Chàng trai đi bộ xuyên Việt với 0 đồng
Chuyến đi dự kiến từ mũi Cà Mau đến Lũng Cú của Duy Hoàn hồi tháng 2 bị gián đoạn do Covid-19 đã được tiếp tục từ ngày 21/10.
“Nếu đi bộ mà cầm tiền thì ai cũng có thể đi, đói thì mua đồ ăn, mệt thuê khách sạn ngủ. Nhưng mình nghĩ nếu trên hành trình của mình được cùng làm việc, cùng ăn những món hàng ngày của người dân địa phương mới là một trải nghiệm tuyệt vời”, Vũ Duy Hoàn, 20 tuổi, sinh viên ngành Du lịch, Đại học Hải Phòng, chia sẻ về “chuyến đi 0 đồng” dọc theo chiều dài đất nước của mình.
Chàng trai quê Vụ Bản, Nam Định cho biết thêm, ban đầu cậu chỉ muốn đi để thử thách bản thân, “thể hiện tinh thần tuổi trẻ dám nghĩ dám làm” dù vẫn có thu nhập ổn định từ việc kinh doanh điện thoại di động.
Hoàn khởi hành từ mũi Cà Mau – điểm cực nam của Tổ quốc cuối tháng 2 nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát, cậu tạm dừng chuyến đi ở thành phố Ngã Bảy, Hậu Giang. Ngày 21/10, Hoàn tiếp nối hành trình, di chuyển theo quốc lộ 1A với quãng đường hơn 2.300 km, dự kiến sẽ đi trong khoảng 100 ngày.
Duy Hoàn phụ giúp ngư dân vùng biển Khánh Hòa, anh được họ hướng dẫn cách lặn biển. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Kế hoạch ban đầu là “đi cho vui” nhưng dọc đường, chàng sinh viên trẻ đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn nên quyết định lập kênh YouTube chia sẻ những trải nghiệm dọc đường của mình, đồng thời, dành số tiền kiếm được từ đó để giúp đỡ người nghèo.
“Bây giờ, hành trình của mình có thêm động lực để giúp ích cho cộng đồng”, Hoàn chia sẻ khi đang nghỉ chân tại lưng chừng Đèo Cả một ngày cuối tháng 11.
“Đi bộ 0 đồng” nên hành trang của Hoàn cũng gọn nhẹ, chỉ với những thứ thiết yếu là hai bộ quần áo, kính, nón, áo mưa, gậy, bình đựng nước, sạc điện thoại. Mỗi ngày, cậu dậy từ 3h30 sáng để chỉnh sửa video đăng lên kênh rồi bắt đầu lên đường lúc 6h. Chiều tối, cậu ghé vào một nhà dân nào đó để xin được nghỉ lại.
“Mình từng phụ một người anh tham gia dẫn nhiều tour du lịch, từng chinh phục đường chạy marathon 42 km nên không lo về vấn đề sức khỏe. Kỷ niệm đáng nhớ đầu tiên của chuyến đi là ngày thứ 2 di chuyển về thành phố Cà Mau, cả ngày đã đi bộ hơn 30 km, đã gần 9h tối rồi nhưng vẫn chưa xin được nhà nghỉ, bụng đói meo”, Hoàn nói.
Hôm đó, từ 5h chiều, chàng trai đã bắt đầu ghé vào nhà dân xin được nghỉ lại qua đêm nhưng liên tục bị từ chối. Đoạn đường vắng vẻ, hai bên chỉ toàn những hàng cây dừa nước, đồng lúa, vuông tôm, đi vài km mới có một nhà dân. Gần 9h đêm, mệt mỏi, bất lực, Hoàn nghĩ có lẽ chuyến đi của mình sẽ phải dừng lại ở đây. “Lúc đó trong đầu mình vang lên câu hỏi: Sao lại lao vào một ‘trò chơi’ như thế này?”, cậu kể. Nhưng khi đứng giữa cây cầu dài, hứng cơn gió phả vào mặt mát rượi, thấy ánh đèn le lói phía xa, chàng trai nghĩ: “Bây giờ có cầu cứu cũng không ai có thể giúp, ngoại trừ bản thân. Phải tự cứu lấy mình, phải đi tiếp”.
Sau khi cuốc bộ thêm vài cây số, Hoàn được một bà chủ quán nước ven đường đồng ý cho ngủ nhờ. Nhưng đồng thời, cậu cũng nhận được câu “mắng vốn” của người phụ nữ: “Đi chi cực vậy mày?”. Hoàn chưa kịp giải thích thì ‘người dưng’ bước nhanh vào bếp, bưng ra mâm cơm với tất cả những món ngon có trong nhà.
Ngày hôm sau, do chưa quen nên toàn thân ê ẩm, bàn chân đau nhức, chàng trai trẻ không thể đi tiếp, đành ở lại phụ giúp bà chủ bưng nước cho khách, nghỉ ngơi.
Ông Vũ Đình Mùi, 55 tuổi, bố của Hoàn chia sẻ: “Tôi vẫn thường dạy con rằng mình không chỉ học ở trên ghế nhà trường mà phải học trên nhiều lĩnh vực khác. Việc đi bộ xuyên Việt cũng là một quá trình học hỏi và hoàn thiện bản thân. Con lớn rồi, tôi để con tự quyết định việc làm của mình. Gia đình vẫn luôn theo dõi, đồng hành cùng con chứ không cấm cản”.
Video đang HOT
Rửa chén là công việc mà Hoàn luôn xung phong làm khi nhận được bữa cơm từ những người tốt bụng. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trên hành trình, có hôm đói lả, Hoàn được một bác nông dân miền Tây đãi một tô cơm nguội với con cá khô mặn chát. “Vừa cho vào miệng đã nhăn hết cả mặt nhưng càng nhai mình lại thấy ngọt, vị ngọt mình chưa từng nếm qua”, chàng trai hồi tưởng. Hôm sau, cậu lên ghe, cùng bác nông dân trải nghiệm việc thả lưới cá ở sông.
Đến Bình Thuận, Ninh Thuận, lần đầu tiên trong đời chàng trai Nam Định cảm nhận được thế nào là cái nắng “cháy da” của miền Trung, khi một ngày phải uống đến hơn 6 lít nước. Ở đó chỉ có những đồng cỏ vàng úa, những đồi cát thay vì đồng lúa như những miền quê khác. Xin đi nhờ nhà vệ sinh của người dân ven đường, Hoàn được cô chủ chỉ ra đồi cát phía sau nhà bởi kinh tế khó khăn, họ chưa xây nổi nhà vệ sinh. Tuy vất vả, nhưng bà chủ quán nước lụp xụp ấy vẫn cho anh ở nhờ, sáng hôm sau còn dậy sớm nấu cơm nắm lại thật chặt với ít cá khô để chàng trai lên đường.
Trò chuyện với những đứa trẻ khoảng 15, 16 tuổi, người dân tộc Chăm ở đây, chàng trai biết bọn trẻ đều đã nghỉ học và chuẩn bị vào Sài Gòn tìm việc. “Kênh của mình đã được bật kiếm tiền vào tháng trước. Sau chuyến đi, mình sẽ trở lại giúp đỡ họ”, chàng trai trải lòng.
Ra đến Khánh Hòa, chàng trai gốc Bắc lần đầu tiên được mời ăn xoài non chấm nước mắm đường thay vì chấm muối. Được ngư dân dạy lặn biển và tận tay sờ vào những rặng san hô, những con cá nhỏ đang bơi dưới đáy.
“Qua mỗi tỉnh thành, mình có nhiều trải nghiệm khác nhau về ẩm thực và nếp sinh hoạt thường ngày của người dân. Có nhiều anh chị thấy mình trên Facebook, biết mình sắp đến gần nơi họ sống nên đã chủ động ra đến đường quốc lộ chờ, tặng mình túi trái cây, chai nước…”, Hoàn khoe.
Mới lên đường được hơn một tháng nhưng chàng trai đã được trải nghiệm khá nhiều công việc khác nhau khi trả ơn người dân địa phương dọc đường đi đã cho mình ngủ nhờ, cho ăn cơm. Có lần anh phụ bán nước, bán bún thịt nướng, có hôm lại được chủ nhà rủ đi đánh cá, lặn biển, làm bánh tráng hay thu hoạch quả dứa giữa trưa nắng cùng nông dân…
Chàng trai phụ giúp nông dân cắt cỏ, phát hoang để trồng lúa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sáng 29/11, Hoàn bắt đầu rời thành phố Tuy An, Phú Yên để tiếp tục hành trình đến Hà Giang vẫn còn hơn 1.500 km nữa. Ở đây, chàng trai bắt đầu cảm nhận được cái lạnh và những cơn mưa từ sáng sớm. Cất đôi giày đi bộ vào balo, Hoàn lấy đôi dép vừa được một người dân tặng hôm trước, mặc áo mưa bắt đầu đi tiếp.
“Thời tiết có chút khó khăn nhưng mình không nghĩ sẽ dừng lại. Chuyến đi này như một cuốn phim quay chậm vậy, có những điều mình không thể cảm nhận được nếu chỉ đi quá nhanh”, chàng trai nói giữa lúc tiếng gậy lộc cộc vẫn đều nhịp trên đường.
Thỉnh thoảng, Hoàn dừng lại ngắm nhìn một bông hoa mình không biết tên trước cửa một ngôi nhà.
Cô gái Trà Vinh bỏ việc, đi bộ gần 2.500 km dọc Việt Nam trong 51 ngày
23 tuổi, Ngọc Hân quyết định nghỉ việc văn phòng, đánh dấu tuổi trẻ bằng hành trình đi bộ từ Lũng Cú đến Mũi Cà Mau.
Ngọc Hân trở lại TP.HCM lần thứ 2 sau hành trình đi bộ xuyên Việt của mình. Xuất hiện tại điểm hẹn với Zing, cô gái 23 tuổi đúng chất dân phượt với mũ lưỡi trai, giày thể thao và chiếc áo phông màu tro bụi bặm.
Từng mô tả mình khá "bánh bèo", Hân nói ngay chính cô nhiều khi còn lạ lẫm với mái tóc tém và nước da rám nắng hiện giờ của mình. Sau gần 2 tháng đi bộ xuyên Việt, cô nàng tự nhận mình "xấu, te tua" nhưng lại cảm thấy tự tin và thích nói chuyện hơn trước rất nhiều.
Trong suốt buổi trò chuyện, Hân nhắc đi nhắc lại rằng cô không phải là người giỏi chia sẻ. Thế nhưng, cứ mỗi lần kể về một điểm đến, một thử thách trong hành trình, nét mặt Hân lại lộ rõ sự phấn chấn, giọng nói cũng hào hứng hơn hẳn.
Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh, ĐH KHXH&NV TP.HCM năm ngoái, Lê Ngọc Hân (sinh năm 1997) từng làm việc tại một công ty ở Sài Gòn. Công việc ổn định, thu nhập tạm ổn nhưng cô gái quê Trà Vinh vẫn cảm thấy bản thân mông lung, thiếu định hướng.
Cuối năm 2019, Hân xin nghỉ việc và bắt đầu ấp ủ hành trình đi bộ xuyên Việt. "Mình muốn làm một chuyến để đến năm 30, 40 nhìn lại sẽ không hối tiếc. Chuyến đi đặc biệt sẽ đánh dấu chặng đường tuổi trẻ và giúp mình xác định lại con đường", Ngọc Hân nói.
Ngọc Hân trên hành trình đi bộ xuyên Việt.
Đi bộ 2.458 km trong 51 ngày
Hành trình xuyên Việt của Hân bắt đầu tại Lũng Cú (Hà Giang) vào ngày 8/3. Đến ngày thứ 24 của hành trình (31/3), tại Đà Nẵng, Hân buộc phải tạm dừng chuyến đi vì lệnh cách ly xã hội phòng dịch Covid-19. Đến ngày 29/4, cô lại tiếp tục.
Có đôi chút gián đoạn nhưng 9X vẫn đạt được mục tiêu đề ra ban đầu khi hoàn thành hơn 2.458 km đi bộ và về đích ở Cà Mau vào đúng ngày thứ 51 của hành trình (25/5).
Trước chuyến đi, Hân có gần 2 tháng chuẩn bị. Mỗi ngày, cô đều tập chạy bộ 15 km. Ngày chủ nhật, 9X đi bộ cả ngày từ 60-65 km để tập cho cơ thể thích nghi. Ngoài ra, cô cũng chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần đồng thời được hỗ trợ chi phí 15 triệu đồng.
Hành trang lên đường của Hân chỉ vỏn vẹn 2 kg với 3 bộ quần áo (2 bộ đi đường, 1 bộ đồ ngủ). Cô kể những ngày đầu là khoảng thời gian "kinh khủng nhất" vì phải liên tục leo núi trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi nên bị căng cơ, nhức mỏi.
Hình ảnh check-in Lũng Cú đến Cà Mau của Ngọc Hân.
"Ngày thứ 2 ở Hà Giang, mình leo núi hơn 13 km, cứ leo liên tục. Ngày đó, chỉ đi chừng 30 km nhưng rất mệt, mệt hơn những ngày đi 50-60 km sau này", 9X kể.
Con số đi bộ 2.458 km trong vòng 51 ngày được Hân đặt ra dựa vào tốc độ chinh phục đỉnh Fansipan cô từng đạt được trước đó. "Mình đặt mục tiêu mỗi ngày trong hành trình đều giống như leo Fansipan".
Tuy nhiên, con số này ban đầu khiến nhiều người nghi ngại. Ngay chính gia đình, bạn bè của Hân cũng khuyên cô nên suy nghĩ lại trước khi bắt đầu hành trình. "Trong những ngày đầu ở Hà Giang, nhà mình gọi điện liên tục vì lo lắng. Nhưng sau khi mình đến được Hà Nội, mọi người yên tâm và cũng cảm thấy tin tưởng hơn".
Mẹ của Hân, bà Phan Thị Ngoan (55 tuổi) cho Zing biết, ban đầu gia đình không ủng hộ quyết định nghỉ việc, đi bộ xuyên Việt của Hân. Tuy nhiên, dần dà bà Ngoan cũng bị lung lay và thuyết phục bởi "độ lì" và sự đam mê của con gái út.
"Con gái lại đi một mình, rồi bao nhiêu nguy hiểm, tôi nghĩ mà thương con. Thường thì ngày nào Hân và tôi cũng liên lạc, bận quá thì 2-3 hôm một cuộc điện thoại để biết xem con đang ở đâu, tình hình sức khỏe như thế nào, có gặp vấn đề gì không", mẹ Hân kể.
Kết thúc hành trình vào đúng ngày sinh nhật
Một mình đi bộ hàng nghìn km trong gần 2 tháng, Hân gặp không ít khó khăn, nguy hiểm. Cô kể có lần phải trú vào nhà dân khi gặp kẻ xấu hay vài khi băng núi lúc trời chập choạng tối, qua đêm ở quán ăn ven đường vì không tìm được nhà nghỉ.
"Lắm lúc mệt mỏi, đuối sức rồi phải tạm nghỉ, tạm dừng, chậm trễ. Oải thì có nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc", Hân chia sẻ.
Vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 23 (25/5), Hân đặt chân đến Mũi Cà Mau, điểm cuối của hành trình. "Không giống cảm giác sung sướng, hớn hở khi chinh phục được một đỉnh núi hay một điểm đến. Đó là sự mãn nguyện và cả hạnh phúc sau một hành trình rất dài", 9X chia sẻ.
Từ một cô nàng "bánh bèo", nữ tính, sau gần 2 tháng đội mưa đội nắng đi bộ, Hân hài hước nói giờ đây cô tàn tạ quá, không biết bao giờ da mới trắng nổi, tóc mới dài ra.
"Mình nghĩ giới hạn nằm ở tư tưởng, suy nghĩ, chứ chưa hẳn đã phụ thuộc vào sức lực", Hân nói với Zing.
Thế nhưng, khi nhìn lại hành trình của mình, Hân thấy thỏa mãn. Cuối cùng, cô gái 23 tuổi đã không còn mông lung về tương lai. Trong đầu cô giờ đây đã có sẵn lộ trình sự nghiệp trong những năm tới.
"Sau chuyến đi này, mình thấy bản thân thay đổi rất nhiều. Trước đây mình là một người tự ti nhưng giờ đây mình dám mơ cao hơn, biết đặt mục tiêu lớn hơn".
Từng tự hỏi: "Có hay không giới hạn của con người", Hân hiện đã có câu trả lời cho chính mình.
"Mình nghĩ giới hạn nằm ở tư tưởng, suy nghĩ, chứ chưa hẳn đã phụ thuộc vào sức lực. Tất nhiên làm được hay không còn phụ thuộc vào nhiều thứ nhưng trước hết nếu nghĩ còn chưa tới thì sẽ không bao giờ làm được. Nên thông qua hành trình, mình muốn truyền tải thông điệp xóa bỏ giới hạn bản thân để sống một cuộc đời như mình mong ước", Hân nói.
Đi bộ xuyên Việt không tiền, chàng trai quyên 127 triệu đồng giúp trẻ nghèo Không mang theo tiền, đi đến đâu xin ăn ngủ đến đó, Bùi Ngọc Quý quyên được 127 triệu đồng trên hành trình đi bộ từ TP.HCM ra Hà Nội, dành xây trường cho trẻ nghèo. Cuộc phiêu lưu 0 đồng Sớm 9/7, trên trang cá nhân của mình, Bùi Ngọc Quý (SN 1997, quê huyện Chư Prông, Gia Lai) cho biết anh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đà Lạt: Tài xế taxi vừa lái xe, vừa gác chân lên cửa sổ

Tài khoản về 0 sau 5 ngày nghỉ lễ dù chỉ đi dạo cho khuây khỏa: "Có sai lầm thì mới khôn ra"

Lọ Lem tái xuất, mặt mộc mới dậy hút triệu view, gửi "chiến thư" tới Nàng Mơ?

Truy tìm Võ Thị Diễm My - cô gái liên quan vụ án "Tịnh thất Bồng Lai" mất tích bí ẩn suốt 5 năm

Phát hiện hàng triệu người đang mắc chung 1 hội chứng sau 5 ngày ăn chơi ngủ

Chào đời vào ngày đặc biệt - các em bé mang khai sinh độc đáo: Con trai Cục trưởng Xuân Bắc cũng không ngoại lệ

Không ai còn nhận ra con gái thứ 2 của Quyền Linh

Vụ cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg ở Nha Trang: Chủ bè kinh doanh "chui" dịch vụ ăn uống

Nghe thấy tiếng kêu dưới cống thoát nước, người dân chạy đến nơi chứng kiến cảnh tượng không ngờ

Đêm nay, Việt Nam đón đỉnh mưa sao băng từ chòm sao Bảo Bình

Xác minh clip tài xế Grab tại Đà Nẵng bị khách đánh tới tấp

Chia tay gã bạn trai bạo lực rồi mất tích, 4 tháng sau cô gái được tìm thấy trong tình trạng đáng sợ
Có thể bạn quan tâm

Bảng giá xe ga Yamaha tháng 5/2025: Quà tặng 15 triệu đồng
Xe máy
09:19:55 06/05/2025
Du lịch miền Tây bùng nổ dịp lễ 30/4 1/5, doanh thu tăng kỷ lục
Du lịch
09:19:02 06/05/2025
HURRYKNG bất ngờ bị BigDaddy 'bóc mẽ' chuyện yêu, đáp lại thầy 1 câu này?
Sao việt
09:07:28 06/05/2025
Hacker nhận tội trộm 1,1 TB dữ liệu nội bộ của Disney qua Slack
Thế giới
09:02:14 06/05/2025
Làm gì với cáp USB cũ thay vì ném sọt rác
Thế giới số
08:57:49 06/05/2025
Địa Đạo thu 170 tỷ vẫn phải thêm gấp cảnh quan trọng, Thái Hoà ấm ức, tỏ thái độ
Phim việt
08:44:39 06/05/2025
Công an phường "khoanh vùng" nhanh nhóm người sử dụng ma túy và tàng trữ vũ khí
Pháp luật
08:27:36 06/05/2025
Bạn gái tiền đạo ĐT Việt Nam diện bikini đầy quyến rũ
Sao thể thao
08:21:29 06/05/2025
Lòng dạ rối bời, chàng trai định 'đánh bài chuồn' với cô gái đã yêu 5 năm vì lý do này
Góc tâm tình
08:12:23 06/05/2025
10 phim cổ trang Hàn Quốc hay nhất thập kỷ (P.1): Từ "flop" thành "huyền thoại" - bạn đã bỏ lỡ bao nhiêu kiệt tác rồi?
Phim châu á
07:57:49 06/05/2025