Chánh án TAND Tối cao lên tiếng vụ xe container tông Innova đi lùi trên cao tốc
Sáng 6/11, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, Tòa Tối cao đã yêu cầu TAND tỉnh Thái Nguyên chuyển toàn bộ hồ sơ gốc liên quan đến vụ án tài xế xe container đâm xe Innova đi lùi trên cao tốc làm 4 người chết, để xem xét.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trao đổi sáng 6/11.
Cụ thể, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình trao đổi bên hành lang Quốc hội về phiên toà đang tạo “sóng” dư luận khi lái xe container bị tuyên phạt mức án 6 năm tù ; HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Thái Nguyên xác định tài xế container đã vi phạm quy định, không “giữ khoảng cách” với chiếc ô tô đang chạy lùi trên cao tốc, gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng.
“Hiện tại chưa có hồ sơ nên tôi chưa thể nói gì. Tuy nhiên, sau khi nhận được hồ sơ gốc chúng tôi sẽ tổ chức buổi làm việc không chỉ với các cơ quan tố tụng mà còn cả chuyên gia và có ý kiến sau”, Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói.
Cũng thông tin về vụ việc này, Trưởng Ban Dân nguyện của UB Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, tính tới đầu giờ sáng nay 6/11, cơ quan này chưa nhận được đơn thư của gia đình tài xế container về vụ việc nhưng sẽ ưu tiên xem xét ngay khi nhận được đơn vì đây là sự việc đang được dư luận quan tâm.
Bà Hải giải thích, hàng ngày, Ban Dân nguyện nhận được rất nhiều đơn thư và qua báo chí, bà biết vợ của tài xế container Lê Ngọc Hoàng đã có đơn gửi các cơ quan chức năng trong đó có Ban Dân nguyện về quyết định của TAND cấp sơ thẩm khi xử vụ án này.
Theo hồ sơ, ngày 19/11/2016, Ngô Văn Sơn lái chiếc xe Innova chở 10 khách từ Bắc Ninh lên TP Thái Nguyên ăn cưới. Chiều cùng ngày, Sơn lái xe chạy quá nút giao Yên Bình ( thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) nên điều khiển xe lùi xe lại để đi ra nút giao.
Video đang HOT
Đúng lúc này, tài xế Lê Ngọc Hoàng lái chiếc xe đầu kéo kéo theo rơ-moóc đi thuận chiều trên cao tốc với tốc độ 60 – 65km/giờ. Khi đến gần nút giao thấy chiếc Innova phía trước đang bật đèn phanh đỏ, tài xế Lê Ngọc Hoàng không phanh giảm tốc mà quan sát gương chiếu hậu. Do phía sau có ôtô khác đang vượt lên, Hoàng không thể chuyển làn, nên đã tông vào đuôi chiếc Innova khiến 4 người tử vong tại chỗ.
Hiện trường vụ tai nạn kinh hoàng ngày 19/11/2016.
Cơ quan tố tụng cáo buộc tài xế Lê Ngọc Hoàng không giữ tốc độ và khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước nên tại bản án sơ thẩm tuyên buộc Hoàng 8 năm tù. Đến khi xét xử phúc thẩm, TAND tỉnh Thái Nguyên đã giảm án cho Hoàng còn 6 năm tù, Sơn còn 9 năm tù.
Suốt quá trình tố tụng, gia đình bị cáo Lê Ngọc Hoàng liên tục có đơn thư kêu oan gửi tới các cơ quan trung ương. Ngay sau khi tuyên án, nhiều ý kiến cho rằng bản án chưa đảm bảo tính khách quan, công bằng và còn nhiều thông tin mâu thuẫn.
P.Thảo
Theo Dantri
Chánh án TAND Tối cao: "Đặc xá thời gian qua có vẻ làm hơi quá"
Dẫn chứng việc 10 năm đặc xá trên 85 nghìn người, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đồng tình với đánh giá của nhiều đại biểu Quốc hội: "Đặc xá trong thời gian qua có vẻ làm hơi quá". Hội đồng xét xử để tăng án thêm 6 tháng thì phải họp cân nhắc và chịu trách nhiệm rất lớn, trong khi mỗi đợt đặc xá lên tới khoảng 10.000 người.
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Đặc xá sáng 11/6, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cho rằng, thời điểm đặc xá nhân ngày lễ lớn nên quy định chỉ đặc xá vào năm chẵn, nếu áp dụng rộng quá sẽ làm mất ý nghĩa đặc xá. Chỉ nên áp dụng đặc xá với những đối tượng nhất định, không nên quy định đặc xá các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm khủng bố.
Để khắc phục tình trạng đặc xá quá nhiều, đại biểu Phạm Đình Cúc (Bà Rịa-Vũng Tàu) đề nghị chỉ áp dụng với một số đối tượng nhất định, người lập công lớn và cần nghiên cứu, cân nhắc các lần đặc xá cách nhau 3-5 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chủ tịch nước quyết định.
Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) phân tích: Mỗi đợt đặc xá khoảng 10 nghìn người, tuy lớn nhưng so với 150 nghìn người phải chấp hành án hàng năm thì con số này không phải lớn. Nếu đặt trong bối cảnh khoan hồng, góp phần giảm tải, quá tải trại giam với trung bình 2m2 trên mỗi phạm nhân sẽ thấy rõ điều đó.
Về điều kiện, ông Cường đề nghị không nên giới hạn đặc xá. Các điều kiện về án tích, chưa được đặc xá lần nào, chấp hành hình phạt tiền không nên sửa.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình.
Thông tin thêm với các đại biểu Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, đặc xá trong thời gian qua "có vẻ làm hơi quá", khi trải qua 10 năm đã đặc xá 85 nghìn người, khiến yêu cầu nhân đạo của Nhà nước mờ đi. Hội đồng xét xử để tăng án thêm 6 tháng thì phải họp cân nhắc và chịu trách nhiệm rất lớn, trong khi mỗi đợt đặc xá lên tới khoảng 10.000 người.
Theo ông Bình, nếu đưa ra điều kiện tha tù trước thời hạn và đặc xá giống nhau là không nên. "Ví dụ người bị án 10 năm tù, chấp hành 5 năm đến năm thứ 6 được tha tù trước thời hạn nhưng nếu ra tù mà tái phạm thì lại phải quay lại tù. Còn đặc xá tha là tha luôn, không quay lại. Như vậy tha tù trước thời hạn vừa nhân đạo vừa nghiêm minh, tái phạm là quay trở lại tù, khác với đặc xá ở chỗ không được miễn luôn phần án còn lại"- ông Bình nói.
Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Lâm Đồng) đánh giá, các điều kiện đặc xá đang tiếp cận theo hướng tha tù có điều kiện, giảm hình phạt đã tuyên... đã được quy định trong Bộ Luật hình sự. Sự khác biệt chỉ là nới lỏng hoặc quy định chặt chẽ hơn.
"Hệ quả là đối tượng đặc xá trùng với các đối tượng đã được áp dụng các quy định nêu trên"- ông Hiến nói.
Ngoài ra, nhiều điều khoản quy định việc được đề nghị đặc xá phải chấp hành bổ sung hình phạt tiền, trường hợp chưa chấp hành xong do Chủ tịch nước xem xét, theo vị đại biểu tỉnh Lâm Đồng, sẽ dẫn tới chuyện có những người dù được cải tạo tốt đến mấy nhưng không có điều kiện thi hành hình phạt tiền thì không được đặc xá.
"Trong dự luật quy định điều kiện người được đề nghị đặc xá là đã làm xong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ đền bù dân sự. Theo tôi đây là điểm không khả thi. Thực ra một người đã thực sự cải tạo tốt, khi cho họ miễn hình phạt tù thì họ càng có điều kiện lao động, có thu nhập, có khả năng cao hơn về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ dân sự khác"- ông Hiến bày tỏ.
Để đặc xá thực chất thể hiện sự khoan hồng của Nhà nước, ông Hiến đề xuất thiết kế lại theo hướng, đặc xá chỉ nên áp dụng với 3 điều kiện sau: Những người thực sự có tiến bộ trong cải tạo, giáo dục; có hoàn cảnh đặc biệt như lập công lớn, mắc bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, người trên 70 tuổi thường xuyên ốm đau và người không tự phục vụ được; áp dụng trong trường hợp đặc biệt vì lý do đối ngoại của nhà nước.
Cuối phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật tốt nhất.
Thế Kha
Theo Dantri
Chánh án TAND Tối cao: Sẽ đề xuất bỏ phiên toà xét xử lưu động Tại cuộc họp báo sáng 31/1, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình cho biết, mỗi năm ngân sách của ngành toà án phải chi ra 70 tỷ đồng cho phiên toà lưu động. Tháng 7/2018, TAND Tối cao sẽ có báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đề xuất không tổ chức phiên toà lưu động theo thông lệ...