Chàng trai Đà Nẵng cơ bắp lực lưỡng, miệt mài móc len thành các món đồ hút khách
Vì một lời hứa đặc biệt với người cháu trai bị bệnh nan y, chàng trai Đà Nẵng đã đến với nghề móc len, tạo ra những món đồ đáng yêu, thu hút cộng đồng.
Học móc len từ lời hứa với cháu trai bị bệnh
Cuộc sống của Trần Minh Tùng (29 tuổi, quê Đà Nẵng) thú vị hơn hẳn kể từ khi có hai sở thích là tập thể dục thể hình (gym) và móc len.
Mỗi ngày, sau khi kết thúc công việc toàn thời gian, chàng trai có thân hình cao lớn, vạm vỡ lại làm bạn với phòng tập và những cuộn len. Với Tùng, tập gym giúp anh rèn luyện sức khỏe, có thêm năng lượng và sức sống, còn móc len là lúc anh được “tĩnh lại”, cảm nhận từng mũi kim và cả hơi thở của chính mình.
Chàng trai vạm vỡ gây chú ý với đôi bàn tay khéo léo
Hình ảnh những sản phẩm dễ thương bằng len, do chính tay Minh Tùng móc, đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội. Từ những cuộn len đa màu sắc, anh có thể tạo ra nhiều món đồ đáng yêu như mũ len, túi len, thú len…
Sự khéo léo, tinh tế của anh chàng lực lưỡng khiến nhiều người trầm trồ.
Minh Tùng bắt đầu học móc len từ cách đây hơn 1 năm. Sở thích đặc biệt này bắt nguồn từ một lời hứa đặc biệt với người cháu trai bị bệnh nan y.
Tùng có một người chị gái, hai chị em rất thân nhau. Năm 2010, chị gái Tùng sinh con trai đầu lòng. Lên 5 tuổi, em bé bị chẩn đoán mắc bệnh u màng não.
“Cháu mình rất thích gấu bông, thường để chúng bên cạnh hoặc ôm khi ngủ. Trong số đó, một em thỏ len được bé yêu quý hơn cả. Mình thấy vậy nên hứa hẹn, nhất định học móc len để móc tặng bé một căn phòng ngập tràn thú len.
Cuối năm 2023, mình vừa móc xong sản phẩm đầu tiên thì bé qua đời”, Tùng nghẹn ngào kể lại.
Video đang HOT
Sản phẩm đầu tay của Minh Tùng, cũng là món quà anh dành tặng cháu trai bị bệnh
Dẫu vậy, Tùng vẫn luôn biết ơn cháu trai cũng như lời hứa đặc biệt ấy. Bởi nhờ đó, anh đã bắt đầu một niềm đam mê nuôi dưỡng tâm hồn.
Tùng học móc len qua các video được đăng tải trên những nền tảng mạng xã hội như YouTube, TikTok, Facebook… Trong hai tháng liền, anh ngồi miệt mài với cây kim móc và những sợi len.
Những mũi kim đầu tiên, Tùng lóng ngóng. Anh sai công thức, sai những bước tạo nên sản phẩm, móc chưa đều, chưa đẹp và gặp ti tỉ vấn đề khác nữa. Không nản lòng, Tùng dành 3-5 tiếng mỗi ngày để học móc len.
Anh tỉ mỉ, cẩn thận trong từng mũi kim để tránh sai sót.
“Để có được sản phẩm hoàn chỉnh và đẹp thì mọi công đoạn đều quan trọng. Công đoạn khó nhất với mình là định hình sản phẩm vì ở khâu này, chỉ cần lơ là một chút là phải làm lại từ đầu”, Tùng nói.
Tháng 11/2023, Tùng hoàn thành chú thỏ len đầu tiên. Anh vẫn kịp tặng người cháu yêu quý của mình, nhận lại lời cảm ơn và một nụ cười trong trẻo.
Công việc đem đến phút giây bình yên
Giờ đây, móc len đã trở thành thói quen của Tùng. Sau hơn 1 năm cần mẫn, anh không nhớ mình đã móc được bao nhiêu món đồ dễ thương từ len.
|
Những mẫu túi xách dễ thương do chính tay Tùng đan móc
Tùy vào kích thước và độ khó của mỗi sản phẩm, thời gian hoàn thành sẽ khác nhau. Anh thường mất từ 4-15 tiếng đồng hồ để móc xong một món đồ cơ bản. Có những sản phẩm, anh dành cả tuần đan móc.
Chàng trai Đà Nẵng có niềm đam mê đặc biệt với sản phẩm gấu Teddy – một nhân vật trong bộ phim Mr.Bean. Đó cũng là món đồ được nhiều em bé yêu thích.
“Việc móc len giúp mình hình thành được tính tập trung, kiên nhẫn. Không những thế, khi móc len mình được tĩnh lại, giúp giảm căng thẳng sau những giờ làm việc”, Tùng chia sẻ.
Một ngày, Tùng nảy ra ý tưởng đăng video chia sẻ niềm đam mê móc len của mình lên TikTok. Sự khéo léo, tinh tế và những sản phẩm dễ thương của anh khiến mọi người trầm trồ. Những đơn hàng đầu tiên cứ thế tìm đến.
| |
Sản phẩm dễ thương của Minh Tùng được nhiều người khen ngợi
Sản phẩm của Tùng có giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng. Niềm đam mê trở thành một công việc giúp anh tăng thu nhập. Có những mẫu sản phẩm, anh bán hết sạch chỉ trong 1 ngày.
Nhưng không vì thế mà anh chạy theo số lượng, làm một cách công nghiệp. Với mỗi sản phẩm, Tùng muốn để lại dấu ấn riêng biệt, không trộn lẫn vì đó mới là cái hồn cốt của sản phẩm thủ công.
Những lời nhận xét tích cực của cộng đồng mạng cũng đã tiếp thêm cho anh động lực.
“Một em bé bị sụp mí mắt từng nhắn tin chia sẻ với mình rằng, em có rất ít bạn. Mình đã tặng em ấy một con thú len như món quà động viên.
Cũng có bạn bình luận, khi xem video của mình họ cảm thấy bình yên hơn, tĩnh lặng hơn giữa cuộc sống xô bồ. Điều tích cực ấy khiến mình thêm yêu những cuộn len”, Tùng chia sẻ.
Đi theo Google Map, một thanh niên lao thẳng xuống kênh nước
Lực lượng công an tại Đà Nẵng vừa kịp thời ứng cứu một nam thanh niên đi xe máy gặp nạn vì đi theo chỉ dẫn Google Map.
Ngày 29-11, Công an phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết đã kịp thời ứng cứu một thanh niên không may gặp nạn rơi xuống kênh nước vì đi theo chỉ dẫn trên Google Map. Có thể lúc đó nam thanh niên quá chú trọng theo chỉ dẫn của Google Map mà thiếu quan sát nên mới xảy ra sự cố trên.
Nam thanh niên lao thẳng xe xuống kênh nước vì đi theo chỉ dẫn của Google Maps
Theo đó, vào lúc 21 giờ ngày 28-11, nam thanh niên tên N. (trú tại Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) khi đang điều khiển xe máy thì không may rơi xuống kênh thoát nước tại đường số 6 nối dài khu công nghiệp Hòa Khánh.
Ngay lúc đó, lực lượng 8394 phường Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu) do thượng úy Võ Văn Huân làm Tổ trưởng đang tuần tra tại đường số 6 nối dài đã kịp thời phát hiện vụ việc.
Người và phương tiện được lực lượng 8394 cứu hộ, trục vớt an toàn
Lực lượng 8394 nhanh chóng triển khai lực lượng, tiếp cận ứng cứu, đưa nam thanh niên lên bờ an toàn và huy động lực lượng trục vớt phương tiện.
Sau khi bình tĩnh trở lại, nam thanh niên cho biết vì trời tối và đi theo chỉ dẫn của ứng dụng Google Map nên đã xảy ra sự cố hy hữu trên.
Người này đồng thời gửi lời cám ơn lực lượng tuần tra 8394 phường Hòa Hiệp Nam đã kịp thời hỗ trợ.
8X Đà Nẵng vẽ tranh sống động từ hạt cát Anh Phan Quang Dũng (SN 1988, ở Đà Nẵng) là tác giả của nhiều bức tranh vẽ bằng cát. Từ những hạt cát óng ánh, anh đã tạo nên những bức tranh độc đáo, gây ấn tượng cho người xem. Anh Dũng chia sẻ, cách đây hơn 10 năm, khi đang làm đầu bếp ở Hà Nội, anh tình cờ biết đến nghệ...