan. Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố các bị can, trong đó có Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Mở rộng điều tra vụ án, C03 đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án về các tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ án này.
Kết quả điều tra cho thấy Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với lãnh đạo nhiều cơ sở y tế và đơn vị liên quan trên cả nước, trong đó có Hải Dương và Nghệ An nhằm hợp thức hồ sơ chỉ định thầu. Mục đích để được cung ứng kit xét nghiệm. Qua đó, Việt Á đã bán sản phẩm đến 62 tỉnh, thành phố với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Tại CDC Hải Dương, cơ quan điều tra làm rõ Việt ký 5 hợp đồng cung ứng kit xét nghiệm với tổng trị giá 151 tỉ đồng. Sau đó, Phan Quốc Việt và cấp dưới đã chi “lại quả” ngoài hợp đồng, đưa hối lộ cho ông Phạm Duy Tuyến (Giám đốc CDC Hải Dương) 27 tỉ đồng. Đối với CDC Nghệ An, đơn vị này nhận kit xét nghiệm của Công ty Việt Á thông qua 4 gói thầu với giá trị 28 tỉ đồng để cung cấp vật tư, sinh phẩm (2 gói chỉ định giá trị 18,5 tỉ đồng, 2 gói còn lại đấu thầu rộng rãi).
Về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với: Nguyễn Minh Tuấn (nguyên vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế); Nguyễn Nam Liên (Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế); Trịnh Thanh Hùng (Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ).
Cơ quan điều tra xác định, có căn cứ xác định dấu hiệu sai phạm trong việc quản lý, nghiên cứu, chuyển giao Đề tài khoa học về sản phẩm Kit xét nghiệm Covid-19 tại Bộ Khoa học và Công nghệ và trong việc cấp phép đăng ký lưu hành tạm thời (theo Quyết định số 774/QĐ-BYT ngày 4-3-2020), cấp phép đăng ký lưu hành chính thức (theo Quyết định số 5071/QĐ-BYT ngày 4-12-22020) sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19, việc hiệp thương giá sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19 với Công ty Việt Á tại Bộ Y tế.
Nóng: Cục Cảnh sát hình sự chỉ đạo các địa phương rà soát đơn tố cáo liên quan tiền từ thiện
Với trách nhiệm của Cục Cảnh sát hình sự, hiện đơn vị đang cho lực lượng hình sự địa phương tiến hành rà soát xem có nhận được đơn trình báo liên quan đến vấn đề tiền từ thiện để tập hợp chỉ đạo.
Chiều 22/9, trao đổi với PV, lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự (C02, Bộ Công an) cho biết, thời gian vừa qua trên báo chí và mạng xã hội đăng tải nhiều bài viết, thông tin liên quan đến những lùm xùm trong vấn đề từ thiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt ở miền Trung.
Với trách nhiệm của Cục Cảnh sát hình sự, hiện đơn vị đang cho lực lượng hình sự địa phương tiến hành rà soát xem có nhận được đơn trình báo để tập hợp chỉ đạo.
"Bây giờ chúng tôi đang tiến hành rà soát vì trên báo, mạng nói rất nhiều về vấn đề người nọ tố cáo người kia.
Hiện chúng tôi đang rà soát công an các địa phương để xem có địa phương nào nhận được đơn thư tố cáo như thế nào để nắm bắt và chỉ đạo...", lãnh đạo Cục Cảnh sát hình sự nói.
Theo thông tin trên tờ Tuổi Trẻ, Bộ Công an đã tiếp nhận đơn tố cáo và điều tra các thông tin liên quan đến vấn đề tiền từ thiện, việc huy động từ thiện của các cá nhân khiến dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua.
Trao đổi với báo chí bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ trước đó, Trung tướng Tô Ân Xô - chánh Văn phòng Bộ Công an cho rằng việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai... là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam.
Đây là việc làm mà Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp, vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.
Trong khi đó, pháp luật cũng quy định cụ thể việc vận động, tiếp nhận, phân phối, sử dụng nguồn đóng góp hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn, thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng hay bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Cụ thể, các khoản quyên góp, hỗ trợ mà các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phải được phân bổ, sử dụng và thực hiện "kịp thời, đúng mục đích, đối tượng, minh bạch, công khai".
Pháp luật quy định, nghiêm cấm sử dụng hoạt động cứu trợ, thiện nguyện để vụ lợi hay gian lận, báo cáo sai sự thật để chiếm đoạt tiền, hàng do các cá nhân, tổ chức quyên góp.
Trung tướng Tô Ân Xô khẳng định, với những trường hợp có dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản là tiền, hàng từ hoạt động quyên góp ủng hộ, cơ quan chức năng sẽ xem xét, xử lý với tội danh là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo ông Xô, việc minh bạch số tiền quyên góp được không khó bởi "việc nhận bao nhiêu, chi bao nhiêu là con số số học, nên hoàn toàn có thể làm được", nên mong những người đứng ra kêu gọi cố gắng minh bạch.
Trước đó, Công an TP.HCM xác nhận đã nhận đơn tố cáo của ông Huỳnh Minh Hưng - tức ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng - tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc Công ty Đại Nam về hành vi "làm nhục người khác", "vu khống", và "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông".
Vợ chồng ca sỹ Thuỷ Tiên cũng đã nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình.
Ngoài ra, nam danh hài Hoài Linh cũng đã có đơn tố cáo bà Phương Hằng lên công an.
Bên cạnh đó, ca sĩ Vy Oanh làm đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng lên Công an TP.HCM vì cho rằng bà xúc phạm danh dự, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cô và người thân.
Bộ Công an hỗ trợ ngăn chặn tội phạm ở TP HCM Bộ Công an hỗ trợ công an các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP HCM, đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn tội phạm bùng phát. Ngày 23/8, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an, cho biết tình hình dịch bệnh kéo dài dẫn đến nhiều loại tội phạm lộng hành (như trộm cắp, cờ bạc, chống...