Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình chia sẻ trước phiên chất vấn
“Tôi không biết các Bộ trưởng, trưởng ngành khác áp lực thế nào khi đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội, còn tôi sẽ cố gắng làm sao đáp ứng yêu cầu của đại biểu Quốc hội (ĐBQH)”, ông Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao chia sẻ với báo giới trước phiên đăng đàn trả lời chất vấn.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình (Ảnh: PV)
Thưa ông, là người đứng đầu ngành Tòa án, ông có suy nghĩ gì khi chuẩn bị bước vào phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội?
- Tôi đã chuẩn bị tất cả những nội dung đáng chú ý của ngành có thể các ĐBQH sẽ quan tâm đặt câu hỏi. Nội dung “ nóng” thế nào sẽ phụ thuộc vào phần câu hỏi chất vấn của các ĐBQH. Tôi chưa biết ĐBQH hỏi vấn đề gì nhưng tất cả câu chuyện liên quan đến trách nhiệm của ngành chúng tôi đều phải chuẩn bị chu đáo.
Chúng tôi cũng rất mong các ĐB hiểu và chia sẻ với những khó khăn của ngành, còn tất cả yêu cầu ĐB, của cử tri chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng. Về vấn đề tăng cường xử nghiêm những sai phạm trong ngành nếu được ĐB đề cập chúng tôi sẽ giải đáp cho nội dung này.
Ông đã từng đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội khi còn là Viện trưởng Viện KSND Tối cao, lần này lại đăng đàn trên cương vị là tư lệnh ngành Tòa án, ông thấy áp lực lớn nhất với người trả lời chất vấn là gì?
- Tôi không biết các Bộ trưởng, trưởng ngành khác áp lực thế nào, đối với tôi sẽ cố gắng làm sao đáp ứng yêu cầu của ĐB. Ngoài đáp ứng yêu cầu trong các câu hỏi của ĐB, tôi cũng muốn truyền tải đến toàn hệ thống của ngành Tòa án về đòi hỏi của Quốc hội, của nhân dân với việc nâng cao trách nhiệm và chất lượng xét xử.
Video đang HOT
Điều mong muốn của các ĐBQH, của cử tri là người trả lời chất vấn đi thẳng vào câu hỏi, ông sẽ đáp ứng vấn đề này?
- Tôi nghĩ mong muốn của ĐBQH, của cử tri là chính đáng cần phải thực hiện, tôi không nề hà gì vấn đề đó cả.
Thưa ông, công tác cải cách tư pháp vừa qua tiến có kết quả thế nào so với yêu cầu thực tế đặt ra?
- Thực ra không có quốc gia nào đánh giá là mình có nền tư pháp hoàn hảo, cuộc sống luôn luôn vận động và các đòi hỏi của người dân ngày càng cao. Thực tế diễn ra luôn phong phú hơn các quy định của luật, nên nhu cầu cải cách tư pháp là nhu cầu tất yếu nhưng lại là thường xuyên, bao giờ cũng mong muốn tiến đến sự hoàn thiện nhất phục vụ dân.
Nói kết quả của cải cách tư pháp đạt được bao nhiêu phần trăm thì không thể đánh giá được, chỉ có điều chúng ta cố gắng phục vụ tốt nhất nhân dân.
Đến năm 2020 kết thúc chiến lược cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Tôi nghĩ là sau 2020 vẫn cần tiếp tục có đổi mới, vì đó là yêu cầu chung, lĩnh vực tư pháp cần tiến mạnh về cả cơ sở hạ tầng pháp lý và việc xây dựng đội ngũ cán bộ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong hoạt động của ngành.
Thực hiện Nghị quyết 49 chúng ta làm được rất nhiều việc, phải khằng định như thế. Trước hết về xây dựng hạ tầng pháp lý chúng ta đã có bước tiến dài trong cải cách pháp luật. Sau khi có Hiến pháp 2013 là một loạt các đạo luật về cải cách tư pháp. Những chế định để bảo đảm quyền con người được cụ thể hóa ở các đạo luật
Thứ hai, chúng ta có những nguyên tắc tư pháp tiến bộ như của thế giới, ví dụ như nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng, đây được xem là những nguyên tắc tư pháp tiến bộ hiện nay.
Tiến bộ nữa trong việc thực hiện cải cách tư pháp là xây dựng được đội ngũ các chức danh tư pháp, đã lớn mạnh hơn trước rất nhiều, kể cả điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và cả các chức danh khác như giám định viên, thi hành án.
Đội ngũ cán bộ lớn về mặt số lượng, được nâng cao về mặt chất lượng, được đào tạo bài bản hơn, rất nhiều người có học vị cao hơn so với trước. Riêng đội ngũ thẩm phán và điều tra viên 100% có trình độ Đại học và cao hơn. Trong thực thi công vụ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ cũng được nâng cao.
Xin cảm ơn ông (!)
“Có thể nói trong điều kiện kinh tế còn khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã tăng cường đầu tư nguồn lực nhất định để thực hiện công tác cải cách tư pháp. Chúng ta hình thành được tổ chức, cơ chế tuân thủ nguyên tắc Hiến định, từ đó quyền lực có phân công, phối hợp, kiểm soát lẫn nhau”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình.
Theo Danviet
Đến tháng 7.2018, mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 90.000 đồng
Nghị quyết của Quốc hội đã giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định.
Kết quả Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.
Sáng 13.11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.319.200 tỷ đồng (một triệu, ba trăm mười chín nghìn, hai trăm tỷ đồng); tổng số chi ngân sách nhà nước là 1.523.200 tỷ đồng (một triệu, năm trăm hai mươi ba nghìn, hai trăm tỷ đồng).
Mức bội chi ngân sách nhà nước là 204.000 tỷ đồng (hai trăm linh bốn nghìn tỷ đồng), tương đương 3,7% tổng sản phẩm trong nước (GDP), gồm: Bội chi ngân sách trung ương là 195.000 tỷ đồng (một trăm chín mươi lăm nghìn tỷ đồng), tương đương 3,54%GDP; bội chi ngân sách địa phương là 9.000 tỷ đồng (chín nghìn tỷ đồng), tương đương 0,16%GDP.
Tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc của ngân sách nhà nước là 363.284 tỷ đồng (ba trăm sáu mươi ba nghìn, hai trăm tám mươi bốn tỷ đồng).
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao Chính phủ thưc hiên môt sô biên phap điêu hanh nhiêm vu tai chinh - ngân sach năm 2018:
Điêu hanh thân trong chinh sach tài khóa, phối hợp chăt che vơi chính sách tiên tê nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Siêt chăt kỷ luật tài chính - ngân sách, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước đúng quy định của pháp luật. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các luật thuế, phí và lệ phí. Trong giai đoạn 2018-2020, tiêp tuc thực hiện điều tiết 100% số thu thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm xăng, dầu của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn về ngân sách trung ương; giữ ổn định tỷ lệ phân trăm (%) phân chia sô thu thuê bao vê môi trương đôi vơi san phâm xăng, dâu trong nước và nhập khẩu như đối với năm 2017.
Thu vào ngân sách nhà nước 72% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà, lợi nhuận được chia từ Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro" và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2018; số tiền còn lại (28%) đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1.7.2018.
Giao các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương tiếp tục thực hiện các quy định về chính sách tạo nguồn cải cách tiền lương kết hợp triệt để tiết kiệm chi gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bảo đảm tự cân đối nhu cầu tăng chi do điều chỉnh mức tiền lương cơ sở trong phạm vi dự toán ngân sách được giao...
Theo Danviet
Đại biểu đề xuất tuổi nghỉ hưu nam nữ như nhau tạo bình đẳng giới Sáng nay (9.11), Quốc hội đã báo cáo và có những thảo luận về việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới lên thảo luận tại nghị trường. Trong phiên thảo luận nhiều đại biểu cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hưu của nữ bằng nam. Trước phiên thảo luận chính, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung đã...