Chàng trai mất 2 tay lập kênh TikTok triệu view, gom tiền giúp mẹ chữa bệnh
9 năm trôi qua, Dương Hữu Phúc vẫn chưa từng quên vụ tai nạn cướp đi đôi tay của mình. Đau khổ tuyệt vọng nhưng vì mẹ, Phúc vực dậy bản thân, sống lại với ước mơ, lập kênh TikTok triệu view, kiếm tiền chữa bệnh giúp mẹ.
Dương Hữu Phúc (SN 1995, Lạng Sơn) vốn là một chàng trai nhiều đam mê, luôn tha thiết trở thành một kiến trúc sư. Thế nhưng tai nạn bất ngờ 9 năm trước khiến cậu học sinh khi đó phải tạm gác lại hoài bão. Để rồi trải qua bao khó khăn, những ngày tháng đầy nước mắt, Phúc quyết định đứng dậy, tiếp tục theo đuổi con đường mình từng ao ước.
9 năm, nỗi đau đã nguôi ngoai nhưng mỗi lần nhắc lại những ngày tháng ấy, Phúc lại rơi nước mắt.
Chàng trai giàu nghị lực Dương Hữu Phúc là niềm tự hào của mẹ
“Còn sống là may rồi mẹ ạ”
Vào ngày định mệnh 21/5/2014, tai nạn nổ bình oxy đã khiến cuộc đời cậu học sinh lớp 12 Dương Hữu Phúc bước sang một trang mới, đầy khó khăn, thử thách, nước mắt nhiều hơn nụ cười.
Khi đó, Phúc đang làm việc ở xưởng cơ khí của người anh họ thì bình oxy phát nổ. Hai tay đau tê dại nhưng cậu vẫn đủ tỉnh táo cố bước ra ngoài gọi mọi người. Chị dâu của Phúc nghe thấy tiếng nổ còn hỏi em có sao không vì nghĩ chỉ bị nhẹ. Lúc thấy Phúc bước ra, tất cả đều hoảng hốt, vội đưa cậu đi cấp cứu.
Đau đớn là thế nhưng nhìn mẹ và chị gái khóc nức nở, Phúc phải vững tin. Khi được bác sĩ cho đi chụp chiếu, chẩn đoán việc cắt bỏ đôi tay, Phúc buồn lắm. Nhưng cậu vẫn cố nói với ra để động viên mẹ: “Mẹ ơi, còn sống là may rồi”.
Dương Hữu Phúc khi chưa trải qua biến cố tai nạn nổ bình oxy
Năm ấy, Phúc chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp cấp 3. Nhìn đôi tay của mình, Phúc biết sự nghiệp học hành từ đây đã dừng lại. Chàng trai chỉ biết nuốt nước mắt vào trong, chấp nhận số phận nghiệt ngã để mẹ và chị không buồn.
Phúc kể: “Trước khi bước vào phẫu thuật cắt tay, mình còn nói với bác sỹ cố gắng giữ lại một tay cho mình nếu có thể. Bác sĩ thương nên động viên mình rất nhiều. Khi tỉnh dậy, mình cảm nhận từng cơn đau thấu trời đất. Nhìn xuống, thấy hai tay băng bó chặt, mình hiểu ra tất cả. Bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng không thể nào giữ lại được. Mình biết từ đây phải đối mặt với tất cả khó khăn đang đợi ở phía trước”.
Ước mơ trở thành kiến trúc sư của Phúc cũng vì vậy mà dang dở.
Thời gian đó, mẹ luôn ở bên động viên, chăm sóc Phúc. Nếu không có mẹ, có chị, Phúc sẽ chẳng đủ nghị lực để vượt qua nỗi đau.
Ngày đầu tiên Phúc cầm bút viết được tên mình, hai mẹ con ôm nhau khóc vì xúc động. Từ đó Phúc tiếp tục nuôi ước mơ trở thành kiến trúc sư
Sau hơn 1 tháng, Phúc có thể đi lại được. “Mình bắt đầu ra ngoài. Bà con lối xóm đều biết về tai nạn nhưng lần đầu xuất hiện trong bộ dạng thiếu hai tay, mình có phần e sợ. Mình sợ những ánh mắt tò mò nên mặc áo sơ mi dài tay, kéo trùm hết phần tay bị thương đó. Mãi sau này mình mới tự tin hơn”.
Ban đầu, việc vệ sinh, ăn uống, Phúc đều phải nhờ đến mẹ. Nhìn mẹ vất vả vì mình, Phúc không cầm được nước mắt. Thương mẹ, thương chính bản thân, Phúc luôn tự động viên phải cố gắng lạc quan, cố gắng nghĩ về những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bắt đầu từ suy nghĩ đó, Phúc quyết định làm cho mình một “cánh tay ăn” sau khi được một người thân giúp đỡ.
Phúc tự chế “bàn tay ăn” để chủ động việc nấu nướng, ăn uống
“Mình dùng một nửa chiếc chai nhựa, đầu chai gắn một chiếc dĩa, đầu còn lại lắp vào phần tay bị cụt như một chiếc tay giả. Thời gian đầu vì chưa quen nên thức ăn vương vãi khắp nơi, phần tay cắm vào chai nhựa bị trầy xước, sưng tấy. Đau đớn là vậy nhưng mình không bỏ cuộc. Lâu dần thành quen, giờ ‘cánh tay ăn’ ấy chính là trợ thủ đắc lực cho mình”, Phúc chia sẻ. Chỉ sau vài tháng, Phúc bắt đầu tự tự ăn uống, tự làm những việc trong khả năng của mình. Nhìn con cố gắng từng ngày, mẹ Phúc xúc động rơi nước mắt.
“Mẹ ơi con lại viết được rồi”
Phúc nhớ như in khoảnh khắc thấy một chiếc bút trên bàn sau hơn 1 năm gặp biến cố. Chiếc bút ấy khiến cậu học sinh năm nào nhớ về những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Phúc từng mơ trở thành kiến trúc sư, từng mơ được vẽ, được phác họa trên máy tính với đôi tay khéo léo.
Đam mê và nhiệt huyết tuổi trẻ bỗng trỗi dậy, Phúc mạnh dạn dùng hai cánh tay cầm bút, thử viết tên mình một lần nữa.
Video đang HOT
“Mình không tin nổi là có thể viết được tên mình lên giấy dù nét chữ hơi nguệch ngoạc. Mình vui quá gọi ‘mẹ ơi con lại viết được rồi’. Giây phút đó, hai mẹ con nhìn nhau không nói thành lời.
Mẹ bảo nếu mình muốn đi học, mẹ sẽ liên hệ lên trường, xin học lại lớp 12. Mẹ mong mình vẫn nuôi ước mơ làm kĩ sư và không nản lòng trước khó khăn”, Phúc kể.
Từ đó, Phúc quyết định đi học lại. Sau những ngày vất vả, cố gắng, cuối cùng, Phúc đỗ đại học, theo học ngành thiết kế đồ họa. Hai mẹ con cậu khăn gói xuống Hà Nội, thuê nhà trọ, cùng nhau vẽ lại ước mơ còn dang dở.
Phúc không còn mặc cảm về đôi tay và luôn cảm thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người
Phúc kể, ngày đầu mới vào trường học, nhìn thấy Phúc với đôi tay khiếm khuyết, ai cũng ngạc nhiên.
“Nhiều người bất ngờ trước lựa chọn của mình. Một người bình thường học đồ họa còn khó… Nhưng thấy mình cố gắng, ai cũng thương, cũng quý. Thầy cô và bạn bè tạo điều kiện, hỗ trợ mình hết lòng”.
Dù mất đi đôi tay nhưng Phúc không chùn bước, hai mẹ con nương tựa vào nhau.
Sau thời gian học đại học, Phúc ra trường và kiếm được công việc làm thiết kế đồ họa. Phúc không tin trải qua tai nạn, giờ đây cậu lại có thể làm việc với chuột, máy tính và những hình vẽ. Dù khó khăn hơn những người bình thường nhưng chàng trai vẫn không từ bỏ nhiệt huyết.
Lập kênh TikTok, giúp mẹ chữa bệnh
Thời gian còn đi học, kinh tế khó khăn, hai mẹ con Phúc phải bươn chải trên phố đi bộ, bán vòng hoa nhỏ kiếm sống. Nhiều người lạ bỗng trở thành khách quen.
Thời gian đầu, công việc khá thuận lợi. Nhưng sau, món hàng đó không còn được nhiều người ưa chuộng, Phúc và mẹ lại chuyển sang bán đồ chơi, cây xương rồng…
Mỗi món đồ khoảng 50.000 – 60.000 đồng. Mỗi ngày, hai mẹ con kiếm được một khoản tiền lãi nho nhỏ đủ trang trải cho sinh hoạt.
Ở phố đi bộ, rất nhiều người quen mặt hai mẹ con Phúc
Sau đó, Phúc tìm được công việc kiến trúc sư tại một công ty. Bạn bè, đồng nghiệp luôn hết lòng giúp đỡ. Được làm công việc mình yêu thích, Phúc rất tự hào. Thu nhập những tháng đầu, Phúc dành đưa cho mẹ trả tiền thuê trọ và sinh hoạt.
Năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát, công ty khó khăn, công việc chính thức của Phúc cũng vì vậy mà ngừng lại. Phúc nhận làm việc từ xa với thu nhập ít hơn. Số tiền kiếm được không đủ để trang trải cuộc sống.
“Mình và mẹ nghĩ ra nhiều cách để mưu sinh. Sau khi vãn dịch, hai mẹ con lên phố đi bộ tiếp tục bán hàng. Những món đồ chơi mình bán được các em nhỏ thích thú. Người Hà Nội dần quen với hình ảnh chàng trai khuyết hai tay, đứng bán hàng trên phố đi bộ”, Phúc bày tỏ.
Những món đồ chơi là nguồn thu nhập của hai mẹ con Phúc
Phúc cho hay, công việc dù vất vả nhưng bản thân cậu luôn cố gắng cùng mẹ vượt qua khó khăn. “Có những ngày mình mệt nhoài vì phải đi bộ và đứng rất nhiều nhưng nhìn mẹ vất vả, mình không đành lòng bỏ cuộc”, Phúc cho biết.
Sau thời gian vất vả, mẹ Phúc lâm bệnh, phải điều trị ở tỉnh. Phúc cho biết, hiện tại sức khỏe của mẹ không còn được như trước nên một mình cậu phải lo liệu mọi thứ. Ngoài lo cho bản thân, Phúc còn kiếm tiền để chữa bệnh suy thận cho mẹ.
Cậu kể: “Ngày đó, thi thoảng mình có chia sẻ một số video lên TikTok về việc mình bán đồ chơi và vòng hoa rồi nhận được về rất nhiều lượt follow, tương tác. Hình ảnh cậu thanh niên mất hai tay bán hàng trên phố đi bộ cũng được nhiều người biết đến. Nhờ vậy, mình nghĩ đến việc lập một kênh TikTok riêng rồi bán hàng trên đó”.
Không chỉ đam mê làm kiến trúc sư, Phúc còn say sưa với việc chụp ảnh
Chàng trai trẻ vượt qua bao sóng gió giờ đây có một kênh TikTok riêng với hơn 160 nghìn người theo dõi.
Phúc còn nhớ niềm hạnh phúc lớn lao khi lần đầu đăng đã nhận về hơn 30 đơn hàng. Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn, tiếp sức mạnh cho Phúc quyết định mở bán hàng trên nền tảng mạng xã hội này. Có dịp gần ngày 1/6, lễ Tết, đơn hàng lên tới vài trăm đơn/ngày. Phúc tin đã tìm được hướng đi đúng, có thể giúp mẹ vượt qua bạo bệnh.
Nhưng thời gian gần đây, kinh tế khó khăn, món đồ chơi Phúc bán cũng bị cạnh tranh nên đơn hàng giảm nhiều. Thu nhập cũng vì vậy mà bấp bênh. Chàng trai trẻ vẫn đang tự nỗ lực hết mình, cố gắng tạo dựng lại thương hiệu kênh TikTok để có nhiều đơn hàng hơn trước.
Hiện Phúc đang lo trang trải tiền giúp mẹ chữa bệnh
“Việc của mình lúc này là làm sao biến đôi tay khiếm khuyết thành sức mạnh, kiếm tiền giúp mẹ chữa bệnh và tạo dựng một tương lai tốt hơn cho mình để mẹ, chị gái và những người thân được yên tâm về mình”, Dương Hữu Phúc bộc bạch.
Cô gái sinh năm 1999 về quê làm ruộng dù học xong có việc ngay, mức lương khá
Sau khi tốt nghiệp đại học, Kim Út cũng tìm được công việc đúng chuyên ngành với mức lương 10 triệu/tháng. Nhưng 2 năm sau đó, cô quyết định dừng lại, quay về làm nông.
Áp lực đồng trang lứa, sợ bị bỏ lỡ, công việc bận rộn... là những "nỗi niềm" rất dễ gặp, khiến người trẻ đôi khi bị cuốn đi theo nhịp sống căng thẳng, hối hả. Mỗi người có 1 lựa chọn để "cân bằng" cuộc sống. Với Trần Thị Kim Út (sinh năm 1999, đang sinh sống ở Quảng Nam) - chủ kênh Út về vườn, cô quyết định rời thành phố về quê dù sau khi tốt nghiệp tìm được công việc đúng ngành, với mức lương đủ sống.
Kim Út
Kim Út bắt đầu đăng những video đầu tiên về cuộc sống ở quê của mình vào tháng 12/2022. Sau nửa năm trôi qua, kênh của Út đang có gần 560k lượt theo dõi và gần 8 triệu lượt thích. Thành quả này có được là nhờ phong cách làm video giản dị, dễ thương nhưng không kém phần chỉn chu cùng những bối cảnh bình yên, món ăn ngon mắt...
Từ vườn rau ở ban công phòng trọ đến khu vườn bao la ở quê
Cuối năm 2020, Kim Út tốt nghiệp khoa Báo chí trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. Cô làm công việc đúng chuyên ngành với mức lương khoảng 10 triệu/tháng.
Sau 2 năm làm báo, Kim Út thấy mình ngày càng trưởng thành hơn, học được nhiều kỹ năng hữu ích. Tuy nhiên trong thâm tâm, nhiều lúc cô cảm thấy bản thân không thực sự cháy hết mình với công việc. Điều này khiến Út chững lại và suy nghĩ rất lâu rồi quyết định tạm nghỉ việc, tự cho bản thân cơ hội tìm kiếm, trải nghiệm một thử thách nào đó để làm mới mình.
Và thử thách mà Kim Út đặt ra cho chính mình là về quê sống. Đồng thời cô cũng định hướng cho bản thân vừa ở quê vừa tạo nguồn thu nhập từ việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội.
"Mình thích sự yên bình, tĩnh lặng ở quê, thích nấu ăn, thu hoạch cây trái, làm vườn,... Trong khi ở TP.HCM thời điểm đó sau mỗi ngày tan làm là mình về phòng trọ ngột ngạt. Mình cũng ráng làm một vườn rau nhỏ ngoài ban công, trồng đủ loại như mồng tơi, rau răm, quế, hành... Đó là niềm vui sau mỗi ngày của mình, nuôi dưỡng ước mơ sau này sẽ làm một mảnh vườn thiệt đẹp ở quê".
Nguyên liệu cho những món ăn ngon lành của Út hầu hết đều là của nhà trồng trọt, chăn nuôi
Trước khi về quê, Kim Út cũng không chuẩn bị quá nhiều: "Hồi đó thu nhập 10 triệu/tháng nên mình cũng không dư dả gì, khi quyết định 'về vườn' thì chỉ có mấy triệu trong tay. Nhưng mình còn trẻ, chưa có gia đình nên quyết định được đưa ra một cách nhanh chóng.
Về nhà có gì ăn đó, gia đình trồng nhiều rau củ, gà vịt ngoài vườn, tụi nó đẻ trứng ăn hoài không hết phải bán nữa nên mình không cần vốn liếng gì. Bên cạnh đó mình còn được sự hỗ trợ của anh chị, nhận làm thêm vài việc freelance là có ít thu nhập để sống. Nhưng những cái này là trường hợp của mình thôi, còn bạn nào mà nhà không có sẵn đất, làm mọi thứ từ số 0 thì mình nghĩ là cần vốn nhiều".
"Đi làm máy lạnh không sướng hơn hả con? Sao về làm nông nắng nôi cực khổ"
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, trong gia đình vốn làm ruộng nên khi về quê, Kim Út cảm thấy mọi việc diễn ra rất bình thường, thân thuộc. Tuy nhiên cô không tránh khỏi những câu hỏi đến từ hàng xóm, mọi người xung quanh:
"Vài cô chú cũng hay hỏi 'Đi học đại học 4 năm, đi làm máy lạnh không sướng hơn hả con? Sao về làm nông nắng nôi cực khổ?'. Nhưng mình thấy vui với quyết định của mình vì mỗi hành trình, giai đoạn đi qua đều có giá trị riêng. Và quan trọng là mình thấy vui với công việc đang làm, thêm nữa gia đình cũng rất ủng hộ quyết định của mình".
Từ khi về quê, mỗi ngày Út đều thấy hạnh phúc
Ngược lại, sau khi về quê, đôi lúc Út cũng lưu luyến thành phố. Đó là những người bạn thân, trước đây chỉ cần ới một tiếng là có thể gặp mặt còn bây giờ phải lựa dịp đặc biệt. Đó là những món ăn tâm đắc ở vài quán quen, thỉnh thoảng muốn ăn lắm nhưng giờ đành nhịn thèm.
"Lâu lâu có dịp mình vẫn lên thành phố chơi. Hơn nữa bây giờ internet, giao thông phát triển lắm rồi, muốn đi đâu chỉ cần đặt vé rồi đến nhanh thôi. Mình thấy sống ở quê hay phố không còn nhiều khoảng cách, quan trọng là chọn ở đâu cho phù hợp công việc, sở thích bản thân".
Về quê làm ruộng không phải là chuyện dễ, nhất là với người không quen lao động chân tay. Nhưng với Kim Út, từ lúc rời phố về quê đến nay, cô chưa có giây phút nào chán nản hay mệt mỏi.
"Cuộc sống mỗi ngày của mình giờ dần giống người ở quê hơn, khác một xíu là tối ngủ muộn hơn một chút. Còn sáng mình vẫn dậy sớm làm những việc đã lên kế hoạch từ tối hôm trước, ngày qua ngày nối tiếp nhau nên ít thời gian nghĩ gì nhiều. Có lẽ vì đây là việc mình thích nên cứ làm hoài, không những không chán mà còn thấy vui nữa" - cô nàng tâm sự.
Tuy nhiên Út cũng không tránh khỏi những khó khăn khi làm một vài công việc nặng. "Cưa cây lỡ trúng tay, chặt cành bị trầy xước, leo cây thì ngã,... nhưng mình không thấy phiền lòng vì chuyện này".
Đứt tay, ngã cây,... là chuyện thường gặp của Út từ khi về quê
Về chuyện kinh phí duy trì cuộc sống, kênh của Út cũng nhận được những hợp đồng quảng cáo, nhờ vậy mà cô có thu nhập ổn để sống ở quê. Ngoài ra các khoản chi phí cũng giảm bớt nhiều sau khi về quê, bao gồm cả các khoản chi của con gái như quần áo, mỹ phẩm: "Do quay video nên giờ mình chỉ mặc áo bà ba, áo quần cũng không mua gì nhiều. Với từ nhỏ mình cũng ít sắm sửa nên cũng không có nhiều thay đổi. Còn mỹ phẩm thì mình vẫn dùng để giữ da, chống nắng. Mình cũng là con gái mà, cũng muốn giữ nét cho riêng mình nữa".
"Nhìn rộng ra, mình thấy về vườn là quyết định khó khăn và không dễ dàng như những hình ảnh, video được chia sẻ trên các diễn đàn bỏ phố về quê. Nếu không am hiểu nông nghiệp, từ bỏ những thói quen ở phố, làm lại từ đầu ở những cái trước đây chưa biết sẽ rất khó khăn chứ không màu hồng. Nhưng mình cũng nghĩ nói nhiều không bằng bắt tay làm, có thử thì bạn mới biết bạn cần những gì, làm được hay không và có phù hợp không" - Kim Út kết luận.
Khu vườn của Út khi bắt đầu gieo hạt
Bây giờ đã ngập tràn rau củ
Ôm mộng tự do, thanh niên bỏ văn phòng 30 triệu/tháng làm freelance Làm việc tự do đang là trào lưu giới trẻ khi nhiều người kiếm được cả trăm triệu đồng dù chẳng phải đến văn phòng chấm công mỗi ngày. Thế nhưng bên cạnh đó, vẫn có những bài học đau thương khiến nhiều người phải suy ngẫm lại nếu muốn lựa chọn theo con đường này. Nhiều bạn trẻ lựa chọn công việc...