Chàng trai Việt đi khắp Tokyo kêu gọi mọi người ký tên thể hiện chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Thiều Đình Khánh – một chàng trai Việt ở Nhật Bản đã mang theo bản đồ thể hiện chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đi khắp Tokyo để tuyên truyền và kêu gọi mọi người ký tên.
Khánh và 2 người bạn của mình đang giới thiệu về thử thách xin 100 chữ ký người Việt ở Tokyo của mình
Xuất phát từ việc hiện nay trên mạng đang có nhiều quan điểm sai trái về chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến đường lưỡi bò của Trung Quốc trong thời gian gần đây. Thiều Đình Khánh – một du học sinh Việt ở Nhật Bản đã quyết tâm thực hiện một thử thách tìm 100 người Việt đang sinh sống ởTokyo, Nhật Bản để cùng ký tên lên bản đồ thể hiện chủ quyền đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Khánh đã cầm lá cờ Việt Nam và tấm bản đồ chủ quyền biển đảo Việt Nam đi khắp thành phố Tokyo, Nhật Bản
Đồng hành cùng Khánh trong thử thách thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam là một người bạn Nhật Bản và một người bạn Việt Nam. Cầm trên tay tấm bản đồ thể hiện chủ quyền và một lá Việt Nam, Khánh và 2 người bạn của mình đã đi khắp thành phố Tokyo của Nhật Bản để tìm được 100 người Việt ký tên vào tấm bản đồ thể hiện chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam.
Video đang HOT
Nhiều người Việt đang sinh sống ở Tokyo, Nhật Bản đã ủng hộ Khánh trong thử thách lần này
Khánh và hai người bạn của mình đã hoàn thành xuất sắc thử thách xin 100 chữ ký của người Việt lên tấm bản đồ trong vòng 8 tiếng đồng hồ (từ 13h30 đến 21h30). Hành động của Khánh tuy nhỏ nhưng thể hiện tinh thần dân tộc rất đáng ngợi khen. Trên mạng xã hội, những hình ảnh của Khánh cầm lá cờ đỏ sao vàng đi khắp thành phố Tokyo, Nhật Bản được lan truyền rộng rãi. Nhiều người tỏ ra rất ngưỡng mộ tinh thần yêu nước, cũng như ủng hộ nhiệt tình thử thách lần này của Khánh.
Khánh rất mong hành động nhỏ của mình có thể góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trước những quan điểm sai trái
Được biết, Khánh sinh ra và lớn lên ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại, Khánh đang là du học sinh Việt năm thứ 4 ở thành phố Tokyo, Nhật Bản. Nói về thử thách lần này, Khánh đã từng chai sẻ lên trang mạng xã hội Facebook của mình như sau: “Mình còn trẻ sự gì những gian nan phía trước.Vì trước ngực hồng luôn mang theo tổ quốc thân yêu”.
Lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma
Sáng 14/3, lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ hy sinh 33 năm trước tại Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam) được đồng đội tổ chức tại khu đất gần vịnh Đà Nẵng.
Trên khu đất ở quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, có mô hình bản đồ Việt Nam, quần đảo Trường Sa và tàu HQ-604, con tàu bị lính Trung Quốc bắn chìm ngày 14/3/1988 làm 64 chiến sĩ hy sinh. Trên mô hình tàu là bài vị của các chiến sĩ. Chính giữa là vòng hoa hình cờ Tổ quốc.
Cựu binh Trường Sa Trần Văn Tiến, 51 tuổi, người đứng ra làm mô hình tàu HQ-604 và lo liệu cho lễ tưởng niệm này, cho biết năm nay ông đã liên hệ thêm ban nhạc và mời đồng đội, thân nhân hát về biển đảo.
Chị Nguyễn Thị Bích Lạc hát về Trường Sa trong lễ tưởng niệm. Ảnh: Đông Quang.
Nhiều người đã khóc khi nghe chị Nguyễn Thị Bích Lạc, vợ liệt sĩ thượng úy Trần Văn Phòng (quê Thái Bình), hát ca khúc "Gần lắm Trường Sa". Đến đoạn "Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương", giọng chị Lạc nghẹn lại.
Ở một góc khác, bà Lê Thị Lan tay phải chống gậy, đôi vai gầy rung lên khi nhận bài vị con trai là liệt sĩ Nguyễn Hữu Lộc (quê Đà Nẵng) từ tay đồng đội. Hồi còn đi học, anh Lộc thường bán kem hoặc mò cua, bắt ốc phụ cha mẹ nuôi các em. Trước khi xuống tàu, anh viết thư về dặn mẹ "Con chỉ đi xây đảo thôi, không phải ra nơi chiến trận nên mẹ đừng lo lắng gì". Đó là lá thư cuối cùng của anh.
Mẹ Lan bật khóc khi nhận bài vị con trai. Ảnh: Đông Quang.
Sau lễ tưởng niệm, đồng đội và thân nhân thắp hương, hóa vàng mã và thả vòng hoa màu vàng đỏ xuống vịnh Đà Nẵng. Đây là lễ tưởng niệm nối tiếp những năm qua, được các cựu binh ở Đà Nẵng thực hiện để ngưỡng vọng các liệt sĩ.
Ngày 13/3, đoàn công tác của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cùng các thân nhân, cựu binh Trường Sa đã có mặt ở khu tưởng niệm Gạc Ma, huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) để dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ 64 liệt sĩ.
Sáng 14/3/1988, khi bộ đội Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng chủ quyền trên cụm đảo chìm Gạc Ma - Len Đao - Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa thì Trung Quốc ngang ngược đưa tàu chiến đến ngăn cản.
Tại Gạc Ma, lính Trung Quốc mang vũ khí xông lên bãi cướp cờ, xả súng làm 64 chiến sĩ hy sinh, bắn chìm tàu HQ-604. Tại Cô Lin, bị quân Trung Quốc tấn công, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ cho tàu HQ-505 lao thẳng lên bãi, trở thành cột mốc sống bảo vệ chủ quyền. Tàu HQ-605 đang làm nhiệm vụ bảo vệ bãi đá Len Đao cũng bị tàu chiến Trung Quốc bắn cháy, chìm vào sáng 15/3/1988.
64 chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt. Việt Nam giữ được Cô Lin, Len Đao; còn Gạc Ma bị chiếm đóng trái phép đến nay.
Bộ Ngoại giao nói về tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát giàn khoan Việt Nam Trước thông tin một tàu hải cảnh Trung Quốc tiến gần giàn khoan Hải Thạch, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định luôn theo dõi diễn biến trên Biển Đông, thực thi việc bảo vệ chủ quyền trên biển. Tại cuộc họp báo chiều 25/2, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị xác minh thông tin tàu hải cảnh 5304...