Chàng trai Cơ Tu mất việc, mắc kẹt ở Đà Nẵng với 100.000 đồng… lần đầu biết cảm giác hạnh phúc là thế nào!
Chỉ 5 ngày xuống Đà Nẵng phụ hồ, A Trạch chẳng thể ngờ mẹ con anh lại mắc kẹt giữa vùng dịch Covid-19.
Mất việc, lán ở bị sập, cơn sốt ập tới và 100.000 nghìn đồng trên tay… nhưng trong cái rủi, chàng trai Cơ Tu lần đầu biết cảm giác hạnh phúc là thế nào!
Sáng 2/8, sau cái hôm dầm mưa vì lán sập, Pơloong A Trạch (27 tuổi) bắt đầu sốt. Đầu anh đau như búa bổ, nóng lạnh liên tục. Nằm trong phòng, A Trạch lo sợ lắm! Bởi không sớm không muộn, cơn sốt lại rơi vào đúng những ngày Đà Nẵng đang cách ly xã hội vì dịch Covid-19.
10 giờ, A Trạch gọi điện người quen mượn một chiếc xe máy. Anh chạy thẳng đến Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), đề nghị bác sĩ cho làm xét nghiệm virus Covid-19. Bác sĩ giúp anh thử mẫu máu, hơn 30 phút sau thì trả phiếu kết quả.
Nhìn tờ giấy bác sĩ bảo “không sao”, A Trạch vui như trúng vàng. “Lúc đó nếu bị Covid-19 thật cũng không sao. Chỉ buồn là em ở chung với mọi người, nhỡ ảnh hưởng tới cuộc sống của họ, áy náy lắm!” – A Trạch cười.
Nhiều công nhân người Cơ Tu vui mừng khi được nhận được nhu yếu phẩm duy trì cuộc sống trong dịch Covid-19.
Gói mì tôm tình nghĩa giữa tâm dịch Covid-19 của chàng trai Cơ Tu mất việc
Năm 2013, sau khi tốt nghiệp một trường trung cấp nhưng mãi chẳng xin được việc làm, A Trạch cùng mẹ – bà Alăng Thị Cưnh (48 tuổi), dắt nhau xuống Đà Nẵng hành nghề phụ hồ. Công việc bấp bênh, tháng nào có công trình, ông chủ gọi điện, Trạch lại xuống phố. Hết việc thì về bản, đi rẫy, chặt cúi.
Sáng 19/7/2020, mẹ con A Trạch đón chuyến xe đò từ xã Atiêng (Tây Giang, Quảng Nam) xuống Đà Nẵng. Họ sống trong một chiếc lán cùng 6 người Cơ Tu khác.
Ngày 26/7, UBND TP. Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng hoạt động thi công công trình xây dựng. Ông chủ chỉ biết xin lỗi rồi trả tốp công nhân 5 ngày công, mỗi người 250.000 đồng/ngày. “Số tiền ấy anh em gom góp gửi về nhà vì sợ dịch, trên bản càng khó khăn hơn. Chúng em ở lán, ăn uống tự túc nghĩ không tốn kém bao nhiêu nên chỉ dằn túi đúng 100.000 đồng”.
Nhiều người Cơ Tu như A Trạch rơi vào hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ thực phẩm trong những ngày cách ly xã hội.
27/7, cơn mưa lớn đổ xuống suốt buổi chiều. Đến 17 giờ, chiếc cột tre chống bạt lắc mạnh, vài phút sau thì cả lán đổ sập. A Trạch chỉ kịp kéo tay mẹ chạy thoát. 8 người công nhân còn đúng bộ độ ướt sũng, lặng nhìn đồ đạc tan tác trong đống đổ nát.
“Giúp tụi anh tìm chỗ trú chân” - anh em công nhân lấy 100.000 đồng cuối cùng đưa cho A Trạch. Tổng cộng 800.000 đồng, ấy vừa là tiền thuê trọ, vừa là tiền ăn cho 8 người giữa mùa dịch. “Mỗi lần đi chợ, em với mẹ chỉ dám mua rau, quả trứng vịt sao cho 10.000 đồng đủ một người có thể ăn 3 bữa.” – Trạch kể.
Tới 3/8, số tiền tích cóp dần cạn kiệt, buổi sáng, A Trạch quay về lán, tìm vài thứ đồ còn sót lại trong đống đổ nát, nhưng tất cả giờ đều đã bám đất.
Mất việc, nhiều công nhân người Cơ Tu sống trong lán hoặc ngay tại nền công trình để tránh dịch bệnh.
Trở về phòng, anh lên mạng, lần dò trong những hội nhóm người Đà Nẵng mong chờ sự giúp đỡ. Thấy thông tin về các bếp ăn 0 đồng, thùng gạo miễn phí… A Trạch đánh liều gọi điện.
Cùng với sự hỗ trợ từ phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tây Giang, ngay hôm sau, một chiếc xe bán tải chở gạo, mì tôm, khẩu trang đã đến chợ Hoà Khánh (Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng), phát nhu yếu phẩm hỗ trợ cho người đồng bào Cơ Tu như A Trạch.
Hôm sau nữa, một chiếc xe ô tô đến trước cổng nhà trọ tặng cho A Trạch 15 thùng mì tôm, 5 thùng sữa, 1 chai nước rửa tay cỡ lớn.
Lần thứ 2 sau cơn sốt giữa dịch, A Trạch mới biết cảm giác hạnh phúc giữa mùa dịch là như thế nào!
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tây Giang cùng nhiều quỹ từ thiện tổ chức trao tặng quà cho các cá nhân mắc kẹt tại Đà Nẵng.
A Trạch đã liên hệ với các tổ chức từ thiện nhằm giúp đỡ người Cơ Tu tại Đà Nẵng.
Số hàng cứu trợ ấy, A Trạch chia cho bà con xóm trọ một ít. Số còn lại, thấy nhiều người Cơ Tu vẫn đang rơi vào tình cảnh thiếu thực phẩm, nên buổi chiều anh quyết định mượn xe máy, cột tất cả phía sau rồi đi khắp quận Liên Chiểu.
Ở xóm trọ nào có người Cơ Tu sinh sống, A Trạch đều dừng lại, chia mỗi người một ít gạo và mì gói.
“Em không có tiền, chẳng thể mua gì cho bà con cả. Nhưng em có công, nên người ta cho em cái gì thì em sẽ nhường lại cho những nghèo hơn mình cái ấy. Ở ngoài kia còn nhiều người lắm. Em đang tìm thêm nhà từ thiện, nếu có nhiều quà, em sẽ đi phát hết cho anh em đồng bào Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang nữa…” – chàng trai Cơ Tu vừa nói, vừa khoe với tôi tin nhắn “cảm ơn” của một người đồng bào gửi anh qua điện thoại.
Dòng tin nhắn ngắn gọn “ “Có mì tôm ăn là hạnh phúc nhất rồi”, nhưng khiến A Trạch cười suốt đêm.
A Trạch mượn xe máy, đi phát gạo, mì tôm cho người Cơ Tu tại quận Liên Chiểu.
Bà con đều vui mừng trước tấm lòng của chàng trai Cơ Tu.
Thực phẩm được người Cơ Tu ở huyện Tây Giang và Đông Giang gửi vào Đà Nẵng để phụ giúp những người đồng bào bị mắc kẹt.
Cuộc gọi bất ngờ đêm 27/7 và 1.500 suất cơm miễn phí mỗi ngày cho tuyến đầu chống dịch
Ngày 26/7, sau khi có thông tin cách ly xã hội tại Đà Nẵng, ông Phạm Lê Vân Long (chủ hệ thống nhà hàng 4U- For You), buồn bã nói lời tạm biệt với toàn bộ nhân viên. Đây là lần thứ 2, vị chủ tịch phải tự mình đưa ra quyết định nặng nề khi đóng cửa toàn bộ hệ thống nhà hàng trước trong làn sóng Covid-19.
Sáng 27/7, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục phong toả, tình trạng dịch bệnh thêm căng thẳng ở Đà Nẵng. Cuối buổi chiều, một cuộc gọi từ ban lãnh đạo bệnh viện Đà Nặng đến máy ông Long, đề nghị hỗ trợ suất cơm. Không nghĩ ngợi, ngay trong đêm, một cuộc họp online tập hợp các nhân viên bắt đầu.
“ Dù ít hay nhiều thì cũng là 2 chữ tấm lòng, người ta có tiếng nói góp tinh thần, mình có vật chất góp vật chất. Mấy trăm xuất cơm miễn phí đấy chính là tinh thần rất đặc biệt trong lúc này” – qua đầu dây, ông Long động viên những nhân viên cuối cùng còn ở lại Đà Nẵng của mình.
Hệ thống nhà hàng 4U- For You tham gia phát 800 suất cơm mỗi ngày cho đội ngũ y bác sĩ BV Đà Nẵng.
Dù công ty đã tạm đóng cửa, song nghe lời kêu gọi của ông Long, các nhân viên sẵn sàng quay lại làm việc.
Trong đêm, tất cả nhân viên đã điều động chia nhau làm 3 mũi vận hành. Một mũi liên hệ với Bệnh viện Đà Nẵng tìm cách đưa thức ăn vào khu vực phong toả một cách an toàn. Mũi thứ 2 tìm cách liên hệ phía công ty thực phẩm để vận chuyển an toàn vào thành phố.
Đối tác đưa ra yêu cầu thanh toán tiền trước, ông Long vẫn sẵn sàng chi trả ngay, đảm bảo ngay trong ngày 28/7, thực phẩm đã có mặt trên kệ bếp nhà hàng.
Mũi còn lại, ông tập hợp các nhân viên còn ở Đà Nẵng trở lại làm việc.
“Tới sáng 28, tất cả đều đã sẵn sàng. Đầu bếp và phụ bếp trên dưới 50 người đều quay trở lại cùng nhau chuẩn bị những xuất cơm đầu tiên đưa vào bệnh viện. Ban đầu chỉ đủ đáp ứng cho 1 khoa, nhưng sau đó đã đảm bảo đầy đủ cả đội ngũ tuyến đầu – có 2 buổi ăn mỗi ngày” – anh Trần Văn Mỹ (38 tuổi – cán bộ điều hành hệ thồng nhà hàng) kể lại.
Ngoài 800 suất cơm cho BV Đà Nẵng, nhà hàng này còn ủng hộ 700 suất ăn cho du khách bị kẹt tại Đà Nẵng.
Từ 29/7, đều đặn 8h sáng mỗi ngày, các nhân viên nhà hàng lại tập trung ở sảnh. Người nhập rau củ, người đứng bếp, nấu ăn, đóng gói rồi vận chuyển đến các cơ sở. Vị chủ tịch không ngần ngại vào tận bếp, sắn tay làm việc với nhân viên.
Sáng hôm sau, ông Long đề nghị tăng xuất ăn từ 800 lên 1.500 suất/ngày để tiếp tục cứu trợ du khách mắc kẹt tại Đà Nẵng. Khối lượng công việc lớn, nhưng ai nấy đều phấn chấn.
Khách du lịch nằm rải rác ở khắp thành phố, nhân viên phải thu thập thông tin từng người, rồi thay nhau chở xe máy đến từng khách sạn giao hàng miễn phí. Mỗi ngày, họ đều mặc bộ đồ bảo hộ đi giao thức ăn cho cư dân thành phố như thế. Nhưng đổi lại, với họ, niềm vui khi nhận được những lời cảm ơn từ tận đáy lòng của những người trong hoạn nạn.
“Với chúng tôi, nhà hàng mùa dịch đóng cửa đấy, nhưng anh em vẫn có thể tới lui nơi mình làm việc, được nấu cơm, được làm công tác phục vụ cho đội ngũ y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và hàng trăm du khách tại Đà Nẵng, đó là một may mắn không thể nào tả được…” – anh Trần Văn Mỹ tự hào.
Tối 3/8, bà Nguyễn Thu Thủy, Chánh văn phòng Sở Du lịch Đà Nẵng, cho biết sau cuộc họp chiều cùng ngày, lãnh đạo đơn vị đã thống nhất phương án thuê 2 chuyến bay để chở hơn 400 du khách rời khỏi thành phố. Chi phí vé máy bay do du khách chi trả.
“2 chuyến bay này sẽ xuất phát từ Đà Nẵng đưa những người có nhu cầu về Hà Nội và TP.HCM”, bà Thủy nói và cho biết Sở Du lịch đã đề nghị lãnh đạo 2 địa phương trên hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức đón 2 chuyến bay, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Giây phút thư giãn hiếm hoi của các chiến sĩ trên chiến trường chống dịch ở Đà Nẵng
Dù đang khoác trên người bộ quần áo bảo hộ, đeo lớp khẩu trang dày cộp nhưng những thứ đó tuyệt nhiên không thể che lấp được giọng hát trong trẻo, thánh thót của các chiến sĩ phòng chống dịch COVID-19 ở Đà Nẵng.
Nhiều quốc gia đang oằn mình chống lại dịch COVID-19, thậm chí là ban hành lệnh phong tỏa cả nước. Tuy số ca nhiễm bệnh ở Việt Nam vẫn tính ở mức hàng chục nhưng chỉ trong chưa đầy 15 ngày, số ca mắc COVID-19 đã tăng từ 16 lên 66 ca, trong đó có 16 ca đã chữa khỏi hoàn toàn.
Tại Đà Nẵng, có 3 ca nhiễm COVID-19, khách sạn SamGrand tại số 7 Phạm Văn Đồng, quận Sơn Trà được ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố chỉ định sử dụng để cách ly cho người nước ngoài. Hiện tại, khách sạn có khoảng 50 người nước ngoài đang được cách ly, theo dõi sức khỏe và dự kiến khách sạn này cùng 2 khách sạn khác sẽ đón thêm vài trăm du khách nước ngoài để chăm sóc cách ly phòng chống dịch COVID-19.
Các chiến sĩ phòng chống dịch bao gồm công an, cán bộ y tế, phiên dịch, nhân viên khách sạn được điều động làm nhiệm vụ tại khách 24/24h. Khi đang căng mình chiến đấu với dịch bệnh, thời gian nghỉ ngơi là vô cùng hiếm hoi đối với các chiến sĩ phòng chống dịch. Tranh thủ khoảng thời gian hiếm hoi này, các chiến sĩ đã cùng nhau cất cao tiếng hát.
Giây phút thư giãn hiếm hoi của các chiến sĩ trên chiến trường chống dịch ở Đà Nẵng (Video: Đà Nẵng phố)
Đoạn video trên cho thấy, các chiến sĩ phòng chống dịch đang hát vang liên khúc Nối vòng tay lớn, Năm anh em trên một chuyến xe tăng, trong bộ đồ bảo hộ màu xanh. Lớp khẩu trang bảo hộ cũng không thể ngăn cản giọng hát thánh thót và nhiệt huyết trong trái tim của mỗi người.
Một số người đứng dậy nhảy nhót, vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, một số khác cầm điện thoại quay lại khoảnh khắc đáng nhớ này. Dù đang say sưa hát hò ở sảnh khách sạn nhưng khi thấy một nam thanh niên người nước ngoài bước ra, một nhân viên đã nhanh chóng bỏ cuộc vui để đi tới, kiểm tra cho anh.
Đoạn video sau khi đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Nickname M.T.N.T bình luận: " Yêu lắm. Chúc các em mạnh khỏe và tiếp tục truyền lửa như thế nhé".
Nickname P.N viết: " Hát qua khẩu trang mà hay, khí thế lắm". Nickname H.T để lại lời chúc: " Chúc các anh chị em mãi lạc quan, yêu đời và mạnh khỏe hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".
Theo saostar.vn
Bình tĩnh giữa dịch Covid-19: Dân 'gọi', công an 'trả lời' khiến dân mạng 'rụng tim' Hình ảnh người dân đang cách ly phòng dịch Covid-19 giơ bảng: "Các anh công an ơi mua giúp em một bát cháo cho em bé với ạ. Em cám ơn" được các anh công an đáp lại đã khiến cộng đồng mạng không ngớt lời khen. Anh công an nhanh chóng đáp ứng lời nhờ vả "mua cháo cho em bé" của...