Chánh án tòa Tối cao nói về vụ thẩm phán dùng bằng giả
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình khẳng định, ông hoàn toàn ủng hộ Trường ĐH Luật Hà Nội trong việc không phục hồi bằng cử nhân luật đã thu hồi trước đó…
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 23-10, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bìnhkhẳng định, ông hoàn toàn ủng hộ Trường ĐH Luật Hà Nội trong việc không phục hồi bằng cử nhân luật đã thu hồi trước đó của bà Nguyễn Thị Nga – nguyên Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên vì sử dụng bằng tốt nghiệp cấp 3 giả.
Năm 2017, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi văn bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đã cấp cho bà Nguyễn Thị Nga – sinh ngày 19-7-1976, Thẩm phán TAND thành phố Thái Nguyên vì phát hiện bà này sử dụng bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông giả.
Sau đó, từ đề nghị của TAND Tối cao, Chủ tịch nước đã ban hành Quyết định cách chức thẩm phán sơ cấp đối với bà Nguyễn Thị Nga do sử dụng bằng phổ thông trung học không hợp pháp.
Tuy nhiên, bà Nga đã tham dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại tỉnh Thái Nguyên và được cấp bằng tốt nghiệp ngày 10-9-2018.
Video đang HOT
Theo Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, bà Nguyễn Thị Nga đã có đơn gửi tòa án đề nghị công nhận bằng tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội. Tuy nhiên đây không phải thẩm quyền của tòa án nên cơ quan này đã có văn bản chuyển đơn tới Trường ĐH Luật Hà Nội để có trả lời chính xác nhất.
“Tôi ủng hộ Trường ĐH Luật Hà Nội trong việc không phục hồi bằng cử nhân luật đã thu hồi trước đó của bà Nguyễn Thị Nga. Một trong những phẩm chất căn bản nhất của thẩm phán là trung thực. Trước đó, TAND Tối cao đã đề nghị và Chủ tịch nước đã đồng ý cách chức thẩm phán rồi. Dẫu sau này bà Nga bằng cách nào đó có bằng ĐH Luật thì cũng không thể trở thành thẩm phán được nữa”- Chánh án Nguyễn Hòa Bình khẳng định.
Ông Bình nhấn mạnh, văn bản của TAND tỉnh Thái Nguyên, TAND Tối cao gửi tới Trường ĐH Luật Hà Nội chỉ là hoạt động chuyển đơn đề nghị giải quyết bình thường, không có dấu hiệu nào thiếu minh bạch.
Đ.MINH
Theo nguoitieudung
Chánh án TANDTC: Vụ án Hoàng Công Lương chưa thể nói được oan hay không
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, việc TAND TP Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương là rất đúng đắn. Thời điểm hiện tại, vụ án này đang quay lại vòng tố tụng tiếp theo, do đó, chưa thể nói vụ án này oan hay không oan.
Ngày 20.6, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã tổ chức họp báo về tình hình triển khai công tác của các tòa án trong 6 tháng đầu năm 2018.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hôm 29.5.2017, đặc biệt là vấn đề liên quan đến bác sĩ Hoàng Công Lương, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, đây là phiên tòa được tiến hành công khai, minh bạch, đúng theo các quy định của tố tụng và theo tinh thần cải cách tư pháp.
Theo đó, tất cả các ý kiến và chứng cứ của các bên như như luật sư, công tố, bị cáo, cơ quan điều tra đều được đưa ra trước tòa, được Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét thận trọng. Tại phiên tòa này, theo quy định của luật mới và theo tinh thần cải cách tư pháp, HĐXX đã mời đến tòa tất cả những người có liên quan và nhiều đối tượng khác, tuy nhiên, vẫn còn một số đối tượng vì lý do khác nhau đã không có mặt tại tòa.
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Chánh án TANDTC cho rằng, việc TAND TP Hòa Bình đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án trên là rất đúng đắn. Ngoài ra, "điểm cộng" của bản quyết định này đã nêu được kiến nghị, yêu cầu vòng tố tụng tiếp theo phải làm để đảm bảo cho vụ án được sáng tỏ, tránh oan sai và bỏ lọt tội phạm. Theo đó, đã kiến nghị phải khởi tố một số đối tượng và kiến nghị phải làm rõ một số đối tượng có hành vi liên quan, nếu rõ thì cũng sẽ khởi tố.
"Ban đầu định khởi tố tại tòa, nhưng mà sau đó cân nhắc nhiều mặt, để cho chắc chắn HĐXX chỉ có kiến nghị khởi tố thôi. Đặc biệt, đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, thì HĐXX cũng yêu cầu phải làm rõ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, cũng phải xem xét một cách toàn diện"- ông Nguyễn Hòa Bình nói.
Theo ông Nguyễn Hòa Bình, thời điểm này vụ án trên đang quay lại vòng tố tụng tiếp theo, nên chưa thể nói được oan hay không oan.
Bác sĩ Hoàng Công Lương.
"Tôi rất ấn tượng với câu hỏi của HĐXX đối với bác sĩ Lương "anh là người trực tiếp điều trị cho 18 bệnh nhân mà tử vong nhiều người như thế lương tâm anh có cắn dứt không?, anh có cảm thấy băn khoăn hay trách nhiệm gì trong sự việc này không?". Đây là một câu hỏi nếu như mà tòa án chưa tuyên gì, thì trước hết tòa án lương tâm cũng rất dằn vặt. Nếu chúng ta không tạo ra một án lệ, từ nay về sau nếu như có sự cố chết người hàng loạt như thế thì mọi việc đều vô sự sao?" - ông Nguyễn Hòa Bình cho biết.
Về thắc mắc của phóng viên, việc đại biểu Quốc hội phát biểu ý kiến để bày tỏ quan điểm của mình về vụ án này có làm cản trở quá trình điều tra hay xét xử không?, Chánh án TANDTC cho rằng đó là quyền của các đại biểu, đại biểu có quyền đưa ra ý kiến cá nhân của mình.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hòa Bình cho biết, đối với chánh án, những người có trách nhiệm nếu phát biểu khi vụ án đang điều tra, khi vụ án chưa hoặc đang xét xử mà nói là có tội hay không có tội - đó chính là sự can thiệp một cách gián tiếp vào tính độc lập của HĐXX.
Theo Nguyễn Dương (Dân Trí)
Vụ BS Hoàng Công Lương: Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình lên tiếng Sáng nay (30.5), bên hành lang Quốc hội, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có trao đổi nhanh với báo chí xung quanh vụ án xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương. Chánh án Nguyễn Hòa Bình (Ảnh T.C). Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết: Trong quy chế đạo đức của ngành Tòa án...