Chàng trai cưới vợ có “nhan sắc kỳ lạ”, dân mạng thấy tiếc cho chú rể “thà không lấy còn hơn”
Xuất hiện trong đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, cô dâu được cho là có “nhan sắc kỳ lạ” khiến nhiều người bàn tán. Một số cư dân mạng còn lên tiếng: “Thà rằng không cưới còn hơn”.
Người đăng tải video cho biết, cô dâu và chú rể cũng mới quen biết nhau thông qua mai mối. Chú rể hiện 28 tuổi. Gia đình vốn dĩ rất mong anh sớm thành gia lập thất nhưng ngặt nỗi điều kiện tài chính có hạn. Nhiều cuộc mai mối đều đổ bể là bởi nhà trai không đáp ứng được yêu cầu sính lễ phía đối phương.
Lo lắng gia đình không có ai nối dõi tông đường bố mẹ chú rể đã hạ thấp tiêu chuẩn. Thế là nhờ người thân giới thiệu, anh mới gặp được một cô gái ở thôn bên cạnh. Cô chỉ mới 22 tuổi, không có vấn đề về tinh thần, nhưng vẻ ngoài hơi kém nổi bật. Tuy nhiên không có điều kiện để kén cá chọn cạnh, anh cuối cùng cũng đồng ý kết hôn dưới sự thuyết phục của bố mẹ và gia đình.
Cô dâu được cho là có “nhan sắc kỳ lạ” khiến nhiều người bàn tán. Ảnh: Sohu.
Chưa đầy một tháng gặp mặt và tìm hiểu, đám cưới đã được tổ chức trong vội vàng, mọi quy trình cần thiết đều được thực hiện, sính lễ 110.000 NDT (gần 374 triệu đồng), bố mẹ cô dâu cũng bằng lòng với con số này.
Video quay lại cảnh cô dâu chú rể ngồi trong phòng tân hôn, đến khâu ăn món mì theo phong tục đám cưới địa phương. Chú rể trông khá bảnh bao, cô dâu mặc áo đỏ và đầu cài trang sức lấp lánh. Khi hai người đang ăn, một người bạn đã trêu chọc và yêu cầu cô dâu chú rể hôn nhau. Tuy hai người có chút ngại ngùng, nhưng cuối cùng vẫn trao cho nhau nụ hôn. Khoảnh khắc này khiến ai có mặt cũng hò reo, không khí đám cưới càng rộn ràng hơn.
Video đang HOT
Lễ cưới sắp kết thúc, đôi uyên ương thực hiện những bước cuối cùng của buổi đám cưới trong sự chúc mừng của người thân và bạn bè.
Cô dâu chú rể ngồi trong phòng tân hôn, đến khâu ăn món mì theo phong tục đám cưới địa phương. Ảnh: Sohu.
Đoạn video đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Nhiều người cho rằng chú rể điển trai, giỏi giang như vậy, không nên bị “chôn chân” với người vợ không phù hợp với mình.
Đáp lại ý kiến này, người đăng tải video đã giải thích, gia đình chú rể tương đối nghèo, các cô gái bình thường đều muốn sính lễ trên trời, còn đòi phải có nhà có xe trong thành phố.
Bố mẹ chú rể đều là nông dân, nuôi hai con trai khôn lớn thật sự không dễ dàng. Chú rể là con trưởng, còn có một đứa em đang học đại học. Anh làm việc ở tỉnh ngoài cũng không dư dả được bao nhiêu, ở tuổi gần 30 này có thể tìm được người chịu kết hôn là may mắn lắm rồi.
Nhật Bản: Hai công nhân Việt nhặt được ví và hành động khiến nhiều người ngỡ ngàng
Trên đường về nhà, nhóm công nhân người Việt Nam sống tại Nhật Bản nhặt được ví tiền đã vội vã đạp xe đến tận nơi người đánh rơi để trả lại khiến cộng đồng mạng tấm tắc khen.
Báo Dân Trí đưa tin, khoảng 4h ngày 12/11, trên đường về nhà, anh Nguyễn Văn Tấn (29 tuổi) cùng hai người bạn Nguyễn Phúc Huy (26 tuổi) và Nguyễn Văn Ly (32 tuổi) nhặt được một chiếc ví gần công viên Daimon, đoạn giao khu tổ hợp Kamishin Plaza (Osaka, Nhật Bản).
Nhìn thoáng qua, Huy phát hiện bên trong chiếc ví ngoài tiền mặt còn có giấy tờ tùy thân, trong đó một chiếc thẻ ghi địa chỉ của người chủ.
Người đàn ông Nhật Bản (quần hoa) cảm ơn anh Nguyễn Văn Ly (quần đùi bò) và bạn nhặt được ví gần công viên Daimon, sau đem đến tận nơi trả, sáng 12/11. Ảnh: VnExpress
"Sau khi tra địa chỉ trên bản đồ, chúng tôi nhận ra vị trí gần nhà mình, chỉ mất 5 phút đạp xe", anh nói.
8h cùng ngày, anh Tấn cùng anh Ly đạp xe đến tận nơi trả ví cho người đánh rơi. Do nhiều nhà cùng chung địa chỉ, nên lần đầu bấm chuông, một người phụ nữ bước ra bảo nhầm nhà. Người này sau đó hướng dẫn họ sang căn nhà bên cạnh hỏi thăm.
Lúc này, một người đàn ông ngoài 30 tuổi bước ra, bất ngờ khi nhận lại chiếc ví. Anh nói khi được hai người Việt Nam mang đến trả mới biết bản thân đánh rơi tài sản, muốn gửi một khoản tiền cảm ơn nhưng anh Ly từ chối.
"Anh ấy nói rằng tối 11/11 về nhà muộn chưa kịp kiểm tra đồ đạc, nên không biết bị mất ví", anh Tấn giải thích.
Vợ của người đàn ông đưa giấy bút, muốn xin địa chỉ nhà để gửi quà hậu tạ, song anh Tấn và anh Ly một lần nữa từ chối.
Liên quan đến câu chuyện này, VnExpress cho biết, đã có hàng nghìn bình luận, lượt yêu thích của cộng đồng mạng trên các diễn đàn mạng xã hội Việt Nam và Nhật Bản dành cho các chàng trai này.
Bên cạnh lời ngợi khen hành động đẹp, một số ý kiến trái chiều cho rằng nên cầm ví đến đồn cảnh sát trình báo thay vì mang đến tận nhà để tránh rắc rối. Anh Tấn và hai người bạn đều cho biết bản thân không nghĩ nhiều, chỉ muốn nhanh chóng tìm người đánh mất trả lại.
Anh Nguyễn Văn Ly (ngồi ngoài cùng bên trái), anh Nguyễn Văn Tấn (ngồi cạnh) và anh Nguyễn Phúc Huy (đứng ngoài cùng bên phải) chụp ảnh cùng bạn bè tại Nhật Bản, tháng 10/2023. Ảnh: VnExpress
Anh Tấn quê ở Huế, cùng hai người bạn là Ly và Huy ở Nghệ An sang Nhật Bản lao động từ năm 2018. Hiện cả ba làm công nhân lắp đặt giàn giáo xây dựng tại tỉnh Osaka. Đây không phải lần đầu tiên họ nhặt được ví đánh rơi và chưa bao giờ có ý định tư lợi cá nhân.
"Lần nào nhặt đồ được tôi đều tìm mọi cách trả lại cho người mất, tùy từng trường hợp sẽ đến tận nơi trao trả hoặc đem đến đồn cảnh sát bởi suy từ bản thân mình, khi mất giấy tờ quan trọng đều muốn nhanh chóng được nhận lại", anh Tấn nói.
Bé trai 4 tuổi bị "người cha đại bàng" bắt cởi trần chạy trong trời tuyết âm 18 độ C giờ ra sao? Sau nhiều năm cậu bé Đa Đa ngày ấy bây giờ đã trở thành nghiên cứu sinh tại ĐH Cambridge danh tiếng. Đa Đa (tên thật là Hà Nghị Đức, sinh năm 2008) là con trai của Hà Lý Sinh - giám đốc một công ty dệt may tư nhân ở thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Đa Đa sinh non, bác sĩ...