Chàng trai không tay trở thành tân sinh viên
Cậu học trò tật nguyền Nay Dj Ruêng (sinh năm 1994, dân tộc Jrai ở huyện Krông Pa, Gia Lai, nhân vật trong bài viết “Không bàn tay, thí sinh quyết thi đỗ ĐH”) đã nỗ lực vượt qua khó khăn để trở thành tân sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng.
Kỳ thi ĐH-CĐ năm 2013, cậu học trò đến từ vùng đất Tây Nguyên đại ngàn đã thi đậu vào ngành Công nghệ Thông tin của Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng với số điểm 14, đó là thành quả sau những nỗ lực không mệt mỏi của “thí sinh không bàn tay”.
Gặp Dj Ruêng trong ký túc xá Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng (phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), chúng tôi không khỏi bất ngờ khi cậu học trò tật nguyền đã hòa nhập rất nhanh với môi trường sống mới dù em chỉ nhập vừa nhập học có 2 tuần.
Tân sinh viên Dj Ruêng miệt mài với bài vở hàng ngày.
Dj Ruêng sinh ra trong một gia đình có 8 anh chị em thì có đến 3 người bị nhiễm chất độc da cam truyền từ người cha. Khi lọt lòng mẹ với thân hình dị thường, em đã suýt bị mang đi “chôn sống” vì hủ tục lạc hậu của người dân tộc Jrai. Nhưng cha em đã quyết gạt đi tất cả những khuôn khổ của dân tộc mình để nuôi nấng em nên người. Mặc dù chân chay teo tóp nhưng từ nhỏ Dj Ruêng đã có thể tự lo cho mọi sinh hoạt của mình. Em vẫn đến trường như bao bạn bè khác và học rất khá.
“Em chưa bao giờ mặc cảm với hoàn cảnh của mình. Em nghĩ con người sinh ra ông trời không cho cái này thì sẽ cho mình cái khác. Em không được lành lặn như bao người khác nhưng em lại có được sự lạc quan, vui vẻ cho dù mình là người khuyết tật” – Nay Dj Ruêng chia sẻ.
Lúc mới tập viết chỉ bằng với hai cổ tay, Dj Ruêng đã gặp rất nhiều khó khăn vì em không thể giữ cho cây bút nằm đúng vị trí để viết. Nhiều lúc nản chí em đã khóc. Nhưng nhờ sự động viên của bố mẹ em đã kiên nhẫn luyện tập. Sau nhiều tháng miệt mài với cây bút cuối cùng em đã có thể viết được những con chữ đầu tiên của cuộc đời. Năm học lớp 4, em đã phải tập đi chân giả để có thể tự mình đi lại. Những lần đầu tập với đôi chân giả, em đã ngã không biết bao nhiêu lần, nhưng bằng quyết tâm em đã có thể tự đi lại được mà không cần phải có người hỗ trợ.
Lúc mới tập viết chỉ bằng với hai cổ tay, Dj Ruêng đã gặp rất nhiều khó khăn vì em không thể giữ cho cây bút nằm đúng vị trí để viết.
Video đang HOT
Trở thành tân sinh viên Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng, Dj Ruêng mong muốn mình có thể trau dồi kiến thức để sau này thiết kế những trang web bổ ích phục vụ cho nhiều người khuyết tật khác như mình. Em còn có đam mê là chế tạo phần mềm chuyên làm xỹ xảo phim trên máy tính.
Trước đây, khi học cấp 3, Dj Ruêng là cây văn nghệ chủ lực của trường. Dù vừa nhập học nhưng Dj Ruêng đã xung phong làm thành viên của đội công tác xã hội trường, tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa.
Dj Ruêng chia sẻ: “Vừa nhập học em đã được thầy cô, bạn bè quan tâm giúp đỡ rất nhiều. Bạn cùng phòng ở ký túc xá thay phiên nhau giúp đỡ em mang chân giả để đến trường. Còn thầy cô trên lớp bố trí cho em ngồi bàn đầu để thuận lợi trong việc học tập và tận tình chỉ bảo em cách học tập trong môi trường mới”.
Dj Ruêng được một người bạn trong phòng giúp mang chân giả để em có thể đi bộ đến lớp.
Được biết, cách đây 5 năm, cậu học trò khuyết tật Dj Ruêng vinh dự là 1 trong 3 đại biểu của tỉnh Gia Lai đi dự đại hội “Biểu dương người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam lần thứ 2″ tại Hà Nội. Dường như những dị tật trên cơ thể không làm em mặc cảm mà trái lại, em luôn là người năng nổ, vui vẻ, hoạt bát và quyết tâm học giỏi để trở thành một người có ích cho xã hội.
Hiện nay, mong ước lớn nhất của Dj Ruêng là có một chiếc máy tính xách tay để em có thể thuận lợi hơn trong công việc học tập sau này.
Hà Thế An
Theo Dantri
Chủ trọ "mài dao" đón tân sinh viên
Những ngày cuối tháng 8, khi sinh viên từ khắp nơi đổ về TP.HCM làm thủ tục nhập học, cũng là lúc giới chủ nhà trọ quanh các trường đại học vào mùa "làm giá", "móc túi" sinh viên.
Phòng trọ giá... trên trời
Dạo một vòng quanh các khu nhà trọ trên địa bàn TP.HCM như Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hay Cách Mạng Tháng 8 (quận 10), dù nhiều dãy nhà trọ vẫn còn chỗ nhưng khi hỏi thuê đều được hét giá trên trời.
Qua tìm hiểu, giá nhà trọ ở những khu vực này hiện đã tăng thêm từ 300.000 - 500.000 đồng so với hơn 1 tháng trước đây. Một căn phòng chỉ 15m2, có gác xép ở 2 - 3 người được các chủ nhà trọ hét giá từ 1,7 triệu đồng đến 2 triệu đồng/tháng chưa bao gồm điện nước. Nhiều dãy trọ ở khu vực quận Tân Bình, hay Thủ Đức... giá có mềm hơn nhưng vẫn giao động ở mức 1,3 triệu đồng đến 1,7 triệu đồng/1 phòng rộng gần 20m2.
Lần theo một tờ rơi thông báo cho thuê phòng, chúng tôi tìm đến một dãy trọ trong hẻm Đống Đa (quận Bình Thạnh). Trong căn phòng còn vương mùi ẩm mốc, rộng chưa đầy 12m2, bà chủ nhà ra giá 1,5 triệu đồng/tháng, điện nước tính riêng. Lấy lý do hoàn cảnh khó khăn, tôi đề nghị bà chủ bớt chút đỉnh giá thuê thì nhận ngay cái bĩu môi kèm theo câu nói: "Không có tiền thì kiếm chỗ khác mà thuê, kỳ kèo ít bữa nữa không có phòng thì cứ ra gầm cầu mà ngủ".
Một khu nhà trọ bình dân
Quân, sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM cho biết: "Vừa mới bước chân vào nhà trọ sau hơn một tháng nghỉ hè, em được chủ phòng trọ thông báo tiền phòng sẽ tăng thêm 200.000 đồng kể từ tháng tới. Lý do được đưa ra là nhà nước vừa tăng giá điện, ra chợ cái gì cũng tăng nên bà chủ cũng phải tăng giá phòng để lấy cái bù vào. Biết là phi lý, nhưng bọn em cũng đành phải chấp nhận, bởi bây giờ muốn kiếm được một phòng sạch sẽ, an ninh lại gần trường như thế này cũng khó lắm".
Cũng ở trong hoàn cảnh tương tự, nhưng khi vừa có ý kiến là sao giá phòng cứ liên tục tăng mãi thế, Lan (ĐH Kỹ thuật công nghệ) được bà chủ phán một câu gọn lỏn, "nếu con thấy giá phòng cao thì cứ đi tìm chỗ khác mà ở, sắp tới đây mấy đứa sinh viên mới vào nhập học, chỉ sợ chả có phòng cho chúng nó thuê thôi". Ấm ức, nhưng thời gian nhập học đã tới gần, Lan cùng với 2 người bạn đành bảo nhau ráng nhịn, ở tạm thêm vài tháng rồi kiếm chỗ chuyển đi sau.
Theo tìm hiểu, cứ mỗi mùa nhập học, lượng tân sinh viên đổ về thành phố ngày một nhiều dẫn đến nhu cầu về chỗ ở cũng tăng cao. Nắm bắt được điều này, nhiều chủ nhà trọ đã tranh thủ tăng giá phòng để kiếm thêm lợi. Không chỉ đầu mùa nhập học, cứ cách vài tháng, nhiều nơi lại tăng thêm giá phòng với đầy đủ mọi lý do, lúc thì giá xăng tăng, giá điện tăng hay đơn giản chỉ là dãy phòng trọ bên cạnh vừa tăng giá phòng nên bên này cũng phải tăng theo cho khỏi thiệt. Cuối cùng, người bị hại vẫn chỉ là sinh viên hay những người thuê trọ.
"Mời" sinh viên đến ở ký túc xá
Khác hẳn với tình trạng căng thẳng như mọi năm, năm nay, việc sắp xếp chỗ ăn ở cho tân sinh viên của ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM diễn ra khá suôn sẻ.
Ông Trần Thanh An - Giám đốc ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết: "Năm nay, chúng tôi áp dụng quy định bắt buộc tất cả sinh viên năm nhất (khoảng hơn 7.000 sinh viên - PV) đến từ các tỉnh sẽ phải ở hết trong ký túc xá, điều này giúp các em tránh được sự bỡ ngỡ khi mới rời xa gia đình, có được môi trường rèn luyện tốt, tránh xa những tệ nạn đang xuất hiện ngày càng nhiều trên địa bàn".
Ban quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia hướng dẫn cho tân sinh viên đăng ký chỗ ở
Tân sinh viên năm học 2013 - 2014 và phụ huynh nhận phòng tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM
Hiện tại, ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 16.000 chỗ ở. Đến tháng 1/2014, sẽ nâng lên khoảng 21.000 sau khi một số tòa nhà được xây xong. Ngoài quy định cho tân sinh viên, ban quản lý cũng vận động sinh viên năm 2, 3, 4 vào ở trong ký túc xá để tiện việc quản lý, sinh hoạt, học tập. Theo ông An, với những trường hợp muốn ra ngoài "ở cho thoải mái", cần phải làm đơn xin xem xét, đồng thời cam kết không được ở trong khu vực ĐH Quốc gia TP.HCM bởi đây là địa bàn đang được giải tỏa. Những trường hợp cố tình vi phạm sẽ không được nhà trường nơi sinh viên theo học đánh giá điểm rèn luyện.
"Hiện nay, ký túc xá đã có hệ thống quản lý hiện đại bằng việc cấp cho mỗi em một chiếc thẻ thông minh, tích hợp mọi thông tin của sinh viên, các em có thể dùng chiếc thẻ này để ra vào ký túc xá gửi xe, khám sức khỏe, đóng tiền điện, nước.... Với số lượng chỗ ở dồi dào như năm nay, ban quản lý có thể tự tin "mời" sinh viên vào ở trong ký túc xá", ông An cho biết.
Ngoài mức giá chung 100.000 - 120.000 đồng/tháng/sinh viên, hiện nay ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM có khoảng 30 phòng thực hiện thí điểm mô hình 4 người/phòng cho những sinh viên có nhu cầu với giá 500.000 đồng/tháng/sinh viên.
Theo Minh Nghĩa (Khampha.vn)
Đòi phạt thông gia 150 triệu đồng vì... chén rượu cặn "Vụ án" đó giờ không còn là chuyện của 2 nhà mà đã trở thành chuyện của xã, của huyện... Già làng MLá Oi HViêng nói: "Chuyện của hai nhà đó còn làm vất vả cái đầu nhiều người lắm". Nhà chỉ cách nhau vài chục bước chân, lại là thông gia của nhau nhưng từ ngày xảy ra " vụ án chén...