Chàng trai nặng lòng với trẻ vùng cao
Với hành trình hơn 12 năm trên con đường làm từ thiện, kết nối hỗ trợ, anh La Quốc Long ở Quảng Nam đã giúp đỡ rất nhiều mảnh đời khó khăn.
Khi còn là sinh viên, anh La Quốc Long (33 tuổi, hiện là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên VN xã Đại Thắng, H.Đại Lộc, Quảng Nam) đã có niềm đam mê với những hoạt động thiện nguyện. “Khi xem những phóng sự chiếu trên ti vi về cuộc sống của những người dân vùng cao, được thấy hình ảnh trẻ em vùng cao phải sống trong cảnh thiếu thốn cái ăn, cái mặc đã khắc sâu vào tâm trí tôi”, anh Long mở đầu câu chuyện.
Anh La Quốc Long là một trong những gương thanh niên tiêu biểu của H.Đại Lộc, Quảng Nam Nam Thịnh
Năm 2011, anh Long có chuyến thiện nguyện đầu tiên lên huyện vùng cao Nam Giang (Quảng Nam). Thời điểm đó, vào mùa đông nên thời tiết vùng biên viễn lạnh cắt da thịt, nhưng các em nhỏ nơi đây chỉ mặc tấm áo vừa mỏng vừa rách, thậm chí có em không có nổi cái quần để mặc, đôi dép để đi.
“Trực tiếp chứng kiến những hình ảnh đó tôi đau nhói, xót xa. Khi tận tay trao cho các em những bộ quần áo ấm, nhiều em liền mặc vào rồi cười và nói lời cảm ơn, lúc đó tôi thấy hạnh phúc vô cùng. Và tôi tự hứa với chính mình phải làm nhiều việc ý nghĩa hơn nữa để góp một phần sức lực nhỏ bé của mình giúp đỡ các em nhỏ, thay đổi cuộc sống khốn khó nơi đây”, anh Long tâm sự.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, anh Long đã đóng góp, tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện đến với trẻ em vùng cao. Thông qua mạng xã hội, anh thường xuyên kêu gọi các nhà hảo tâm quyên góp sách vở, quần áo, nhu yếu phẩm để sẻ chia phần nào khó khăn với các em. Để hoạt động thiện nguyện đi vào nề nếp, anh lập ra nhóm thiện nguyện Hoa bác ái Đại Lộc với mục đích kêu gọi, hỗ trợ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, xây nhà tình nghĩa trên địa bàn huyện… Nhóm thiện nguyện này cũng đã hỗ trợ, giúp đỡ hàng trăm hoàn cảnh với số tiền hàng tỉ đồng.
Chia sẻ về các hoạt động từng tham gia, anh Long kể nhiều hơn về những kỷ niệm, bài học và sự trưởng thành qua từng chuyến đi, chương trình do chính bản thân thực hiện. Kỷ niệm đặc biệt khiến anh nhớ mãi chính là chuyến đi thiện nguyện đến với trẻ vùng cao ở Quảng Nam. Bởi, với Long mỗi chuyến đi vùng cao đã để lại trong anh những ấn tượng đáng nhớ khác nhau, giúp anh có nhiều kinh nghiệm, thấu hiểu hơn cuộc sống khó khăn, bất hạnh của những mảnh đời.
Theo anh Long, điều may mắn nhất trên chặng đường ý nghĩa này là anh không hề đơn độc mà có rất nhiều anh chị em, bạn bè sẵn sàng góp sức, chung tay với mình. “Mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh khác nhau, thay vì cuộc sống an nhàn của tuổi trẻ, hãy tạo cho mình một lối đi riêng và giúp ích được cho nhiều người, có như vậy cuộc sống mới ý nghĩa và đáng sống”, anh trải lòng.
Video đang HOT
Với lòng thương người, luôn giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn, anh La Quốc Long đã được gọi với cái tên thân thương là “Long từ thiện”. Có thể thấy, chính cái tên đã nói lên sự ghi nhận sau những nỗ lực trên hành trình đầy nhân văn của chàng trai xứ Quảng.
Anh Huỳnh Thế Toàn, Bí thư Huyện đoàn Đại Lộc, đánh giá anh La Quốc Long là một gương thanh niên tiêu biểu của huyện. “Mỗi hoạt động thiện nguyện của anh Long luôn để lại cảm xúc trong lòng người dân. Thể hiện tinh thần tích cực, gắn kết tình thương, lòng nhân ái để chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. Anh Long xứng đáng là tấm gương để các thế hệ trẻ học hỏi, neo theo”, anh Toàn nói.
Phiêu Linh Project: Ươm mầm học cho trẻ vùng cao
Phiêu Linh Project là dự án với sự góp mặt của nhiều bạn trẻ Việt Nam khắp nơi, gồm cả du học sinh nhiều nước, với mục tiêu góp phần ươm mầm học cho trẻ vùng cao.
Cùng các bạn nhỏ tham quan doanh nghiệp xã hội tại Sa Pa (Lào Cai) - Ảnh: PHIÊU LINH PROJECT
Sau bốn mùa đến Lào Cai và Kon Tum, lần thứ năm này các bạn quay trở lại Sa Pa (Lào Cai) và hiện đang diễn ra trại hè 13 ngày cho các bạn nhỏ dân tộc thiểu số tại Trường phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lao Chải.
Cùng thắp ngọn lửa khao khát đến trường
Tạm hình dung thế này, dự án trao học bổng, tặng sách, hệ thống dẫn nước uống, bình nóng lạnh... cho học sinh. Nhưng điều các bạn trẻ cùng chung sức làm nên dự án mong muốn chính là khơi nguồn, truyền cảm hứng học tập cho các bạn nhỏ qua từng hoạt động giáo dục.
Lần quay trở lại Sa Pa này cũng không ngoài mong muốn tạo ra giá trị bền vững cho mảnh đất giàu tiềm năng về văn hóa và du lịch này. Nhưng số học sinh bỏ học vì khó khăn, phải sớm lao động phụ giúp gia đình ngày càng tăng. Ngay các bạn cũng chưa ý thức cần phải học. Chưa kể nhiều bạn còn bỏ học do tục tảo hôn.
Bạn Trần Lý Minh Ngọc (20 tuổi) - đồng trưởng dự án năm 2023 - nói Phiêu Linh Project không đến Sa Pa dạy một vài ngày rồi về mà hy vọng tạo nên giá trị bền vững và trở thành người bạn đồng hành lâu dài với các em.
"Chúng mình muốn tổ chức nhiều hoạt động hơn nhưng không nhiều nhân sự, nguồn vốn cũng hạn chế nên mỗi năm chỉ có thể làm một trại hè 13 ngày cho các bạn nhỏ", Minh Ngọc chia sẻ.
Các thành viên đã mất hơn năm tháng chuẩn bị. Nhiều workshop Ươm mầm được tổ chức tại Hà Nội và TP.HCM bán vé gây quỹ. Dự án còn gây quỹ bằng việc bán đồ ăn, túi tote và kêu gọi hỗ trợ bằng nhiều cách.
Các bạn cũng khảo sát, phỏng vấn, quan sát, hoạt động nhóm và nghe ý kiến thầy cô, chính quyền địa phương để hiểu rõ hơn học sinh nơi này trước khi tổ chức hoạt động.
Đi đâu để lớn lên giữa cộng đồng?
Trại hè 2023 có chủ đề "Đi đâu để lớn lên giữa cộng đồng?". Dự án như bạn đồng hành giúp trẻ phát triển tư duy và cảm xúc, khám phá giá trị của yêu thương, chính trực và tử tế thay vì để các bạn nhỏ tự loay hoay khai phá bản thân.
Ấy còn là không gian khám phá văn hóa, nói với trẻ bài học phát triển cộng đồng nhưng không làm mất đi lòng tự hào về bản sắc văn hóa của mình trong mối tương quan văn hóa với các dân tộc khác. Thế nên các trại sinh 13-16 tuổi được dẫn đi tham quan doanh nghiệp, bảo tàng, nghe về khởi nghiệp cộng đồng.
Từ đó, các bạn tự lên một dự án mô phỏng mô hình kinh doanh với tài nguyên, nguồn lực sẵn có ở địa phương. Song song đó, còn có hoạt động giao lưu văn hóa, học sinh nghiên cứu và tổ chức một lễ hội văn hóa của người Mông.
Các bạn tham gia ở ba mảng học tập, thể thao và nghệ thuật để khám phá, phát triển tài năng cá nhân. Trong đó, từng hoạt động đều lồng ghép giá trị văn hóa, các vấn đề xã hội các em hoặc bản làng gặp phải.
"Chúng tôi muốn các bạn chủ động lên ý tưởng và tự thực hiện, còn dự án chỉ hỗ trợ. Chính các bạn được thỏa sức kiến tạo những giá trị cho cộng đồng mình"
Trần Lý Minh Ngọc
"Chúng tôi muốn các bạn chủ động lên ý tưởng và tự thực hiện, còn dự án chỉ hỗ trợ. Chính các bạn được thỏa sức kiến tạo những giá trị cho cộng đồng mình", Minh Ngọc nói.
Thào Thị Chỉnh (lớp 11, Trường THPT số 1 thị xã Sa Pa) tham gia trại hè này từ năm học lớp 7 và vẫn giữ liên lạc với các anh chị thực hiện dự án. Chỉnh kể đã nhận ra việc học rất quan trọng nên đã từ chối việc cưới xin, chăm chỉ học, đạt học bổng để chinh phục ước mơ làm cô giáo. Bạn được Phiêu Linh Project hỗ trợ và vừa nhận học bổng Interhands.
"Mình chưa từng biết đến bảo tàng cho đến khi các anh chị dẫn vào đó, được nghe những câu chuyện lịch sử, nhận ra nguồn cội của mình có những bản sắc tuyệt vời và muốn phải làm điều gì đó giữ gìn bản sắc dân tộc mình", Chỉnh hớn hở kể.
Hạnh phúc của người đồng hành
Hồ Nguyễn Lan Tiên (20 tuổi) khoe đã đồng hành cùng Phiêu Linh Project qua ba năm với ba vai trò khác nhau và nhiều cảm xúc mỗi khi nhớ lại từng hoạt động mỗi năm. Tiên nói chính nơi này đã thúc đẩy mỗi thành viên cùng tạo ra nhiều giá trị lớn hơn cho xã hội.
Với Minh Ngọc, dự án như tấm gương để mỗi người tự soi và thấy mình đã lớn lên thế nào. Khá bận rộn với các dự định cá nhân nhưng Ngọc vẫn ứng tuyển vị trí đồng trưởng dự án năm 2023 bởi "những giá trị của dự án đồng điệu với mục đích sống của bản thân, giúp mình củng cố niềm tin vào giá trị của yêu thương, chính trực và tử tế trong cuộc sống này".
Nữ giáo viên mang bữa cơm có thịt đến với trò nghèo vùng cao Suốt 5 năm qua, nữ giáo viên Phạm Thanh Huyền không quản khó nhọc, kết nối mạnh thường quân mang bữa cơm có thịt đến với trẻ em huyện biên giới Thanh Hóa. Trở lại một ngày cách đây khoảng 5 năm về trước, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) xảy ra trận lũ lịch sử làm thiệt hại nhiều nhà cửa, hoa màu...