Chàng trai đưa ý tưởng “lột xác” nhà cấp 4 xuống cấp thành không gian hiện đại, ai vào cũng khen
Sau 6 tháng xây dựng, gia đình anh Tùng nhận được thành quả ưng ý.
Câu chuyện cải tạo nhà của cặp đôi yêu 15 năm chưa cưới: Quá nhiều bất cập “giời ơi đất hỡi”, KTS muốn bỏ cuộc Chi 300 triệu cải tạo nhà cũ đã xây 20 năm, chỉ rộng 30m2: Màn lột xác cực ấn tượng
Từ ngôi nhà cấp 4 chật chội, xuống cấp…
Trước đây, anh Bùi Thanh Tùng (28 tuổi, làm kinh doanh thời trang, hiện đang sống ở TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương) cùng mẹ và bà sống trong một ngôi nhà cấp 4 cũ, diện tích khoảng 56m2, gồm 1 phòng ngủ, 1 phòng bếp, 1 phòng khách và 2 nhà vệ sinh. Ngôi nhà nằm trong hẻm cụt, xây đã lâu nên bị nứt, sụt lún nhiều, đất không vuông vắn mà hơi xéo.
Ngôi nhà cấp 4 cũ của gia đình anh Tùng.
Khi có điều kiện, gia đình anh Tùng quyết định đập ngôi nhà cũ đi để xây lại. Tùng tâm sự, anh có thuê thiết kế song phần lớn ý tưởng là của bản thân đưa ra. Chàng trai trẻ thích phong cách đơn giản, hiện đại pha chút industrial (phong cách công nghiệp) để mang dáng vẻ cổ điển. Tuy nhiên, do nhà có người lớn tuổi nên yếu tố mà anh đề cao hơn cả là sự đơn giản nhưng đạt hiệu quả công năng. Do diện tích của ngôi nhà nhỏ nên cũng không thể sáng tạo nhiều.
Trong quá trình xây dựng, gia đình anh Tùng may mắn không gặp khó khăn gì lớn, có chăng vấn đề duy nhất là vì nhà nằm trong hẻm nên việc vận chuyển vật tư có hơi vất vả.
Không gian ngôi nhà mới của anh Tùng.
Video đang HOT
Đến không gian hiện đại, rộng rãi
Sau 6 tháng, ngôi nhà mới của gia đình anh Tùng chính thức hoàn thiện trước dịp Tết Nguyên đán Quý Mão vừa qua. Ngôi nhà gồm 1 trệt, 2 lầu, 4 phòng ngủ, 5 nhà vệ sinh, 1 phòng bếp, 1 phòng khách, 1 phòng thờ. Ngôi nhà mới có tông chủ đạo là màu trắng, đen, thiết kế hiện đại, trẻ trung và tinh tế, sử dụng nhiều cửa kính để tận dụng ánh sáng mặt trời.
Anh Tùng bộc bạch, điểm nhất mà anh yêu thích nhất trong ngôi nhà của mình là phần cầu thang thông tầng, giúp tạo cảm giác thông thoáng, gắn kết mọi người trong nhà. Không chỉ vậy, việc thông tầng cũng làm cho ngôi nhà của anh Tùng nhìn vào có cảm giác to, rộng hẳn ra dù diện tích khiêm tốn.
Cầu thang thông tầng là điểm nhấn anh Tùng yêu thích nhất trong ngôi nhà của mình.
Chi phí hoàn thiện là 1,8 tỷ đồng, đã bao gồm nội thất gắn liền.
Chi phí hoàn thiện trọn gói là 1,8 tỷ đồng bao gồm nội thất gắn liền, ngoài ra phát sinh thêm 150 triệu đồng xử lý móng do nhà bị sụt lún. Chi phí này do cả gia đình anh Tùng cùng chi trả.
Khi ngôi nhà xây xong, bản thân Tùng, các thành viên trong gia đình và mọi người đều thấy thích, ưng ý. Không phải do ngôi nhà quá đẹp, mà chủ yếu mọi người nhận xét diện tích nhà nhỏ nhưng khi bước vào có cảm giác mát mẻ, thông thoáng, lấy ánh sáng tự nhiên tốt.
Trong thời gian tới, Tùng sẽ dần tìm mua nội thất rời, đồ trang trí và bố trí thêm nhiều cây xanh để tô điểm cho ngôi nhà của mình.
Bố quyết tâm đòi li dị mẹ chỉ vì nồi thịt kho
Mỗi lần nhắc lại chuyện cũ ấy, bố tôi lại cười xấu hổ vì sự ấu trĩ của mình.
Năm nay được nghỉ Tết sớm, tôi háo hức xách vali về nhà với thầy u. Chị sếp cho phép tôi được làm việc ở nhà mấy ngày giáp Tết, nên tôi mua rất nhiều quà hồi hộp đợi đến khi được đoàn tụ gia đình.
Thấy con gái về bất ngờ, cả nhà tôi mừng lắm. Ông bà ngoại có mỗi cô cháu cưng, 1 năm ngó mặt về vài lần. Mẹ cười tíu tít hỏi tôi muốn ăn gì, tôi lỡ buột mồm đáp một câu xong hối hận không kịp.
- Trời lạnh này con thèm bát thịt kho tàu chan cơm nóng quá!
Vừa dứt câu bà ngoại đã đập vào đùi tôi đau điếng. Nhìn ánh mắt hoảng hốt của bà tôi liền nhớ ngay ra mình vừa sai cái gì. Ở nhà tôi "thịt kho" là từ cấm kị. Thậm chí hơn chục năm rồi mẹ tôi không bao giờ nấu lại món ấy nữa, đi đâu thấy thịt kho cũng bực mình bỏ qua.
Lý do là bởi tại nồi thịt kho mà nhà tôi suýt tan đàn xẻ nghé!
Năm tôi học cấp 2, bố mẹ gom góp vay mượn khắp nơi để xây nhà mới. Nhà cũ bé như lều vịt, lại dột nát nữa. Nhớ có lần bố kể hình như cái nhà cũ dựng từ thời cụ nội. Bếp tách riêng với gian chính, mùa đông lạnh không ngủ nổi.
Sau khi mẹ tôi sinh em út thì 30 mét vuông đã trở nên chật chội. Bố quyết định phá nhà cũ đi xây móng mới. Cộng thêm cả đất vườn thì gia đình tôi có căn nhà 2 tầng rộng chừng gần trăm mét. Tôi có phòng riêng ở trên gác, còn bố mẹ với em ở dưới.
Đợt ấy xây gần cuối năm nên rét mướt vất vả. Không có nhiều tiền thuê thợ nên bố tôi còn tự mình vác gạch, trộn xi măng để làm công trình phụ. Một bên bố thiết kế bếp theo ý mẹ. Còn một bên là nhà tắm, vệ sinh. Mất gần 6 tháng mới xong xuôi, nhà tôi mở tiệc tân gia đúng sát ngày 23 tháng Chạp.
Khách khứa đến rất đông nên cỗ bàn nhộn nhịp từ sáng đến tối muộn. Sau khi mọi người về hết thì tôi với mẹ lại hì hục vừa dọn vừa chuẩn bị đồ ăn dự trữ Tết. Biết bố tôi thích món thịt kho trứng nên mẹ nấu hẳn 1 nồi to. Chắc riêng nguyên liệu cũng phải gần 2kg rồi! Tôi vừa thái thịt vừa kêu la không hiểu mẹ định nấu cho cả làng ăn hay gì. Mẹ chỉ cười bảo năm đầu ở nhà mới, mọi thứ phải tươm tất đủ đầy thì mới vui.
Đến công đoạn kho thịt thì tôi buồn ngủ quá, đành xin mẹ lên gác ngả lưng. Bố say rượu nằm ngáy từ lâu, mẹ mải dọn dẹp đống xà bần sót lại nên quên không tắt bếp ga. Thế là nồi thịt kho cháy khét, cả căn bếp mù mịt toàn khói!
Đang thiu thiu giấc nồng thì tôi ngửi thấy mùi cháy, vội cuống cuồng chạy xuống bếp xem. Mẹ tôi đang dội nguyên chậu nước lên bếp. Vậy là đi tong luôn cả mớ tiền! Tôi ngẩn người ra tiếc vì mất ăn lại còn thủng luôn cái nồi mẹ mới mua. Đống thịt keo lại như nhựa bị nung chảy, đen thui, bóng loáng như than.
Rồi chuyện gì tới cũng tới, thấy ầm ĩ dưới bếp nên bố tôi tỉnh luôn. Tưởng cháy nhà nên ông chạy vội xuống, chân còn xỏ nhầm dép cọc cạch. Nhìn căn bếp mới tinh sơn trắng biến thành cái lò than, bố tôi choáng váng không thể thốt nên lời.
Bố tôi rất nóng nảy nên ông mắng vợ ngay lập tức. Mẹ biết sai nên im lặng không cãi. Cơ mà thấy mẹ không nói bố lại càng cáu hơn. Trong hơi rượu say ông nhỡ mồm nói mấy câu cay nghiệt khiến mẹ chẳng thèm nhịn nữa.
Vừa tân gia xong bố mẹ tôi đã cãi nhau um sùm khói lửa. Ngay hôm sau bố viết đơn đòi ly hôn. Mẹ tôi lạnh lùng cầm bút định kí, nhưng rồi bà hỏi đúng 1 câu làm bố tôi sững sờ.
- Thế ông đã nghĩ kỹ chưa? Nếu quyết không hối hận thì ký. Đừng có nghĩ đến chuyện quay đầu.
Máu sĩ diện nổi lên, bố tôi quả quyết sẽ "chia hành lý" vì không muốn chung sống với bà vợ đãng trí định đốt nhà cháy cả chồng!
Lúc ấy còn nhỏ dại nên tôi khóc ghê lắm, cầu xin bố mẹ đừng bỏ nhau. Mẹ ân cần bảo tôi không phải sợ hãi, dù ra sao mẹ vẫn cố gắng lo được cho các con.
Rèn luyện 20 thói quen đơn giản để làm mới bản thân
Hôm sau tôi tưởng bố mẹ sẽ bỏ nhau ngay lập tức, đang mải suy nghĩ xem nên ở cùng với ai thì bỗng dưng chuyện hài hước xảy ra. Bố tôi hằm hằm bực tức chạy xe từ phường về. Lá đơn ly hôn đã bị xé làm tư, vo viên nát bét trong túi áo bố. Mẹ tôi cười khẩy chọc chồng.
- Ô thế đòi lên phường ly dị mà chưa được nửa ngày đã nhớ vợ chạy về à? Đêm qua hùng hổ nói bỏ nhau không tiếc cơ mà, giờ lại xé đơn đi thế?
- Em thôi đi. Người ta hỏi tại sao ly hôn, anh bảo tại nồi thịt kho mà không ai tin. Vợ vụng thối vụng nát thế ai mà chịu được. Thế mà mấy bà trên phường còn chế nhạo, kêu lý do vớ vẩn!
Bố hậm hực bật tivi lên nằm xem, nhưng đến chiều chắc đói không chịu được. Thấy mẹ tôi nấu đồ ăn thơm phức cho các con, cỗ cúng buổi trưa cũng toàn món ngon lành thừa lại, bố đành tỏ vẻ hối hận xin lỗi mẹ. Thế là mẹ được dịp "cà khịa" thêm vài câu, còn tuyên bố sau này không bao giờ nấu món gì chồng thích nữa. Quả là một sự trừng phạt đáng yêu!
Những đồng tiền bị bỏ lại Cuộc khủng hoảng đăng kiểm vẫn đang tiếp diễn cùng với sự xuất hiện nhiều tình tiết cho thấy sự lộn xộn, bê bối khó tin của hoạt động quan trọng này. Nhưng, trong quá trình tạo ra sự lộn xộn đó, một phần cũng do chính thái độ của chúng ta, những người thụ hưởng dịch vụ. Có một lần, lái xe...