Chàng trai tăng 22 kg, khỏi bệnh hen suyễn nhờ tập thể hình
Nhiều năm tập luyện kiên trì, Cảnh Hội đã “lột xác” từ vóc dáng còi cọc đã trở thành huấn luyện viên thể hình với cơ thể vạm vỡ, săn chắc.
Dưới đây là chia sẻ của huấn luyện viên thể hình Nguyễn Cảnh Hội (31 tuổi, Hà Nội) về hành trình thay đổi ngoại hình cùng Zing.vn:
Sinh ra ở vùng quê nghèo thuộc tỉnh Nghệ An, từ nhỏ tôi không may mắc bệnh hen suyễn, thân hình còi cọc. Cơ thể vốn đã yếu ớt, thường xuyên phải chống chọi với cơn hen, khiến tôi luôn thấy khó thở, tức ngực.
Lên cấp 2, tôi rất mê môn bóng đá, nhưng vì mắc bệnh hen nên không thể chơi cùng các bạn. Để cải thiện sức khỏe, tôi tự làm xà đơn ở nhà từ hai cây cau và một thanh sắt, đúc tạ bằng bê tông để tập luyện.
Hàng ngày, tôi dậy học bài từ 4h đến 5h30, sau đó sẽ tập thể dục tới giờ đến trường. Bất kể mùa đông hay mùa hè, tôi đều thức dậy sớm để tập luyện. Ngoài những dụng cụ tự chế, tôi còn đi bộ lên ngọn đồi gần nhà để rèn luyện thêm.
Sau mỗi ngày tập, tôi nhận thấy căn bệnh của mình giảm dần. Đây cũng là động lực để tôi kiên trì tập luyện. Tuy nhiên, thể hình của tôi vẫn gầy yếu.
Thể hình của Cảnh Hội trước và sau khi tập luyện.
Khi lên cấp 3, bệnh hen suyễn không khỏi hoàn toàn nhưng tỷ lệ lên cơn hen giảm đi nhiều.
Năm 2007, tôi ra Hà Nội học đại học và được biết đến môn thể hình. Ngày đó, tôi lấy hết can đảm để đến phòng gym đăng ký tập luyện.
Sau một năm, vóc dáng của tôi thay đổi rõ rệt. Từ chàng trai gầy gò, tôi đã tăng 22 kg (từ 52 kg lên 74 kg). Đặc biệt, căn bệnh hen suyễn cũng từ đó khỏi hẳn. Càng tập luyện, tôi càng yêu thích bộ môn này. Chúng giúp tôi cải thiện sức khỏe, hình thể và thêm tự tin trong cuộc sống.
Trong môn thể hình, để phát triển cơ bắp, tôi luôn tuân thủ 3 yếu tố: tập luyện, dinh dưỡng và nghỉ ngơi. Theo tôi, đa số mọi người chưa chú tâm đến chế độ dinh dưỡng dẫn đến kết quả tập luyện kém hiệu quả.
Tôi rất chú ý đến các bữa ăn trong ngày, dù bận rộn nhưng không bỏ bữa. Mỗi ngày, thực đơn của tôi được chia thành 5-6 bữa, các bữa cách nhau 2,5 tiếng. Ngoài ra, các bữa ăn cũng luôn cố gắng đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, vitamin,…
Nhờ tập luyện thể hình, anh đã khỏi căn bệnh hen suyễn.
Video đang HOT
Về tập luyện, lịch tập được chia 4-6 buổi/tuần, mỗi buổi kéo dài khoảng 90 phút. Trong khi tập luyện, tôi thường rất tập trung và luôn cố gắng hết sức. Bạn nên gạt bỏ những yếu tố có thể khiến mình phân tâm trong phòng tập như điện thoại, tán gẫu. Lúc này, hiệu suất tập luyện của bạn sẽ không đạt mức tối đa, hãy để tâm vào mục tiêu, làm việc chăm chỉ để chạm tay vào kết quả nhanh nhất.
Bên cạnh đó, trước khi bắt đầu tập, bạn hãy đặt ra cho mình mục tiêu, kế hoạch rõ ràng. Nếu bắt đầu tập luyện mà không có kế hoạch, lịch tập cũng giống như bạn đi du lịch thiếu bản đồ. Hãy dành thời gian viết mục tiêu bạn muốn hướng đến, từ đó xây dựng lịch tập, chế độ ăn uống hợp lý nhất.
Ảnh: NVCC
Theo Zing
Huấn luyện viên gợi ý lịch tập gym trong một tuần cho bạn
Tùy thời gian và mục tiêu tập luyện phát triển nhóm cơ nào, bạn sắp xếp lịch tập 6 ngày, 5 hay 4 ngày trong một tuần.
Huấn luyện viên thể hình Trần Vũ Thành Nhân cho biết người tập gym có nhiều mục tiêu khác nhau. Có người muốn phát triển cơ bắp ở ngực, vai, bụng... Một số người tập trung khắc phục các nhóm cơ còn yếu hay đơn giản giúp duy trì cơ bắp.
Ảnh: Cẩm Anh
Theo anh Nhân, ngoài phát triển cơ bắp, tập cardio giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện. Các bài tập cardio như chạy bộ, đạp xe, bơi, chèo thuyền với máy, nhảy dây... sẽ tăng sức bền cơ thể, kiểm soát cân nặng và lượng mỡ, hỗ trợ tăng khối lượng tạ.
Huấn luyện viên gợi ý 4 lịch tập, tùy vào mục tiêu ủa mỗi người:
Lịch tập 6 ngày
Tập trung vào các nhóm cơ lớn và cardio.
Ngày 1: ngực, tay sau
Ngày 2: lưng, tay trước
Ngày 3 : cardio
Ngày 4: vai, bụng
Ngày 5: đùi, mông
Ngày 6: cardio
Ngày 7: nghỉ
Lịch tập 5 ngày
Ngày 1: ngực, tay sau
Ngày 2: đùi, mông
Ngày 3: nghỉ
Ngày 4: lưng, tay trước
Ngày 5: vai, bụng
Ngày 6: cardio
Ngày 7: nghỉ
Lịch tập 4 ngày
Ngày 1: đẩy gồm ngực, vai, tay trước
Ngày 2: kéo gồm lưng, tay sau
Ngày 3: nghỉ
Ngày 4: cardio, bụng
Ngày 5: đùi, mông
Ngày 6: nghỉ
Ngày 7: nghỉ
Lịch tập 3 ngày
Lịch dành cho những ai quá bận rộn, người tập thực hiện 30 phút cho các bài tập tim mạch.
Ngày 1: các nhóm cơ thân trên như ngực, lưng...
Ngày 2: nghỉ
Ngày 3: các nhóm cơ thân dưới như mông, đùi...
Ngày 4: nghỉ
Ngày 5: cardio, bụng hoặc tập các nhóm cơ thân trên
Ngày 6: nghỉ
Ngày 7: nghỉ
Cẩm Anh
Theo VNE
Dành cả thanh xuân uống rượu, người đàn ông không qua được tuổi 35! Nghiện rượu gây ra nhiều bệnh lý từ cấp tính tới mãn tính trong đó việc điều trị cho những bệnh nhân nghiện rượu cũng khó khăn hơn. Hình ảnh bệnh nhân vàng như nghệ do rượu, da bình thường là của bệnh nhân không uống rượu. Ảnh BS Ngô Đức Hùng 15 năm uống rượu Bệnh nhân N.V.T 35 tuổi, quê Hà...