Chàng trai ưa liều lĩnh ’săn mây’ Tà Xùa mùa mưa
Đến Tà Xùa mùa mưa, Tiến Khôi phải qua những đoạn đèo trơn, dốc, có đoạn sạt lở, ngập bùn nhưng đổi lại là nhiều trải nghiệm quý giá.
“Bất kể lúc nào, dù là hai mươi, ba mươi, thậm chí năm mươi, sáu mươi tuổi, chỉ cần trong tâm trí bạn có nơi muốn đi, có việc muốn làm, thì bạn đừng cố tình soi gương xem bạn có bao nhiêu nếp nhăn hay mấy sợi tóc bạc mà hãy lập tức xuất phát”. Đó là lời mà chàng trai Mạnh Tiến Khôi (sinh năm 1993) từng nói và cũng là cách mà anh bắt đầu chuyến hành trình chinh phục đỉnh Tà Xùa ở huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La của mình.
Khôi quê ở Nghệ An, đang sống và làm việc tại TP HCM. Là một travel blogger ưa khám phá và thích những trải nghiệm liều lĩnh, vào tháng 10/2020, không một kế hoạch định sẵn, không một sự chuẩn bị từ trước, Khôi quyết tâm tìm đến Tà Xùa để chiêm ngưỡng biển mây đẹp như thiên đường mà dân du lịch vẫn thường đồn thổi, bất chấp Tây Bắc đang vào mùa mưa.
Tiến Khôi đã có chuyến đi săn mây đầy ngẫu hứng ở đỉnh Tà Xùa vào tháng 10 năm ngoái.
Tà Xùa là một trong những địa điểm mà mình muốn tới từ lâu dù biết là không dễ dàng hay liệu có duyên gặp được biển mây bồng bềnh hay không”, Khôi chia sẻ. Cảm thấy buồn khi phải đi một mình, chàng trai sinh năm 1993 đã đăng tin lên mạng xã hội và may mắn tìm thêm được hai người bạn đồng hành. Bộ ba di chuyển bằng xe khách từ Hà Nội tới huyện Bắc Yên, sau đó tiếp tục thuê xe máy từ thị trấn Bắc Yên lên Tà Xùa. Tổng quãng đường dài khoảng 200 km.
Theo lời Khôi, đường đi tới Bắc Yên khá nhẹ nhàng vì cả nhóm ngồi xe khách, chỉ có những đoạn cua gấp hơi chóng mặt. Khó khăn và thử thách thật sự nằm ở 15 km tiếp theo khi cả ba tự lái xe máy để lên tới Tà Xùa. Nơi đây nổi tiếng với khá nhiều con đèo dốc quanh co, gập ghềnh, nhiều đất đá, nếu tay lái không cứng thì rất khó để chạy lên cao.
Đã vậy, trong cái khó lại ló cái… xui, đường do mưa nên vài đoạn sạt lở nghiêm trọng, bùn đất, đá sỏi từ sườn núi chảy xuống tràn hết lối đi, trơn trượt, có đoạn sình lầy ngập đến nửa bánh xe khiến cả nhóm phải tháo giày dép, xuống xe đẩy bộ tầm 200 m. “Đây có lẽ là một chuyến đi đầy đáng nhớ và lầy lội theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng”, chàng trai Nghệ An bật cười hồi tưởng.
Hành trình chinh phục Tà Xùa gặp khá nhiều khó khăn do trời mưa. Bùn lầy ngập lên nửa bánh xe khiến cả nhóm Khôi phải xuống xe dẫn bộ.
Đích đến của Tiến Khôi là biển mây Háng Đồng có độ cao hơn 2.000 m so với mặt nước biển, nằm tựa lưng vào dãy Tà Xùa nguyên sinh. Với Khôi, đây chính là điểm săn mây đón bình minh đẹp nhất. Đứng từ mỏm cụt của “sống lưng khủng long” ở Háng Đồng trông ra, du khách sẽ thu vào tầm mắt biển mây mù bồng bềnh như những lớp sóng bạc vờn gió, tỏa khắp đất trời, ôm lấy ngọn đồi, nhẹ nhàng mang theo hơi lạnh tràn xuống quanh đường đèo.
Có một chút tiếc nuối là vì đi vào ngày mưa nên nhóm Khôi không thể chiêm ngưỡng biển mây ở vẻ đẹp lý tưởng nhất, dù vậy chàng trai Nghệ An vẫn cảm thấy rất vui và hài lòng vì có thể tận mắt trông thấy “biển mây trong truyền thuyết” và trải nghiệm cảm giác mây sà vào lòng mình. Ngoài ra, anh cùng bạn đồng hành cũng đã có dịp ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ và nên thơ của núi rừng Tà Xùa từ trên cao với những mảng màu xanh mướt, cảm nhận rõ rệt không khí trong lành nơi đây.
Từ trên cao, Tiến Khôi cảm nhận không khí mát lạnh của vùng núi và cả biển mây cuồn cuộn như được thu vào tầm mắt.
Hiện tại, trên Tà Xùa đã có nhiều dịch vụ homestay, nhà nghỉ và quán ăn bản địa. Trong chuyến hành trình dài 2 ngày một đêm của mình, Tiến Khôi không quên tranh thủ thưởng thức các món ăn của đồng bào dân tộc như gà đồi, lợn bản, lẩu… và trải nghiệm quán cà phê nhìn ra hướng núi.
Video đang HOT
Trước Háng Đồng, Tà Xùa, chàng trai sinh năm 1993 cũng đã có kha khá những chuyến đi đậm chất khám phá và trải nghiệm như chinh phục Mù Cang Chải ở Yên Bái hay Y Tý ở Lào Cai. Đây đều là những điểm đến có khó khăn, thử thách riêng nhưng lại mang về rất nhiều điều hay ho và những tấm hình đẹp cho người trải nghiệm.
Tiến Khôi chia sẻ, bất cứ chuyến đi nào cũng mang lại rất nhiều điều thú vị và Tà Xùa cũng không ngoại lệ. Mặc dù gặp chút rắc rối với thời tiết nhưng anh chàng lại “thu hoạch” được những người bạn mới cùng biết bao kỷ niệm đẹp. “Hãy tập nhìn cuộc sống như cái cách chúng ta nhìn ngắm biển mây này. Có khi là mây trắng, có lúc lại là mây đen. Chỉ cần chúng ta luôn sẵn sàng đón nhận, sau cùng vẫn thấy được bầu trời rất xanh”, Khôi nhắn nhủ.
Chàng trai Việt xin nghỉ việc, dành một tháng "phượt" 10 tỉnh của Nhật Bản
Lên kế hoạch trước nửa năm, tháng 5 vừa qua, Lê Đức Nhân đã "phượt" qua 10 tỉnh, thành của Nhật Bản. Cảnh đẹp của nước Nhật được anh ghi lại khiến nhiều người trầm trồ, có nơi ngỡ như thiên đường.
Lê Đức Nhân, (sinh năm 1993, quê Bình Định), mồ côi cha mẹ từ năm 11 tuổi. Tuổi thơ nhiều khó khăn đã giúp chàng trai xứ "Nẫu" thêm kiên cường, luôn nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Năm 21 tuổi, Nhân đỗ học bổng toàn phần và sang Nhật du học chuyên ngành Du lịch và Khách sạn. Đến nay, anh đã có 7 năm học tập và làm việc ở Nhật Bản.
Đi để yêu đời hơn
Do tính chất công việc, Nhân đã có cơ hội được đặt chân đến 34/47 tỉnh của Nhật Bản. Tháng 5 vừa qua, anh quyết định xin nghỉ việc 1 tháng để tiếp tục khám phá các tỉnh khác của nước Nhật. Trước chuyến đi, 9X lên một kế hoạch cụ thể các điểm đến cùng với đó là những trang phục phù hợp với khung cảnh.
Đến nay, chàng trai 28 tuổi đã đặt chân đến 44/47 tỉnh, thành của nước Nhật.
Anh không đặt mục tiêu chắc chắn sẽ đến bao nhiêu tỉnh mà cứ đi khi nào hết 30 ngày thì về. Phần lớn hành trình này là độc hành, bên cạnh đó, một số địa điểm Nhân đặt chân đến nếu có bạn bè ở đó, họ sẽ đi cùng anh.
Chia sẻ về ý tưởng cũng như mục đích của chuyến đi này, chàng trai xứ Nẫu cho biết: "Tuổi trẻ là phải sống hết mình, dám làm những điều mình thích, sống trọn với đam mê và thiệt nhiệt huyết khi bản thân còn trẻ. Đây có lẽ là hành trình liều lĩnh nhất của mình nhưng cũng là hành trình ý nghĩa nhất".
Ngày 10/5 vừa qua, Lê Đức Nhân lên đường với một vali hơn 20 bộ quần áo cùng các hành lý khác. Đến mỗi địa điểm, Nhân gửi hành lý ở ga tàu điện, sau đó, chỉ mang balo nhỏ hành lý sử dụng trong ngày.
Hành lý chủ yếu là quần áo được Nhân chuẩn bị trước khi lên đường.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, vì vậy Nhân lựa chọn những địa điểm thưa khách du lịch, chủ yếu là để chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên.
"Tuổi trẻ, nhiều lúc bản thân cảm thấy bị mắc kẹt trong mớ tơ vò, cứ mãi xoay vòng rồi vô tình tạo áp lực cho chính mình. Bởi thế phải có lúc để bản thân được nghỉ ngơi, lắng lại và nghe bản thân mình muốn gì", chàng trai Bình Định chiêm nghiệm.
Anh chọn hành trình xuyên Nhật cũng bởi lẽ mỗi chuyến đi đều là trải nghiệm tuyệt vời của tuổi trẻ. Đi để thấy rằng cuộc sống này rất đẹp và nhiều màu sắc. Đi để biết thêm nhiều điều hay, hiểu hơn về giá trị của cuộc sống, của tình người. Đi thật xa để trở về, và đặc biệt, đi để yêu hơn cuộc đời này hơn.
Những "gam màu" của nước Nhật
Khi đến bất cứ địa điểm nào, Nhân cũng chụp ảnh và ghi lại cảm nhận của mình và chia sẻ trên trang Facebook cá nhân. Anh chàng hào hứng kể, không biết bao nhiều lần bản thân phải ồ lên vì thiên nhiên quá đỗi diệu kỳ, để rồi nhận ra cuộc sống này thật đẹp biết bao.
Đặt chân đến tỉnh Shizuoka, chàng thanh niên Việt Nam choáng ngợp với cảnh đẹp của chiếc cầu treo tình duyên Yume No Tsuribashi, là một trong 10 cây cầu treo đi bộ tuyệt đẹp trên thế giới, và xếp thứ hai trong danh sách "Những cây cầu treo đẹp nhất của Nhật Bản".
Cây cầu bắc qua hồ nước Ohma Dam xinh đẹp, quanh năm nước có màu xanh ngọc bích.
"Có những buổi chiều ngồi bên mấy thửa ruộng vùng ngoại ô thành phố, bật những bản nhạc Việt Nam, vừa ngồi hóng gió vừa ngắm hoàng hôn mà nhớ quê hương da diết", Nhân nhớ lại.
Đặt chân đến công viên ven biển Hitachi ở ngoại ô TP Hitachinaka, tỉnh Ibara, Nhân cho biết, anh như lạc vào thiên đường bởi những đồi hoa nemophila (hoa mắt xanh) đẹp hút hồn. Hoa không thơm ngát nhưng nó mong manh, khi gió thổi, tạo ra những gợn sóng rất đẹp.
Nhân đã nhảy lên và hét lớn vì choáng ngợp trước cảnh đẹp của 1 địa danh ở tỉnh Kumamoto. Với hồ nước trong vắt, cỏ xanh nhìn như thảo nguyên. Đến đây, ngoài chụp ảnh, Nhân cũng trải nghiệm cưỡi ngựa trong 5 phút, với mức phí 300.000 đồng.
"Ở Nhật có những nơi đẹp đến mức ngạt thở như công viên hoa Kuju ở thành phố Takeda tỉnh Oita, nơi đây đẹp tựa thiên đường", chàng trai Việt chia sẻ.
Trong ngày thứ 5 của hành trình, anh đặt chân đến ngọn đồi trà xanh Obuchi Sasaba, nơi có thể ngắm nhìn những hàng trà xanh tươi mát thẳng tắp, cùng với núi Phú Sĩ hùng vĩ. Thong dong bước thật chậm giữa ngọn đồi xanh mướt và cảm nhận cái cảm giác mát rượi của gió trời đầu mùa hạ, cảm giác thật yên bình.
Hàng cây thủy sam đẹp nhất nước Nhật tại tỉnh Shiga. Với khoảng hơn 500 cây thủy sam được trồng thẳng hàng dọc con đường dài gần 2,5km. Đây được xem là một trong những con đường đẹp và lãng mạn nhất nước Nhật. Mỗi mùa đều mang một vẻ đẹp rất riêng, đặc biệt mùa thu khi lá chuyển vàng tạo nên một khung cảnh rất lãng mạn.
Hay đồi hoa đỗ quyên ở tỉnh Nara, đây là nơi ngắm hoa đỗ quyên đẹp nhất của Nhật Bản, cả một ngọn đồi được "nhuộm" màu đỏ rực rỡ.
Bức ảnh cánh đồng hoa cải vàng rực ở bán đảo Boso, phía tây tỉnh Chiba. Để chụp được bức ảnh này, Đức Nhân phải kiên nhẫn chờ tàu qua và bấm chụp liên tiếp hàng trăm bức. Nơi đây phong cảnh làng quê hiện lên một cách chân thật và rõ nét. Chiêm ngưỡng khung cảnh này khiến bạn có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích.
Tỉnh Saitama là địa điểm cuối cùng của hành trình mà Nhân đặt chân đến, ở đây anh khám phá ngôi đền cầu duyên, đến thăm nông trại nuôi cừu.
Không chỉ choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên mà con người đất nước Nhật cũng để lại nhiều ấn tượng trong lòng chàng trai Việt. Khi đặt chân đến tỉnh Fukuoka, anh gặp 2 vợ chồng cụ già đang bắt bọ biển rất hiếu khách.
Nhân gửi tặng bà cụ 1 con bạch tuộc anh bắt được trên biển.
Kết thúc hàng trình vào ngày 9/6, Nhân đã khám phá thêm 10 tỉnh, thành của nước Nhật. Chàng trai Việt cũng cho biết, anh dự định sẽ tiếp tục làm việc, trau dồi kinh nghiệm ở nước Nhật thêm một thời gian ngắn, sau đó sẽ về Việt Nam khởi nghiệp và kết hôn.
Chàng trai Nam Bộ bỏ việc ra Bắc 'săn' nụ cười trẻ em Phạm Xuân Quý mang theo máy ảnh, máy in mini bắt đầu hành trình xuyên Việt, đây cũng là lần thứ 7 anh trở lại miền núi phía Bắc. Sau hơn một năm dịch Covid-19 ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống, Phạm Xuân Quý chợt nhận ra cần trân trọng tuổi trẻ, ra ngoài trải nghiệm nhiều hơn, thay vì bị bó...