Chàng trai đột nhiên mất trí nhớ, bác sĩ cảnh báo thói quen uống bia gây hại
Trong môi trường làm việc nóng nực, tránh uống qúa nhiều rượu bia, bằng không có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Tiểu Trương, 30 tuổi, sống ở Thượng Hải (Trung Quốc) đang lao động chân tay tại một công trường xây dựng. Bình thường, Tiểu Trương rất thích uống bia và uống bia như uống nước.
Vài ngày trước, đồng nghiệp ở công trường xây dựng phát hiện Tiểu Trương đổ mồ hôi đầm đìa, khi nói chuyện hỏi một đằng trả lời một nẻo. Lúc đầu, đồng nghiệp nghĩ rằng Tiểu Trương chưa hiểu vấn đề, tuy nhiên phát hiện tình trạng ngày càng nặng hơn, mọi người vội vàng đưa Tiểu Trương đến bệnh viện.
Tiểu Trương mắc hội chứng mất trí nhớ tạm thời (Ảnh minh họa)
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Tiểu Trương không có triệu chứng say nắng như chóng mặt và phản ứng đường tiêu hóa, loại trừ khả năng đột quỵ não. Dựa theo tình trạng công việc và thói quen sinh hoạt, bác sĩ chẩn đoán đây là hội chứng mất trí nhớ toàn diện nhất thời do thiếu máu cục bộ ở vùng chức năng bộ nhớ não. Sau khi mở rộng mạch máu, cải thiện vi tuần hoàn và các phương pháp điều trị khác, Tiểu Trương đã được xuất viện.
Bác sĩ cho biết, thời gian khởi phát của hội chứng mất trí nhớ toàn diện có tính nhất thời thường là 5-6 tiếng, và thời gian ngắn cũng 1- 2 tiếng. Điều đó có nghĩa là, môi trường làm việc nhiệt độ cao và thói quen uống rượu bia là nguyên nhân quan trọng dẫn đến căn bệnh của Tiểu Trương.
Thói quen uống nhiều rượu bia cộng với làm việc trogn môi trường nóng nực là thủ phạm dẫn đến căn bệnh của Tiểu Trương- Ảnh minh họa
Xơ vữa động mạch là một bệnh thoái hóa mãn tính phổ biến ở người cao tuổi, nhưng ngày càng trẻ hóa. Nghiên cứu hiện tại cho thấy 10 yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiểu đường, hút thuốc, uống nhiều rượu, yếu tố di truyền, tuổi tác, béo phì và thói quen ăn uống kém, ít tập thể dục và homocysteine cao có thể thúc đẩy chứng xơ vữa động mạch.
Nếu bạn có thể nhận biết sớm nhận các dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch não, tăng cường tự bảo vệ và theo dõi, bạn có thể trì hoãn tốc độ phát triển của bệnh, và kịp thời đến bệnh viện để điều trị theo dõi tình hình.
Sáu dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch não nên được lưu ý:
Video đang HOT
Trong giai đoạn đầu của bệnh xơ cứng động mạch não, có một triệu chứng được gọi là “suy nhược thần kinh động mạch”. Các biểu hiện là đau đầu, chóng mặt, căng thẳng và cảm giác chèn ép ở phần đầu, có ù tai, mắt lờ đờ, trí nhớ suy giảm, rất dễ mệt mỏi.
2. Cảm xúc bất thường
Xơ cứng động mạch não giai đoạn sớm dễ bị kích động và thiếu sự tự chủ. Khi tình trạng bệnh xấu đi, cơ thể sẽ xuất hiện biểu hiện lãnh đạm, thiếu cảm xúc vui vẻ với mọi người xung quanh. Rất dễ bị kích động, có khi cười vô cớ, lo lắng, căng thẳng, đa nghi, sợ hãi.
3. Khả năng phán đoán thấp
Thường có biểu hiện là không thể tập trung trong một thời gian dài, làm giảm trí tưởng tượng, xử lý các vấn đề không mang tính quyết định, thường dựa vào sự trợ giúp của người khác, đối với những việc đột nhiên xuất hiện biểu hiện là hoảng loạn, lo lắng.
4. Rối loạn chức năng thần kinh tự chủ
Biểu hiện là da đỏ (đỏ và sưng sau khi da bị trầy xước), bàn tay và bàn chân lạnh, đổ mồ hôi khắp cơ thể hoặc đổ mồ hôi cục bộ, tóc trắng sớm và hói đầu.
5. Hành động bất thường
Trong giai đoạn giữa và cuối của xơ cứng động mạch não, xuất hiện tình trạng đi bộ và xoay người không ổn định, biểu hiện trạng thái đi rất cứng, chậm chạp hoặc đi không vững.
Xơ vừa động mạch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
6. Chứng co giật động kinh tái phát
Động kinh cục bộ là một triệu chứng phổ biến ở giai đoạn muộn của bệnh xơ cứng động mạch não, biểu hiện chủ yếu là co giật ở một số bộ phận của cơ thể. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng không làm chủ được vận động, nghiêm trọng hơn có thể bị xuất huyết động mạch não, hình thành cục máu đông dẫn đến tình trạng hôn mê.
Hà Vũ
Theo vietnamnet.vn
Cách dự phòng đột quỵ não đơn giản ai cũng làm được
Đột quỵ não là một bệnh thần kinh đe dọa cuộc sống phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trên toàn thế giới.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Triệu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đột quỵ não hoặc cơn tai biến mạch máu não xảy ra do mất đột ngột lưu lượng máu tới não dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và có khả năng gây tử vong.
Từ những năm của thập kỷ 80 trở lại đây, tỷ lệ tử vong ở các nước phát triển đã giảm nhờ chẩn đoán sớm và các thuốc mới đã điều trị có hiệu quả bệnh. Mặt khác, nhờ hiểu biết cơ chế bệnh sinh, có các biện pháp chống yếu tố nguy cơ, nhất là bệnh tăng huyết áp, nên tỷ lệ mới mắc ở các nước phát triển đã giảm đáng kể. Tổ chức Y tế thế giới cho rằng: đột quỵ não là bệnh có thể dự phòng có kết quả bằng các biện pháp chống yếu tố nguy cơ trong cộng đồng. Nếu điều trị sớm trong các giờ phút đầu, có thể hạn chế tử vong và di chứng.
Một số biện pháp dự phòng thường được khuyến cáo hiện nay:
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ
Điều trị rối loạn lipid máu: điều trị bằng thuốc phải kết hợp với liệu pháp thay đổi lối sống nhằm điều chỉnh rối loạn lipid máu, trong đó đặc biệt làm giảm cholesterol. Những người trên 45 tuổi cần được kiểm tra lipid máu định kỳ 6 - 12 tháng/lần.
Kiểm soát đường huyết: có thể kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng thuốc điều trị kết hợp với chế độ ăn uống, tập thể dục, kiểm soát cân nặng.
Kiểm soát trị số huyết áp: mục tiêu điều trị nhằm đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg để làm giảm các biến chứng về tim mạch, thận. Sử dụng thuốc hạ huyết áp đều đặn và đúng cách theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về tim như: rối loạn nhịp (đặc biệt là rung nhĩ), các tổn thương van tim, cơ tim đặc biệt là nhồi máu mới, nhồi máu cũ và bệnh lý cơ tim.
Liệu pháp thay đổi lối sống
Chế độ ăn uống: người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì. Thực hiện chế độ ăn muối và kali hợp lý: Ăn mặn làm tăng huyết áp. Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo chung là không quá 6g muối ăn mỗi ngày. Nên bổ sung kali bằng ăn thêm hoa quả và rau tươi. Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn. Cai thuốc lá triệt để vì hút thuốc làm nguy cơ đột quỵ và bệnh mạch vành tăng, nhất là ở những người hút trên 40 điếu mỗi ngày.
Tập thể dục để làm giảm thấp các yếu tố nguy cơ như làm hạ huyết áp, giảm béo phì, hạn chế tiến triển tổn thương vữa xơ động mạch. Tập thể dục mức độ trung bình, chẳng hạn như đều đặn đi bộ 30 phút mỗi ngày. Có thể đạp xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút/lần/ngày, 5 ngày/tuần cũng rất hữu ích.
Duy trì giấc ngủ khoảng 7h mỗi ngày. Nên ngủ sớm, dậy sớm.
Phòng ngừa tình trạng đông máu bằng thuốc
Các thuốc chống đông và thuốc chống kết tập tiểu cầu được dùng phổ biến trong thời kỳ cấp để ngăn chặn huyết khối tiến triển và tái phát. Chúng có lợi ích dự phòng lâu dài cho nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ đột quỵ bao gồm rung nhĩ, tình trạng tăng đông.
- Chống kết tập tiểu cầu: aspirin 50 - 325mg/ngày là thuốc được dùng chủ yếu. Có thể thay thế bằng clopidogrel 75mg/ngày khi dị ứng aspirin hay viêm, loét dạ dày, hành tá tràng. Bệnh nhân cũng có thể dùng viên kết hợp aspirin và dipyridamol hay cilostazon.
- Thuốc kháng vitamin K: Warfarin và các thuốc kháng vitamin K khác là các thuốc kháng đông đầu tiên được sử dụng ở bệnh nhân rung nhĩ. Liệu pháp kháng vitamin K giảm 2/3 nguy cơ đột quỵ và 1/4 tử vong so với nhóm chứng (aspirin hoặc không điều trị). Kháng vitamin K đã được sử dụng ở nhiều bệnh nhân trên khắp thế giới với kết quả tốt. Mặc dù có những hạn chế là cửa sổ điều trị hẹp, cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh liều nhưng kháng vitamin K với thời gian trong ngưỡng điều trị đầy đủ sẽ phòng ngừa hiệu quả đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ.
- Thuốc kháng đông đường uống không phải kháng vitamin K (NOAC) gồm thuốc ức chế trực tiếp thrombin (dabigatran) và ức chế yếu tố Xa (apixaban, edoxaban và rivaroxaban) là những thuốc thay thế thích hợp cho kháng vitamin K trong phòng ngừa đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ.
Điều trị kháng đông đường uống dài hạn với kháng vitamin K hoặc NOAC mang lại lợi ích ở bệnh nhân rung nhĩ sống sót sau đột quỵ. NOAC có vẻ mang lại kết quả tốt hơn chủ yếu do ít gây đột quỵ xuất huyết não hơn.
Đột quỵ não là một trong những bệnh lý tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội vì chi phí điều trị rất cao và tỷ lệ tàn phế rất nặng. Tuy nhiên, đột quỵ não là một bệnh có thể phòng bệnh được khi chúng ta phát hiện và điều trị sớm các yếu tố nguy cơ của bệnh như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch dễ tạo cục tắc như rung nhĩ loạn nhịp hoàn toàn...
Vì vậy, đối với những người cao tuổi nên khám bệnh định kỳ phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não để có biện pháp phòng bệnh hiệu quả theo đúng phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Một khi đột quỵ đã xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện vào các đơn vị đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế.
Theo VTV News
Đột quỵ gia tăng: 4 dấu hiệu ban đầu cần nhớ Đột quỵ não là bệnh lý có nguy cơ tử vong cao và gây hậu quả nặng nề như bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, mất trí nhớ, hôn mê... Nhiều bệnh nhân trẻ Theo thống kê của Hội tim mạch Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Đột quỵ được xem là một trong những...