Chàng trai trẻ suốt 4 năm ngồi bên mộ vợ
Biết người yêu mình mang căn bệnh hiểm nghèo và sống không còn được bao lâu nữa nhưng anh vẫn quyết tâm lấy cô về làm vợ. Lương duyên vợ chồng chốn nhân gian chỉ kéo dài được ba ngày thì người vợ vĩnh viễn ra đi, để lại cho anh một nỗi đau quá lớn. Đến bây giờ, đã gần 4 năm trôi qua nhưng tình cảm của anh dành cho người vợ vẫn không hề phai nhạt.
Suốt khoảng thời gian từ khi vợ mất, cứ chiều tối, người dân trong vùng lại thấy anh đến bên mộ vợ, một mình tự sự những kỷ niệm ngọt ngào thuở xưa. Đó chính là chuyện cảm động nhưng không kém phần cay đắng của anh Nguyễn Duy Bảo Châu (1983, ngụ thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tình yêu sâu đậm
Về thôn Tiên Nộn hỏi thăm nhà anh Bảo Châu, người dân nơi đây hầu như không ai không biết. Ở vùng quê nghèo này, mọi người luôn nhắc đến anh như một biểu tượng về tình yêu chung thủy khi chứng kiến những gì anh dành cho người vợ đã qua đời 4 năm nay. “Từ trước đến giờ, tôi chưa chứng kiến người nào chung tình như cậu Châu cả. Chừng ấy năm vợ mất, tuổi đời lại còn quá trẻ, nếu như người khác thì chắc đã tìm cho mình bến đậu mới lâu rồi. Nhưng cậu Châu, ngày nào cũng vậy, bất kể trời mưa hay nắng, đều một mình ra bên mộ cô Hồng để trò chuyện. Đặc biệt là thời gian đầu cô Hồng mới qua đời, nhiều hôm cậu ấy ngồi đó cả buổi, ai đến gọi cũng dứt khoát không về. Dạo ấy, nhìn Châu suy sụp quá, thân hình xanh xao tiều tụy, mọi người ai cũng thấy xót thương”, chị Nguyễn Thị Lan (người thôn Tiên Nộn) kể.
Anh Nguyễn Duy Bảo Châu
Tìm đến nhà anh Châu, căn nhà nhỏ bây giờ chỉ còn hai mẹ con anh nương tựa vào nhau sống qua ngày. Bố và các anh em khác của Châu từ ngày anh một mực cãi lời, quyết định cưới người con gái bị mắc bệnh nan y về làm vợ đã từ mặt hai mẹ con.
Tận cùng đau đớn Khoảnh khắc được bác sĩ thông báo bệnh tình của người yêu, anh Châu phải cố bình tĩnh để có thể ra vào chăm sóc chị Hồng như bình thường. “Mỗi lần từ giường bệnh bước ra, tôi lại trào nước mắt. Nhưng khi bước vào phòng, tôi lại phải gượng cười tươi vì không thể để Hồng biết về tình trạng của mình. Với tình trạng bệnh như bác sĩ đề cập, thì cô ấy không còn sống được bao lâu nữa. Tôi chỉ muốn Hồng được sống thanh thản nốt những ngày tháng còn lại. Ngay cả hai bên gia đình tôi cũng không nói cho ai biết cả. Tôi sợ họ không giữ được bình tĩnh mà nói cho cô ấy”, anh Châu nghẹn giọng nhớ lại.
Tại đây, bà Nguyễn Thị Thiệp (mẹ anh Châu – PV) chia sẻ: “Khổ lắm chú à! Chỉ vì thằng Châu không thể quên được con Hồng mà đến tận bây giờ, gia đình tôi vẫn chưa thể hòa thuận bình thường như trước được. Ông nhà tôi bảo, nếu như Châu chịu quên người vợ đã khuất để đi tìm hạnh phúc mới thì ông ấy và các anh nó mới nghĩ lại. Mấy lần nhỏ to tâm sự, tôi cũng khuyên lơn Châu hết lời, mong nó dứt mối tơ tình cũ. Nhưng lần nào, nó cũng gạt phăng đi. Nhiều lần, bức xúc quá, nó còn dọa sẽ ra mộ cái Hồng ở hẳn không về nhà nữa. Nghe thế, tôi cũng đành nín thinh”. Hỏi về chuyện anh Châu ngày nào cũng ra mộ vợ ngồi tâm sự suốt 4 năm, bà Thiệp đắng giọng tâm sự: “Hầu như chẳng ngày nào thằng Châu không ra ngoài đó. Bữa nay chú đến, nó cũng vừa về đó. Chứ cách đây hai hôm, nó ngồi ngoài đó suốt cả ngày, tôi gọi sao cũng nhất quyết không về. Nhiều hôm đã hơn 11h đêm, ngoài trời thì gió rét thấu xương, vậy mà nó cũng chẳng buồn về, cứ ngồi mãi bên mộ vợ”.
Ngồi một bên nghe cuộc trò chuyện, đến lúc này anh Châu mới chịu cất lời: “Nhiều người thấy tôi tối ngày ra mộ vợ thì lấy làm lạ. Họ không hiểu được tình cảm của tôi. Mỗi ngày không ra đó nói chuyện với cô ấy, tôi lại thấy lòng mình trống trải. Ngày xưa, lúc Hồng còn sống, ngày nào chúng tôi cũng tâm sự cùng nhau. Cô ấy mất đi, nằm cô quạnh một mình ngoài cánh đồng hoang lạnh, tôi thấy không chịu được. Tôi sợ Hồng cô đơn nên ra đó ôn lại kỷ niệm xưa hoặc kể chuyện hàng ngày cho vợ bớt tủi thân”. Đôi mắt đỏ hoe vì xúc động, anh Châu giãi bày: “Trong lòng tôi vẫn còn yêu thương Hồng rất nhiều. Kể từ ngày cô ấy mất, nhiều người con gái khác đã tìm đến chia sẻ nhưng trái tim tôi vẫn chưa thể đón nhận. Những lúc ngồi cạnh một người con gái khác, tôi lại cảm thấy có lỗi với cô ấy. Trái tim tôi bây giờ dường như đã chai sạn với tất cả. Mặc cho mọi người nghĩ gì, tôi cũng không để ý. Vợ tôi mất rồi nhưng tình cảm tôi dành cho cô ấy không gì thay đổi được”.
Mối tình cay đắng
Kể về câu chuyện tình yêu của mình, anh Châu chia sẻ: “Tôi và cô ấy quen nhau từ thời còn học phổ thông. Lúc đó, tôi đi học ở dưới huyện còn Hồng thì học ở trường làng gần nhà tôi. Lần đầu chúng tôi gặp mặt là khi tôi và nhóm bạn trong làng đi chơi. Chỉ mới gặp nhau lần đầu tiên nhưng tôi đã thấy có một tình cảm rất đặc biệt. Qua một thời gian hẹn hò rồi tìm hiểu, cả hai đã phải lòng nhau lúc nào không hay. Sau khi tốt nghiệp trung học, tôi thi đậu vào trường Cao đẳng Sư phạm Huế, còn cô ấy cũng trúng tuyển vào Khoa Du lịch – Đại học Huế”.
Chiều nào anh Châu cũng ra mộ tâm sự cùng người vợ quá cố
Trong thời gian học ở Huế, tình cảm của hai người được vun đắp dần. Cả anh Châu và chị Hồng đều hy vọng sau ngày tốt nghiệp ra trường sẽ tổ chức một đám cưới và xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Ngày cùng tốt nghiệp ra trường, anh Châu nhanh chóng xin được công việc tại thành phố Huế. Chị Hồng, nhờ người quen biết, cũng tìm được một chỗ làm sát nơi công tác của người yêu. Dù tiền bạc kiếm được trong những ngày khởi nghiệp chẳng lấy gì làm dư dả, họ vẫn thấy ngập tràn hạnh phúc nhờ luôn được ở cạnh bên nhau.
Nhưng niềm vui chưa kéo dài được bao lâu thì bi kịch bất ngờ ập đến. Một ngày trong lúc làm việc, chị Hồng bỗng dưng ngất lịm và được các đồng nghiệp đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị Hồng bị nhược cơ, một căn bệnh nan y cực kỳ hiếm gặp. Anh Châu nhớ lại: “Lúc làm xong các xét nghiệm cho Hồng, bác sĩ bảo loại bệnh này cả triệu người có khi chỉ một người mắc phải. Y học hiện đại dù đã tiến bộ cũng chưa tìm ra cách nào cứu chữa được. Lời bác sĩ chẳng khác nào “sét đánh ngang tai”, khiến tôi như đổ sụp. Bao ước mơ hạnh phúc, bao hy vọng về tương lai tốt đẹp mà hai đứa đang chung tay xây dựng thế là tan thành mây khói”.
Suốt gần hai tháng sau đó, không có ngày nào anh không có mặt ở bệnh viện. Để có tiền trang trải viện phí cho người yêu, anh quần quật làm thêm đủ mọi việc rồi vay mượn khắp nơi. Đến lúc sức khỏe chị Hồng đã quá yếu, bác sĩ phải gọi riêng anh ra đề nghị nên cho người yêu xuất viện. Nghe xong những lời ấy, đầu óc anh Châu như muốn vỡ tung. Nhìn chị Hồng ngày càng héo mòn trên giường bệnh, không một chút do dự, anh quyết định về nhà xin phép gia đình tổ chức hôn lễ. Đến thời điểm này, anh không thể tiếp tục giấu mọi người về bệnh tình của chị. Nhưng khi nghe toàn bộ sự thật, từ cha mẹ cho đến các anh em trong gia đình, không một ai chấp nhận để chàng trai si tình tổ chức hôn lễ. Ngay trong cuộc họp gia đình căng thẳng, cha anh thậm chí còn đứng lên nói thẳng sẽ từ mặt anh, xem anh không phải là đứa con trong nhà.
Nhưng mặc cho người thân ra sức ngăn cấm, anh vẫn một mực giữ nguyên ý định của mình, quyết tâm cưới chị Hồng làm vợ cho bằng được. “Lúc đó, tôi thấy thằng Châu quả quyết lắm. Nó nói nếu gia đình không đồng ý thì nó sẽ tự đi cưới vợ một mình, dẫu Hồng sống hay chết cũng sẽ là vợ nó. Người làm mẹ như tôi đứng trước tình cảnh ấy làm sao còn sự lựa chọn nào khác. Tôi chỉ sợ con trai mình nghĩ quẩn, rủi nó làm liều thì hối hận cả đời. Bởi thế, tôi đành ngậm ngùi chiều theo, phụ một tay giúp nó chuẩn bị sính lễ dạm hỏi. Đến giờ nghĩ lại vẫn thấy thương thằng Châu, cả đời cưới chỉ một lần mà họ hàng nội ngoại hai bên không có một ai đến dự. Đến cả sính lễ, tôi cũng phải đi nhờ hàng xóm láng giềng mới lo cho xong đám cưới trọn vẹn”, bà Thiệp kể lại.
Hơn 4 năm trôi qua kể từ đám cưới đầy chua xót ấy, chị Hồng giờ vĩnh viên nằm yên dưới ba tấc đất. Nhưng ở chốn nhân gian, sợi dây tơ hồng thấm đẫm nước mắt ấy vẫn còn ràng buộc anh Châu.
Theo Duy Khánh (Đời sống & Hôn nhân)
Video đang HOT
Nụ cười ở nơi tưởng toàn nước mắt
Nói đến Viện huyết học là nói đến bệnh hiểm nghèo. Nói đến bệnh nhân ở đây là nói đến những người tưởng như đang tuyệt vọng. Thế nhưng, cũng tại nơi này, bệnh tật, đau đớn và nước mắt đã nhường chỗ cho những nụ cười trong buổi Trung thu "kết nối yêu thương".
Chiều 13/9, tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, những trẻ em không may mắn ở đây đã được hưởng một cái Tết Trung thu sớm, một Tết Trung thu thật đặc biệt. Chị Đào Thu Hà, một thành viên trong ban tổ chức cho biết, công tác chuẩn bị cho ngày Tết Trung thu này đã được thực hiện từ nhiều ngày qua và ngay từ sáng 13/9, nhiều anh chị, cô chú, đã có mặt để lo hậu cần. Một hội trường rộng với sân khấu vui mắt, một bộ âm thanh "khủng", một dàn ca sĩ trẻ trung và tất nhiên, vô số quà (cả tiền và hiện vật) được gửi đến từ các đơn vị thuộc khối các doanh nghiệp Trung ương.
Thiệt thòi nhất và cũng là đối tượng được ưu tiên nhất chính là các bé đang bệnh nặng không thể xuống hội trường. Ngay khi được phép của các bác sĩ, đại diện các đơn vị cùng những bạn sinh viên tình nguyện đến từ Học viện Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có mặt tại từng phòng để tặng quà cho các bệnh nhi. Dọc hành lang, tiếng trống rộn ràng, ông địa nghễu nghện đi trước, chú sư tử lăng xăng nhảy múa theo sau khiến không khí ở khoa nhi thực sự là một ngày hội.
Dù còn đeo trên tay hay dưới chân những chiếc băng quấn chặt kim luồn, nhiều bé vẫn ríu rít chạy theo chú sư tử để túm đuôi nghịch ngợm. Những em nhỏ hơn, được mẹ bế cũng hào hứng vỗ tay, mắt sáng long lanh tận hưởng một không khí vui nhộn chưa từng có.
Tiếng trống rộn ràng cùng chú sư tử vui tính đã thu hút lũ trẻ ra khỏi giường bệnh
Tuy nhiên, cũng có những đứa trẻ không thể bước chân ra khỏi giường bệnh. Em Nguyễn Văn Huy (14 tuổi), nằm trên giường, đôi mắt hướng ra cửa, nơi có tiếng trống rộn ràng xen lẫn tiếng cười lanh lảnh của nhiều em nhỏ. Mẹ Huy kiên nhẫn ngồi bên cạnh, tay cầm quạt phẩy nhẹ cho con dù thời tiết hôm nay khá mát mẻ. Nhà Huy ở tận Điện Tiến, Điện Bàn (Quảng Nam ). Em được phát hiện bệnh khi đang học lớp 7 và lần tái phát này, Huy phải ra Hà Nội điều trị.
"Lễ khai giảng vừa rồi, con không đến trường được nhưng vẫn đòi mua cho 3 bộ quần tây áo trắng, có gắn phù hiệu hẳn hoi. Lúc ra Hà Nội nhập viện, con bắt mẹ phải mang theo 3 bộ đồ đó" - người mẹ, mắt ngân ngấn nước kể về đứa con đang tha thiết được chữa khỏi bệnh để về đi học. Nhận suất học bổng "VNPT - chắp cánh tài năng Việt", Huy xúc động lắm. Dù rất mệt mỏi, con vẫn cố nghiêng người, tự tay đặt khung giấy chứng nhận học bổng dựa vào chiếc tủ nhỏ cạnh giường rồi nhè nhẹ lướt các ngón tay trên mặt kính như đang chạm vào giấc mơ có thật. Đôi mắt đăm đắm của Huy dường như nói lên tất cả nỗi khát khao cháy bỏng được trở về với mái trường, với các bạn.
Kết nối yêu thương, truyền thêm nghị lực
Với tất cả những ai có mặt tại hội trường Viện huyết học và truyền máu Trung ương chiều 13/9, chắc đều cảm nhận được một không khí hết sức sôi động nhưng cũng rất nhiều cảm xúc.
Những ai chưa từng bước chân vào Viện huyết học và truyền máu Trung ương, có lẽ, điều mà họ nghĩ tới là thân hình quặt quẹo, những khuôn mặt đau khổ, những ánh nhìn đờ đẫn... Nhưng hôm nay, những khuôn mặt bừng sáng, những nụ cười hồn nhiên, những tiếng hát vui nhộn, những tiếng vỗ tay không ngớt và cả những cú nhảy ngộ nghĩnh của các bệnh nhi đã khiến cho mọi người hết sức bất ngờ và phấn chấn.
Chỉ trừ những em đang quá mệt, hầu hết bệnh nhi ở Viện đã có mặt tại hội trường. Những chú tò he do các nghệ nhân nặn tại chỗ, những chiếc đèn lồng đặc trưng của Tết Trung thu, chú sư tử ngoáy mông nhảy nhót và những món quà bất ngờ đã tạo nên một không khí tuyệt vời không kém bất cứ một lễ hội Trung thu hoành tráng nào. Sự hưng phấn không chỉ ở các em nhỏ mà còn lan tới cả cha mẹ của chúng, những người đã quá vất vả vì phải chăm sóc và lo lắng cho đứa con bệnh tật của mình. Khi được ca sĩ đưa micro, một bà mẹ đã vui vẻ hát khiến cả hội trường vỗ tay không ngớt.
Nếu không tận mắt chứng kiến, thật khó hình dung được những em bé mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo lại có thể cuồng nhiệt đến như vậy trong những trò chơi do các anh chị, cô chú mang đến
Giữa hàng trăm em nhỏ đang tận hưởng niềm hạnh phúc, hai chị em ruột của cô bé Trần Thị Như cũng quên đi tình cảnh đáng thương của mình, cất tiếng hát hòa theo ca sĩ Việt Tú trong bài Alibaba và bài Trống cơm. Như năm nay 17 tuổi, nhưng bệnh tan máu bẩm sinh đã khiến em trông chỉ nhỏ như đứa trẻ 12. Suốt 17 năm qua, Như đã phải chung sống với căn bệnh kinh khủng này, với nỗi vất vả dồn lên đôi vai bố mẹ em, hai người nông dân ở ngoại thành Hà Nội.
Bất hạnh hơn khi không chỉ mình Như mà cậu em trai kém Như 11 tuổi cũng bị phát hiện căn bệnh quái ác giống chị gái khi mới tròn 4 tháng tuổi. Kể từ lúc đó, cứ hàng tháng, 2 chị em lại đưa nhau vào viện để được truyền máu. "Bố mẹ em ở nhà làm ruộng, làm thuê lấy tiền chữa bệnh cho hai đứa nên em phải vừa điều trị, vừa chăm sóc em trai trong bệnh viện" - Như nói về sự bất hạnh của gia đình, nhưng khuôn mặt em không hề biểu lộ sự lo lắng. Có lẽ, niềm vui của sự chia sẻ trong Tết Trung thu này đã khiến em cảm thấy vững lòng hơn.
Hai chị em cô bé Trần Thị Như đã quên đi hoàn cảnh đáng thương của mình để tận hưởng ngày Trung thu đặc biệt
Điều dưỡng Tống Quang Mạnh, làm việc tại Trung tâm Thalassemia cho biết, hai chị em Như đều mắc bệnh tan máu do di truyền từ gen của bố mẹ hoặc người thân. Bệnh khiến cơ thể các em luôn ở thể trạng thiếu máu và hàng tháng, nếu không được truyền máu thì sẽ rất mệt mỏi, ốm yếu và phát sinh các bệnh khác như lách to phải cắt, biến dạng về xương, tiểu đường, suy gan, suy thận... "Mặc dù vậy, nhưng có những giai đoạn chúng tôi thiếu nguồn máu trầm trọng, phải cân nhắc nên truyền cho bệnh nhân nào trước, bệnh nhân nào sau" - anh Mạnh nói.
Đúng lúc điều dưỡng Mạnh đang chia sẻ thì ngay bên cạnh, một người mẹ sau khi nghe điện thoại đã vội vàng quay sang bế đứa con nhỏ ra khỏi chỗ ngồi. "Về thôi con, có máu để truyền rồi" - người mẹ gấp gáp nói và ra khỏi hội trường rất nhanh, khuôn mặt ánh lên niềm hy vọng.
"Một người mắc bệnh này, chi phí từ nhỏ cho đến năm 30 tuổi phải mất khoảng 3 tỷ đồng." - anh Mạnh cho biết. Mặc dù các bệnh nhi đều có thẻ bảo hiểm y tế, tuy nhiên, số tiền 5% phải đóng thêm, cộng với các khoản chi phí khác cũng là một khó khăn cực lớn đối với những người nông dân như bố mẹ của chị em cô bé Như.
Có một sự kiện hết sức đặc biệt tại buổi Trung thu này, đó là sự xuất hiện của cô gái Hoàng Diệu Thuần - cũng là một bệnh nhân ung thư và là tác giả của cuốn tự truyện "Như hoa hướng dương". Sau 7 năm mang bệnh, năm 2012, Thuần đã được ghép tủy thành công. Trong 8 năm qua, vừa chiến đấu kiên cường với căn bệnh hiểm nghèo, Thuần vừa viết sách, vừa hoàn thành chương trình đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội. "Em chỉ muốn nói với các em nhỏ đang ở đây rằng, hãy kiên trì, hãy tin tưởng vào các bác sĩ. Tương lai còn ở phía trước và chúng ta sẽ chiến thắng bệnh tật" - cô gái nhỏ bé, vẫn còn đang phải điều trị tại bệnh viện nói.
Diệu Thuần, cô gái đầy nghị lực vừa đàn, vừa cất tiếng hát ngọt ngào tiếp thêm niềm tin cho các bệnh nhi ung thư
Cầm trên tay những suất học bổng khuyến học của VNPT, thưởng thức giọng hát ngọt ngào của Diệu Thuần khi cô tự tay chơi đàn ghi ta, nghe lời chia sẻ chân tình của cô gái kiên cường này, những đứa trẻ như Huy, như em trai của Như và cả người thân của chúng sẽ được thắp thêm niềm tin, tiếp thêm sức mạnh để hy vọng về một ngày nào đó, chúng sẽ được trở lại mái trường, với bạn bè, với thầy cô...
Có thể, những đứa trẻ còn quá nhỏ để cảm nhận được sự quan tâm mà rất nhiều cá nhân, tổ chức đã dành cho chúng, nhưng niềm vui mà các em được tận hưởng ngày hôm nay chắc chắn sẽ trở thành một kỷ niệm đẹp, một ấn tượng không thể quên và đặc biệt, sẽ trở thành một động lực lớn lao để vươn lên, vượt qua sự nghiệt ngã của số phận, tận hưởng những giây phút quý giá của cuộc đời và giành lấy sự sống từ tay thần chết.
Một số hình ảnh tại buổi Trung thu - Kết nối yêu thương:
Chú sư tử chạy dọc hành lang, ghé thăm các phòng bệnh để mang niềm vui Trung thu đến cho các bé
Khuôn mặt hài hước, đáng yêu của ông địa khiến em bé này, rất thích thú
Một cậu bé hiếu động, rình rập chú sư tử
Hai mẹ con hạnh phúc trước sự quan tâm của những đơn vị trong khối các doanh nghiệp Trung ương
Ông Nguyễn Tất Hồng Dương, Phó Tổng biên tập báo Điện tử VnMedia đến tận phòng những bệnh nhân nặng để trao các suất học bổng VNPT - Chắp cánh tài năng Việt
Huy, cậu bé đang là học sinh lớp 8 ngắm nghía phần học bổng, đôi mắt em chứa đựng nỗi khát khao được trở về với mái trường
Bà mẹ trẻ này, chắc đã từng khóc hết nước mắt vì con, hôm nay cũng đã nở nụ cười rạng rỡ
Giây phút này, cậu bé đã quên đi căn bệnh hiểm nghèo của mình để tận hưởng niềm vui được sống trong một trung thu đặc biệt
Sà vào lòng những nghệ sĩ múa lân như đến với người thân
Hòa tiếng hát cùng các ca sĩ trẻ
Ngay cả người mẹ bất hạnh này cũng đã quên đi nỗi đau, cầm micro hát cùng ca sĩ
Trong phút chốc, những nỗi đau bị đẩy lùi
Các y, bác sĩ, những người luôn đau đáu nỗi đau của các bệnh nhi cũng cùng các em tận hưởng niềm vui
Sung sướng được nặn tò he cùng các nghệ nhân
Say mê sáng tạo
Nhất đinh em sẽ lại đến trường trong sự yêu thương của gia đình và sự sẻ chia của toàn xã hội
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Những đứa trẻ đón Trung Thu cùng hóa chất Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương có không ít bệnh nhi phải đón Tết Trung Thu cùng những chai hóa chất và dây truyền chằng chịt. Trái ngược với không khí sôi động trong hội trường Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương là nỗi buồn của không ít bà mẹ có con mắc bệnh hiểm nghèo. Họ bật...