Chàng trai Khmer khởi nghiệp với bánh tét ngũ sắc
Khởi nghiệp với bánh tét nhưng anh Kim Ngọc Vạn Phát (26 tuổi, H.Long Hồ, Vĩnh Long) đã có sự cách tân để ‘ làm đẹp’ cho loại bánh dân gian này.
Anh phát khởi nghiệp từ tình yêu với cái nghề làm bánh truyền thống của mẹ – THANH DUY
Yêu nghề làm bánh truyền thống
Anh Phát kể, 25 năm trước, từ những ngày gia đình còn khó khăn, mẹ anh đã gắn bó với những đòn bán bánh tét để mưu sinh. “Mẹ cực nhọc, dãi nắng, dầm mưa đến những bãi xe để mời chào khách. Anh em tôi có tiền ăn học đàng hoàng cũng nhờ vào gánh hàng rong bánh tét của bà. Vì vậy, khi trưởng thành, tôi quyết định khởi nghiệp từ loại bánh dân gian này”, anh Phát tâm sự.
Vì yêu vị bánh quê hương, yêu nghề truyền thống của mẹ, sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh Trường ĐH Cần Thơ, anh Phát không đi xin việc mà về quê tìm tòi hướng đi “cách tân” để nâng tầm thương hiệu bánh tét của gia đình.
Bánh tét ngũ sắc được anh Phát sáng tạo theo hình thức “bình cũ rượu mới” – THANH DUY
Chia sẻ về lý do chọn nghề, Phát bày tỏ: “Trước đây, tôi thường giúp mẹ mang bánh tét qua Cần Thơ bán. Nhiều người đến ủng hộ, gửi lời cảm ơn làm tôi rất vui. Khách nước ngoài cũng rất yêu thích hương vị bánh truyền thống quê mình. Trong khi đó, mẹ đã lớn tuổi rồi, tôi nghĩ, nếu nghề này mất đi thì tiếc lắm”.
Với quyết tâm đó, anh Phát nhiều lần đi tham gia các hội chợ thương mại, hội bánh dân gian để học hỏi những kinh nghiệm, chia sẻ từ những nghệ nhân làm bánh. Song song đó, chàng trai 9X tích cực đi thu nhận ý kiến của khách hàng, cập nhật thị hiếu người tiêu dùng trên internet.
Video đang HOT
Cải tiến hương vị, diện mạo
Khi nối nghiệp, anh Phát sáng tạo theo hướng ‘bình cũ rượu mới”. Tuy vẫn giữ quy trình gói bánh theo hình thức thủ công truyền thống, nhưng anh cải tiến về hương vị, diện mạo thành bánh tét ngũ sắc Vĩnh Long.
Diện mạo đẹp mắt của bánh tét ngũ sắc được nhiều người ưa chuộng. – THANH DUY
“Tôi nghĩ, diện mạo của bánh tét cổ truyền cần được chú trọng hơn để tạo nét đặc sắc, sự bắt mắt giúp sản phẩm dân gian này không chỉ là món ăn chơi trong gia đình, mà còn trở thành món quà tặng mang dấu ấn miền Tây. Tôi muốn quê hương mình có thêm sản phẩm ẩm thực đặc trưng để gợi nhớ thương cho những ai đã từng đến đây”, anh Phát nói.
Tích lũy dần kinh nghiệm và qua nhiều lần thất bại, anh Phát mới tìm được công thức hoàn chỉnh bánh tét ngũ sắc, “hiện đại” hơn về diện mạo, song hương vị truyền thống vẫn đáp ứng theo tiêu chí “thuận” thiên nhiên: màu cam từ quả gấc, sắc xanh từ lá bồ ngót, màu đỏ từ trứng muối, sắc vàng từ đậu xanh và màu tím từ lá cẩm.
So với cách làm của mẹ, điểm mới còn nằm ở chỗ anh Phát sử dụng nếp sống để định hình cấu trúc bánh được đẹp mắt hơn. Anh chia sẻ, cách giữ độ tươi của các gam màu khi đã nấu chín bánh được xem là khâu khó nhất và cũng là bí quyết thành công của sản phẩm.
Đưa đặc sản quê nhà đi xa
Chàng trai quê Vĩnh Long cho biết, bánh tét ngũ sắc có giá thành cao hơn nhưng được nhiều người ưa chuộng bởi diện mạo độc đáo. Trước đây, mỗi ngày, mẹ anh chỉ bán được khoảng 200 – 300 đòn, nay với sản phẩm cách tân, con số tăng lên 400 – 500 đòn/ ngày.
Thành công của bánh tét ngũ sắc còn nằm ở việc anh Phát tranh thủ quảng bá sản phẩm vào các dịp hội chợ thương mại, hội bánh dân gian. Theo chàng trai Khmer, đây là cơ hội tốt để lắng nghe góp ý của nhiều đối tượng khách hàng để ngày càng hoàn thiện sản phẩm hơn.
“Trong dịch Covid-19 thì khó chưa từng có. Khâu tiêu thụ bánh chững lại, tôi đã lập trang Fanpage giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội, đẩy mạnh việc bán lẻ, huy động nhóm shipper giao hàng tận nơi để tự gỡ khó cho đầu ra”, anh Phát thông tin.
Khởi nghiệp với loại bánh dân gian, anh Phát thấy vui vì đang góp phần giữ gìn bản sắc ẩm thực dân tộc. Tuy nhiên, chàng trai quê Vĩnh Long còn nhiều trăn trở đó là làm cách nào để sản phẩm có thể bảo quản lâu, có thể chuyển bánh đi xa hơn mà hạn chế sự hư hỏng, chất lượng bánh vẫn được đảm bảo.
“Tôi đang thử nghiệm một số phương thức như hút chân không, sấy nhiệt, sấy ly tâm… để bánh tét ngũ sắc có thể có mặt khắp mọi miền đất nước, qua đó lan tỏa được hình ảnh và góp phần nâng tầm giá trị của loại bánh dân gian Nam bộ”, chàng trai khởi nghiệp với bánh tét chia sẻ.
Ruộng nho... độc, lạ
Khởi nghiệp từ trồng nho trên đất Bắc, anh Hoàng Hải Phòng (34 tuổi, dân tộc Tày, ở xã Mai Pha, TP.Lạng Sơn) đã tạo ra một ruộng nho... độc, lạ vừa là nơi trải nghiệm thú vị cho du khách, vừa đem về doanh thu hàng tỉ đồng mỗi năm.
Tốt nghiệp đại học về quê trồng nho... độc, lạ
Tốt nghiệp cử nhân giáo dục chính trị, Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên, nhưng anh Hoàng Hải Phòng lại quyết định về quê, một xã miền núi của tỉnh Lạng Sơn, để khởi nghiệp với việc trồng nho, một loại cây chưa từng được trồng ở vùng núi phía bắc.
Với việc mày mò tìm giống cây phù hợp và đưa công nghệ vào sản xuất, sau 5 năm khởi nghiệp, giờ đây anh đã có gia tài là những ruộng nho với diện tích 2,5 ha ở 2 tỉnh Lạng Sơn và Phú Thọ, cho doanh thu hơn 1,5 tỉ mỗi năm. Đặc biệt, những ruộng nho này trở thành khu du lịch sinh thái cho người dân đến trải nghiệm miễn phí.
Anh Hoàng Hải Phòng chụp ảnh cùng khách tham quan tại ruộng nho nhà mình - NVCC
Chia sẻ về hành trình khởi nghiệp của mình, anh Phòng tâm sự, anh sinh ra và lớn lên ở miền núi, trong một gia đình bố mẹ đều làm nghề nông. Khi cây nho được Sở Khoa học - Công nghệ của tỉnh đưa về khảo nghiệm trên địa bàn, gia đình anh xung phong thí điểm. Tuy nhiên, khi ấy việc trồng trọt mới chỉ ở quy mô hộ và trải qua nhiều thất bại.
"Nhà tôi trồng 1.000 cây nho nhưng rồi chết hết do giống cây và thời tiết không phù hợp. Sau đó, tôi tìm hiểu về các giống nho đang được trồng ở VN và nước ngoài, thì thấy một giống nho Trung Quốc thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của vùng núi phía bắc. Vậy là tôi bắt đầu trồng và áp dụng các công nghệ mới vào chăm bón. Đến năm 2014, vụ nho cho thu hoạch thành công với hàng tấn nho, lãi tới hàng trăm triệu đồng", anh Phòng chia sẻ.
Thấy việc trồng nho mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên sau khi tốt nghiệp đại học, anh quyết định về quê khởi nghiệp từ cây nho. "Năm 2016, tôi bắt đầu mở rộng vùng trồng nho, đến nay diện tích là 2,5 ha, doanh thu đạt 1,5 tỉ đồng/năm, lợi nhuận khoảng 600 - 700 triệu đồng. Mô hình tạo việc làm thường xuyên cho 6 thanh niên và
15 lao động thời vụ", anh Phòng cho biết thêm. Bên cạnh đó, anh còn chuyển giao công nghệ cho thanh niên các tỉnh khác như Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Thái Nguyên... Cuối năm 2020, anh đã liên kết với 8 hộ dân trong vùng để thành lập hợp tác xã trồng nho với quy mô lên đến 4 ha.
Giấc mơ "chiến thắng" nho nhập khẩu
Đặc biệt, ruộng nho của gia đình anh là một trong những ruộng nho "độc, lạ" ở miền núi phía bắc vì ở nơi đây chưa bao giờ trồng nho. Quả nho to mọng, sai trĩu trịt, giống những chùm nho Mỹ vẫn được nhập khẩu bán với giá rất cao. Vì vậy, mô hình đã thu hút người dân đến tham quan, chụp ảnh và mua nho ngay tại ruộng với giá từ 100.000 - 150.000 đồng/kg.
Điểm khác biệt, nho được trồng ở vùng núi phía bắc lại có vị ngọt thơm hơn các loại nho trồng ở khu vực phía nam, do nhiệt độ thời tiết có sự chênh lệch lớn giữa ngày và đêm. Cây nho được anh "nông dân sư phạm" này chăm sóc một cách tỉ mỉ, kỹ lưỡng và áp dụng theo tiêu chuẩn của VietGap để ra đời những sản phẩm an toàn, chất lượng. Anh cho biết chỉ cần sai một bước trong quy trình là cây đã không đạt chất lượng mong muốn. Vì vậy, có những đợt anh "cố thủ" trong ruộng nho cả ngày lẫn đêm, để chăm chút cho từng cây.
"Vào chu kỳ ra hoa là phải theo dõi liên tục. Đến nửa đêm có khi tôi vẫn làm việc ở ruộng vì có những sâu bệnh chỉ xuất hiện vào ban đêm, phải rình bằng được để xử lý, hoặc khi chăm cây phải xem kỹ từng cái lá để biết lượng nước tưới thiếu hay thừa...", anh Phòng kể.
Anh Phòng cũng cho biết việc trồng nho còn rất nhiều tiềm năng phát triển. "Từ trước đến nay, nho ở Việt Nam phần lớn là nhập khẩu phải qua quá trình bảo quản, nên giảm chất lượng, giá một số loại nhập từ châu Âu lại quá cao, không phù hợp với đa số người dân. Do đó, khi nho được trồng tại VN, có vị đặc trưng, người dân có thể ngắt ăn ngay tại vườn, nên đã chiếm được sự yêu thích của khách hàng. Nho chín đến đâu chúng tôi bán hết sạch đến đó", anh Phòng chia sẻ.
Theo anh Phòng, chất lượng nho trồng ở các vùng trên địa bàn miền núi phía bắc đảm bảo tương đương các loại nho nhập ngoại, thậm chí còn đậm vị tươi ngon hơn, nên nếu mở rộng được quy mô sản xuất, có sản lượng lớn thì có thể "đánh bật" nho nhập khẩu.
Điều đáng nói, nhờ khởi nghiệp thành công từ việc trồng trọt sáng tạo ngay tại chính quê hương mình mà mô hình kinh tế của anh phát triển bền vững. Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 tàn phá các hoạt động kinh tế, nhưng doanh thu từ trồng nho của gia đình anh vẫn giữ ổn định.
"Dù mặt hàng bán chậm hơn do không mở cửa vườn nho... độc, lạ cho người dân đến tham quan được, nhưng chúng tôi vẫn tiêu thụ hết, bằng việc ship hàng và bán hàng qua mạng", anh Phòng chia sẻ. Với những thành công đó, mô hình kinh tế của anh Phòng đã từng được tuyên dương, trao giải thưởng Lương Định Của, giải thưởng của T.Ư Đoàn dành cho các nông dân trẻ tiêu biểu.
Bỏ phố về rừng khởi nghiệp, từ hai bàn tay trắng, 2 năm sau chàng trai mua 1000m2 đất xây biệt thự Quyết định bỏ phố về rừng khởi nghiệp, chàng trai đến từ Sài Gòn sau 2 năm đã mua được 1000m2 đất, xây nhà hàng và dự kiến trong thời gian tới sẽ hoàn thành một khách sạn. Một lần đi du lịch cùng bạn, anh Phạm Tuấn Anh đã phải lòng mảnh đất mang tên Măng Đen. Nhận thấy nơi đây có...