Chánh án TAND Tối cao: “Không đẩy việc khó cho dân”
“Cái gì dân yêu cầu chính đáng thì phải tham gia giải quyết. Phải dành sự khó khăn về cho nhà nước, chứ không đổ hết khó khăn cho dân”, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình nói.
Chiều ngày 15/6, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về Bộ luât Tô tung dân sư sưa đôi. Tại đây, đa số các đại biểu tập trung có ý kiến về nội dung trong khoản 2, điều 4, dự thảo Luật Tố tụng dân sự sửa đổi đề cập đến việc tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) nhận xét việc không bỏ qua bất cứ yêu cầu nào của dân rất phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. “Tôi đồng ý quy định tòa án không được từ chối yêu cầu của dân khi chưa có điều luật quy định. Khi xem xét, xử lý các vấn đề pháp luật không quy định thì tòa án có thể áp dụng quy tắc chung của Hiến pháp, pháp luật. Đây là nguyên tắc tiến bộ để đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân”, đại biểu Dũng nói.
Đại biểu Trần Tiến Dũng cho ý kiến Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi (Ảnh Ngọc Châu)
Phát biểu tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cũng tán thành quy định tại khoản 2 điều 4 của dự thảo Luật Tố tụng dân sự sửa đổi. Theo đại biểu, quy định như dự thảo đặt ra sẽ tháo gỡ những khó khăn cho nhân dân khi không biết kêu ai, hỏi ai.
“Tòa án được coi là biểu tượng cơ quan công lý mà còn từ chối nữa thì dân biết đi đâu. Tôi thấy tòa án từ chối vì cho rằng pháp luật không quy định thì cũng rất khó giải thích. Quy định này là đáp ứng được yêu cầu, mong mỏi của người dân”, đại biểu Nguyễn Thái Học nêu quan điểm.
Cuối buổi thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu mời Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình lên làm rõ những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau trong dự thảo Luật Tố tụng dân sự. Ông Bình cho biết, ý kiến đại biểu rất phong phú, đặt ra nhiều vấn đề có tính phản biện, tính khoa học rất cao.
Ông Bình cho biết, quyền yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân tại khoản 2, điều 4 gây ra nhiều tranh cãi, đại biểu cho ý kiến nhiều nhất trong dự thảo luật. “Cơ sở đặt ra điều đó vì Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân và bảo vệ lợi ích chính đáng của dân. Cái gì dân yêu cầu chính đáng phải tham gia giải quyết. Phải dành sự khó khăn về cho Nhà nước, chứ không thể đổ hết khó khăn cho dân”, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao nói.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho rằng nên dành việc khó về cơ quan Nhà nước (Ảnh Ngọc Châu)
Video đang HOT
Ông Bình cũng đề cập đến một trong những cơ sở để đưa quy định trên vào trong dự thảo Luật Tố tụng dân sự là vì Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế về các quyền dân sự, trong đó quy định quyền, lợi ích hợp pháp của người dân nếu như bị vi phạm nhưng luật pháp chưa quy định thì cơ quan hành pháp, tư pháp, lập pháp phải có biện pháp khắc phục, nếu chưa có thì mở rộng giải pháp khác.
Ngoài ra, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao cũng đề cập đến những lo ngại của quy định được đại biểu chỉ rõ trong phiên thảo luận. “Trong đó, có những lo ngại nếu lợi dụng điều này để gây ảnh hưởng chính trị, xã hội thì xử lý thế nào. Tôi nghĩ rằng, điều này cần phải hết sức thận trọng để hạn chế xảy ra những vấn đề đại biểu nêu”, ông Trương Hòa Bình nói.
Ông Bình phân tích rõ thực tế nhiệm vụ của tòa án, ngoài việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp nhân dân còn phải bảo vệ chế độ chính trị. Do vậy, nếu phát hiện có sự lợi dụng quy định để khởi kiện, xâm phạm đến lợi ích xã hội thì phải từ chối, thậm chí xử lý nghiêm nếu như có hành vi trái pháp luật.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, đa số báo cáo các Bộ ngành, tỉnh thành đều ủng hộ quan điểm tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Ông Cường phân tích lý do quy định này trong dự thảo được ủng hộ cao vì phù hợp với Hiến pháp, thẩm quyền của tòa án. Ngoài ra, nó còn phù hợp với Bộ Luật dân sự hiện hành – nếu pháp luật không có quy định thì tòa án phải áp dụng tập quán…
Quang Phong
Theo Dantri
Không xác định được chủ nhân, 5 triệu yên sẽ bị sung công quỹ?
Theo TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, việc tòa án từ chối thụ lý vụ việc nhặt được 5 triệu Yên Nhật là không đúng vì nó liên quan đến vấn đề sở hữu.
Liên quan đến vụ việc bà Huỳnh Thị Ánh Hồng - một người nhặt ve chai phát hiện được hơn 5 triệu yên trong chiếc loa cũ và bà Phạm Thị Ngọt gửi đơn trình báo đến cơ quan công an, cho rằng chủ sở hữu 5 triệu yên này có thể là chồng mình, Dân trí đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội.
TS Thảo nói: "Theo bộ luật Dân sự, vụ việc được chuyển sang tòa án là hợp lý vì liên quan đến vấn đề về sở hữu. Việc xác định chủ sở hữu của số tiền đó phải đưa ra tòa. Nếu không xác định được chủ sở hữu thì sẽ sung công quỹ Nhà nước".
TS Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội
Ông Thảo nói thêm: "Việc này khác với một vụ việc hình sự tức là cơ quan điều tra phải thông qua thủ tục truy tố của Viện kiểm sát nhân dân thì mới đưa sang tòa. Đúng là tòa án có quyền khước từ không thụ lý một vụ việc nếu không được quy định trong pháp luật (tức là chưa có căn cứ pháp luật). Tuy nhiên, đối với vụ việc này, cho đến thời điểm này, theo quy định của Bộ Luật Dân sự, vẫn đủ cơ sở để tòa án phải thụ lý và giải quyết vì có liên quan đến vấn đề sở hữu. Theo luật dân sự, tòa án có thể trực tiếp thụ lý vụ việc và việc Tòa án Nhân dân quận Tân Bình từ chối thụ lý vụ án như vậy là không đúng".
"Trong thời gian tới, khi Quốc hội sửa Bộ luật Tố tụng Dân sự thì sẽ cố gắng để làm Bộ luật bao phủ hết mọi hành vi trong đời sống xã hội, để tòa án không được lấy lý do là chưa có quy định của pháp luật để khước từ thụ lý", ông Thảo cho hay.
Khi được hỏi về quan điểm xử lý số tiền 5 triệu Yên kia, TS Thảo cho rằng: "Trong trường hợp hiện tại, không thể trả cho bà Hồng số tiền 5 triệu yên được vì theo quy định, những tài sản do bắt được, đào được, nhặt được... mà có, nếu không xác định được chủ sở hữu thì sẽ thuộc về Nhà nước chứ không thể trả cho người nhặt được. Còn tất nhiên, người nhặt được thì sẽ được thưởng một phần nhất định".
Tuy nhiên, trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, LS Trần Quốc Thuận - nguyên Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội cho hay: "Về việc nhặt được tiền mà có người nào đó đến bảo là tiền của tôi đánh rơi thì về mặt đạo lý, trước hết là phải cảm ơn người nhặt được. Nếu người chủ thực sự đến nhận mình là chủ sở hữu số tiền đó mà người nhặt được không tự nguyện trả lại thì sẽ dẫn đến tranh chấp. Và khi đó, vụ việc phải được đưa đến tòa án.
Trong vụ việc này, nếu hết thời hiệu thì bà Ngọt phải chứng minh được chồng mình có lý do bất khả kháng mà không đến nhận được số tiền đó. Việc bà Ngọt gửi đơn là việc của bà ấy nhưng bà ấy phải đưa ra được chứng cứ gì đó thì mới là nguyên đơn được.
Và để nhận lại số tiền đó thì người tự nhận mình là chủ sở hữu số tiền đó phải chứng minh được những tờ bạc đó có số seri như số tiền đã mất. Nếu không chứng minh được thì câu chuyện cũng không đơn giản".
Về việc cơ quan công an quận tân Bình gửi vụ việc sang bên TAND quận Tân Bình, ông Thuận cho việc chuyển vụ việc sang phải hợp lý chứ không phải ai đưa đơn thì tòa cũng thụ lý.
"Việc công an quận Tân Bình chuyển hồ sơ sang cho TAND quận Tân Bình như vậy là chưa hợp lý vì chưa chứng minh được mối quan hệ của bà Ngọt với người được cho là mất tiền", ông Thuận nói.
Dưới góc độ cá nhân, ông Trần Quốc Thuận cho biết ông ủng hộ việc để số tiền đó cho người nhặt ve chai hưởng nếu không có chủ nhận.
Về vấn đề này, luật sư Chu Mạnh Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Danh Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay:
"Theo quy định của Bộ luật dân sự về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, vật do người khác đánh rơi, bỏ quên, về nguyên tắc người tìm được các tài sản đó, nếu không xác định được chủ sở hữu, thì phải có nghĩa vụ thông báo hoặc giao nộp tài sản đó cho Ủy ban nhân dân xã phường hoặc công an nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.
"Trong trường hợp không có ai đến nhận tài sản, tùy theo tính chất của tài sản mà pháp luật có những quy định riêng để xử lý.
Ông Cường đưa ra ví dụ: "Nếu tài sản được xác định là vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu, Điều 239 Bộ luật Dân sự quy định: "Trong trường hợp vật không xác định được ai là chủ sở hữu là động sản thì sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật ...".
Nếu tài sản được xác định là vật do người khác đánh rơi, bỏ quên, Điều 241 Bộ luật Dân sự quy định:
"Sau một năm kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được.
Nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về nhà nước ...".
Luật sư Cường nói thêm: "Hiện nay, sau khi thông tin về việc tìm thấy khoản tiền 5 triệu yên được đang tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc xuất hiện người đến tự nhận là chủ sở hữu khoản tiền đó cũng hoàn toàn hợp lý và là quyền hợp pháp của công dân được pháp luật bảo hộ.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, người đến tự nhận là chủ sở hữu phải có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ có giá trị pháp lý để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của khoản tiền đó.
Trong trường hợp các bên liên quan (người tìm được tài sản, người đến tự nhận là chủ sở hữu, cơ quan chức năng ...) không thống nhất được với nhau, tức là đã phát sinh tranh chấp về quyền sở hữu, theo quy định của pháp luật, việc xem xét, đánh giá các chứng cứ liên quan đến giải quyết tranh chấp quyền sở hữu thuộc thẩm quyền của Tòa án chứ không thuộc thẩm quyền của cơ quan công an.
Trong trường hợp sau khi Tòa án thụ lý giải quyết, nếu đủ căn cứ xác định số tiền thuộc sở hữu của người đến nhận thì về nguyên tắc tài sản sẽ được trả lại cho chủ sở hữu hợp pháp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý cho các bên liên quan.
Trong trường hợp không đủ căn cứ xác định người đến tự nhận là chủ sở hữu, khoản tiền trên sẽ được xử lý theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với trường hợp không xác định được chủ sở hữu".
Minh Anh
Theo Dantri
Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc của người dân Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương cho biêt, dư thao Bô luât Dân sư (sưa đôi) quy đinh tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Bô trương Bô Tư phap Ha Hung Cương. Trong chương trinh "Dân hoi - Bô trương tra lơi" tôi...