Chàng trai khoe đám cưới ở quê vui hơn ở phố, dân mạng nôn nao hỏi: Đã bao lâu chưa về ăn cơm quê?
Những con gà, con lợn ở quê, những mớ rau nhà trồng giản dị, sạch sẽ được những người đầu bếp tại gia xúm tay vào làm mỗi người một việc, tiếng băm chặt rộn ràng cùng tiếng cười nói náo nhiệt của các chị, các mẹ, các chú… là những khoảnh khắc khiến bất cứ ai xa quê cũng thổn thức mỗi khi nhớ về.
Thời buổi kinh tế thị trường, cỗ cưới hiện nay dù ở thành phố hay ở quê, nhiều nơi cũng đã có hẳn ekip làm cỗ sẵn, thế nhưng vẫn còn có nhiều các gia đình vẫn tự làm cỗ như ngày xưa và đương nhiên có sự chung tay, góp sức rất nhiệt tình của bà con, làng xóm giúp đỡ.
Mặc dù có phần vất vả hơn so với cỗ đặt làm sẵn, thế nhưng việc tự làm cỗ như ngày xưa vẫn có cái thú riêng của nó. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, đồ ăn hợp vệ sinh do tự tay gia chủ cùng người thân làm còn là không khí hân hoan, tươi vui của người thân, hàng xóm. Mỗi người một chân một tay, tiếng băm chặt rộn ràng cùng tiếng cười nói náo nhiệt của các chị, các mẹ, các chú… là khoảnh khắc không phải ai cũng may mắn chứng kiến.
Mới đây, một tài khoản đăng tải cảnh hàng xóm láng giềng cùng chung tay xúm vào làm cỗ ở quê rất đông đúc khiến cho ai cũng cảm thấy vui khi được đi ăn cỗ ở quê nhà.
Mâm cỗ quê giản dị, ấm cúng khi hàng xóm láng giềng cùng xúm vào náo nhiệt làm cỗ
Đăng tải loạt ảnh cỗ quê đúng vào dịp cuối năm cận Tết, những hình ảnh trên khiến hàng nghìn người nôn nao “bao lâu rồi chưa về quê” để thưởng thức những mâm cỗ ấm tình làng nghĩa xóm.
Khung cảnh cả nhà xúm vào chặt gà, sắp cỗ khiến ai cũng nôn nao nhớ quê!
Mỗi lần nhà nào có cỗ là cả xóm cùng nấu nướng chung tay
Video đang HOT
Và chắc hẳn, có những món ăn mà chỉ quê mới có
Thành viên Anh Vũ bình luận: “Nhớ quá, ngày xưa nhà mình cũng vậy. Đám cưới anh trai, cả khu xóm kéo sang hộ cỗ, người dựng bạt, đun nước, người làm gà, làm lợn, xào rau… Vui vui là! Còn mấy đứa liu riu như mình thì đun nước, pha chè, bưng mâm cỗ quê. Giản dị nhưng ấm áp tình cảm vô cùng”.
Bạn Thảo Thảo thì bất giác bùi ngùi: “Nhìn mâm cỗ quê thấy nôn nao nhớ nhà quá. Lại sắp Tết rồi, mình lại xa quê, muốn quây quần bên nồi bánh chưng, bên mâm cỗ quê do cả nhà quây quần chuẩn bị quá. Nhớ cái không khí này đến nao lòng”.
Tài khoản Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: “Đám cưới quê vui nhất là hôm ăn cỗ bắc rạp. Thịt lợn ăn tiết canh với lòng rồi trò chuyện xôn xao. Bà con tới giúp đông vui tình cảm chứ đặt cỗ với ăn ở nhà hàng không vui”.
“Ở quê mình mâm cỗ cứ phải đầy ắp 7 món. Mà món nào cũng đồ mới. Chẳng bao giờ có đồ cũ. Ngày xưa thì có mong phần về cho trẻ con cũng vui lắm. Sáng hàng xóm đến từ 4 – 5h sáng để mổ gà mổ lợn. Mỗi người 1 tay. Chia việc sẵn hết rồi. Ai cũng làm hết sức. Đến khi đưa dâu xong thì tối hôm đó nhà chủ lại đi mời hết cả xóm. Ăn 1 bữa toàn đồ tồn nhưng xào nấu nóng hổi. Nghĩ mà nhớ quê quá. Đã lâu lắm rồi không được ăn cỗ ở quê”, một người khác chia sẻ.
Một số dân mạng cũng tranh thủ khoe khâu chuẩn bị làm cỗ quê cực chất:
“Khâu chuẩn bị nhé”. Ảnh: Quang Lưu
“Hàng xóm nhà mình còn qua phụ gói bánh nữa cơ”. Ảnh: Nguyễn Ngọc Tuyền
Nhiều người cho rằng, đám cưới ở quê vui lắm. Cảm giác được gặp anh chị em và ngồi chung mâm cỗ, cùng anh em làm cỗ rửa bát đũa, đấy mới gọi là cái chất Việt Nam. Mặc dù hơi mệt nhưng tiếng cười thì chẳng dứt. Thế nhưng, có người lại cho rằng, cỗ quê thì giản dị, ấm áp nhưng cỗ thành phố, đặt ở nhà hàng thì nhanh gọn và tiện lợi hơn. Âu cũng là mỗi người mỗi khác.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về mâm cỗ quê ấm cúng này?
Theo tintuconline.com.vn
Con dâu khóc ngất vì thói 'đốt' tiền của mẹ chồng trên chiếu bạc
Tôi khóc ngất khi mẹ chồng vướng vào trò đỏ đen, lợi dụng uy tín con dâu vay mượn tiền bạc trả nợ.
Hình ảnh minh họa
Ngày mới tìm hiểu Phan, tôi thỉnh thoảng mới qua nhà, ít tiếp xúc với mẹ anh nhưng có ấn tượng tốt về bà.
Mẹ Phan tính tình xởi lởi, phóng khoáng, ăn nói khéo, thích chau chuốt vẻ ngoài. Lần nào tôi sang nhà cũng mua hoa quả, quà cáp tặng bà, khi thì hộp thực phẩm chức năng, lúc lại mỹ phẩm. Mẹ anh vui đến mức khoe khắp hàng xóm láng giềng.
Quý mến tôi như vậy nên nhà có việc gì, mẹ anh đều tâm sự, gọi điện nói chuyện với tôi như con cái trong nhà.
Mối tình 3 năm của tôi và người yêu diễn ra suôn sẻ, không gặp bất cứ trở ngại nào vì có sự hậu thuẫn, vun vén của bà.
Phan chịu khó, có ý chí phấn đấu. 12 năm học phổ thông, anh đều là học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích của thành phố. Ngày còn sinh viên, anh thuộc diện ưu tú, là đối tượng của nhiều cô gái.
Tháng 1 năm ngoái, chúng tôi hạnh phúc tổ chức đám cưới. Mẹ anh chu đáo đưa tôi đi chọn vải may áo dài cô dâu, tìm địa điểm chụp ảnh cưới... Bạn bè nghe tôi kể về mẹ chồng tương lai đều nức nở khen ngợi tôi may mắn, số hưởng.
Sau hôn lễ ấm cúng, vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ chồng. Phan sống lãng mạn, luôn biết tạo bất ngờ cho vợ nên cuộc sống son rỗi của chúng tôi trở nên thú vị, không hề tẻ nhạt, nhàm chán.
Thu nhập hai vợ chồng đều khá, mỗi tháng tổng cộng kiếm được 50 triệu. Vì thế chúng tôi chi tiêu khá rủng rỉnh.
Tuy nhiên về làm dâu 2 tháng, tôi tá hỏa vì sở thích "đan quạt" trên chiếu bạc và lô đề của mẹ chồng. Lúc này Phan mới thú nhận, trước đây bà kinh doanh điện máy, tiền bạc dư dả, cho con cái đi du học nước ngoài.
Từ ngày làm ăn thất bát, nợ nần, buồn chán, bà tìm đến cờ bạc giải khuây. Lâu dần thành nghiện cờ bạc, tuần nào không chơi bài 2,3 lần là bà khó chịu, bứt rứt.
Ban đầu mẹ chồng tôi chỉ chơi vui, vài chục nghìn nhưng sau bà vay mượn nợ lãi tới vài chục triệu để ném vào chiếu bạc và những con đề.
Số tiền lãi ngày một lớn, chủ nợ đến nhà đòi ráo riết, ném cả mắm tôm vào nhà. Phan và bố chồng tôi buộc phải đứng ra nhận nợ thay để gia đình được yên bình.
Chông kể anh cắm sổ đỏ vào ngân hàng mới đủ tiền tra nơ cho mẹ. Những tưởng sau trận đó, mẹ chồng tôi bỏ sở thích bài bạc, ai ngờ bà vẫn lén lút, giấu chồng con chơi.
Mọi khoản chi tiêu, sinh hoạt phí đều do Phan lo liệu, gánh vác. Tiền chi tiêu, ăn uống hàng tháng Phan không dám đưa mẹ mà đưa bố.
Nhiều lần bà bực tức chồng con vì hai người không đưa tiền cho mình. Bà nói đã từ bỏ đam mê bài bạc mà không ai chịu tin, ngờ vực bà. Cả ngày bà không mở lời, nói chuyện với ai trong nhà trừ con dâu.
Tôi dịp đó đang bầu bí, nghén ngẩm, bà chăm sóc, hỗ trợ. Thương bà, thi thoảng tôi lén chồng, cho bà 500 nghìn tiêu vặt.
Sinh con tròn 1 tháng, tôi làm vài mâm cơm, mời đồng nghiệp cơ quan đến. Mẹ chồng khéo miệng, bắt quen ngay với Lam - cô bạn làm bên bộ phận khách hàng của tôi.
Nghĩ chuyện trong nhà chẳng kể với người ngoài làm gì, hơn nữa, mấy tháng tôi mang thai nặng nề, sinh nở, ở gần mẹ chồng, không thấy bà dính dáng đến chuyện bài bạc nên tôi không cảnh báo gì với Lam.
Ai ngờ, 6 tháng sau, mẹ chồng bỗng xách quần áo bỏ đi. Bà để lại lá thư thú nhận chơi bài, nợ hàng trăm triệu, nhờ chồng con trả giúp. Giờ bà ở nhà sợ người ta bắt nợ.
Lam còn thông báo, mẹ chồng tôi vay cô ấy 50 triệu, hẹn 3 tháng trả nhưng quá hạn vẫn chưa thấy bà đả động gì. Mấy lần Lam định hỏi tôi nhưng cô ấy ngại. Vì khi vay, mẹ chồng nói để làm ăn, còn dặn Lam không được nói gì với tôi.
Nghe Lam nói mà tôi khóc ngất, tức nghẹn. Chỉ vì khát bạc mà mẹ chồng tôi lợi dụng cả uy tín, bạn bè của con dâu để vay nợ.
Tôi tức giận gọi cho bà, bà xin tôi trả nợ giúp, đồng thời hứa hẹn không bao giờ dính đến trò đỏ đen một lần nào nữa.
Gia đình tôi nghe bà nói, dù giận nhưng lại mủi lòng, è cổ ra trả nợ thay. Phan đi tìm, đưa mẹ về. Không hiểu gia đình tôi yên ổn được bao lâu nữa. Liệu tôi có nên bàn với chồng ra ở riêng? Con tôi sống cùng liệu cháu có học theo tật xấu của bà nội?
Xin các độc giả hãy cho tôi lời khuyên!
Theo vietnnamnet.vn
Đàn ông ngoại tình: Vui vẻ vài giờ, cả đời trả giá bằng 4 thứ đắt đỏ này, càng đọc càng hối hận Đàn ông đến bao giờ mới hiểu, ngoại tình chỉ có mất chứ không hề được điều gì? Mất vợ Đàn ông một lần dối trá, đàn bà cả đời không quên! Dù phản bội có ở mức nào, thì đó vẫn là phản bội, đàn ông có trăm ngàn cái miệng, trăm ngàn lý do cũng không thể biện minh cho sai...