Chàng trai “càng khởi nghiệp càng nghèo” tìm được hướng đi mới
Một chàng trai từng phải thừa nhận “càng khởi nghiệp càng nghèo” và dường như bế tắc với con đường khởi nghiệp của mình thì giờ đây đã tìm được hướng đi mới.
Cách đây 4 tháng, Báo Thanh Niên đăng tải câu chuyện “càng khởi nghiệp càng nghèo” của Hoàng Hải Hậu, 23 tuổi, đang sinh sống tại Đông Anh ( Hà Nội), đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là người trẻ khởi nghiệp. Mới đây, Hậu vui mừng thông báo với người viết rằng anh đã tìm được hướng đi mới và cứu sống được dự án khởi nghiệp sau 2 năm thất bại.
Đứng lên từ chính nơi đã ngã
Hậu từng đăng thông tin trên một hội nhóm về khởi nghiệp nông nghiệp chia sẻ câu chuyện của mình: “Năm nay là năm thứ 2 mình khởi nghiệp, càng ngày càng nghèo dần và bây giờ là nghèo hẳn. Cũng có thể phải bỏ giữa chừng vì không đủ khả năng duy trì, khuyên các bạn đừng mạo hiểm như mình. Chịu khó, đam mê là chưa đủ…”.
Từ khu vườn thất bại, Hậu tận dụng tạo thành nông trại vừa thu hút khách đến vui chơi, vừa bán được nông sản sạch. Ảnh NVCC
Hậu từng học làm bếp, điêu khắc mỹ nghệ, làm bánh ngọt, rồi làm điện lạnh và sau đó quyết định chuyển sang khởi nghiệp nông nghiệp. Đó là vào 2 năm trước, anh bắt đầu đến vùng ven sông Hồng thuê đất và quyết định làm nông nghiệp hữu cơ. Ban đầu, rất nhiều anh em hỗ trợ làm cùng nên cũng êm xuôi, nhưng mọi việc không như dự tính và nhiều thứ cũng từ đó mà phát sinh.
“Quá nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự tính, chi phí trả lương nhân công, nuôi nhân công cao hơn dự kiến, giá cả thị trường lại không ổn định, rồi để nhập rau vào các siêu thị lớn cần vận chuyển, lưu trữ, sơ chế, đóng gói…, những khâu này vô cùng khó và tốn thời gian cho nên việc sản xuất rau hữu cơ thu lại lợi nhuận thấp và không đủ để duy trì nông trại”, Hậu trải lòng và cho biết sau 2 năm khởi nghiệp thì nghèo hẳn, tài chính cạn kiệt.
Video đang HOT
Một góc khu vườn của Hậu
Nhưng rồi ngã ở đâu đứng lên ở đó, ngay tại mảnh vườn thất bại của mình, Hậu tạo cảnh quan và thành lập nông trại sinh thái mang tên Đảo Rùa để khách đến vui chơi, cắm trại, dã ngoại, kèm theo dịch vụ cưỡi ngựa, câu cá… “Ban đầu, mình nghĩ sẽ không khả thi nhưng từ những vị khách đầu tiên đến rất thích khung cảnh và cho thêm nhiều góp ý nên mình cứ theo đó mà rút kinh nghiệm sửa dần, và hiện tại mỗi tuần đón trung bình hơn 100 lượt khách đến với khu vườn của mình”, Hậu hạnh phúc kể.
Khách đến, ngoài vui chơi sẽ được tham quan vườn cây ăn quả, rau hữu cơ của Hậu. Khi khách được tận mắt chứng kiến quy trình trồng rau sạch thì rất thích nên mua số lượng lớn mang về ăn và tặng người thân. Vé vào cửa Hậu thu 60.000 đồng/khách, còn rau mua bao nhiêu thì tính tiền bấy nhiêu.
Khách được tận mắt chứng kiến quy trình trồng rau sạch
“Nhiều khách cuối tuần gửi con cái đến đây để trải nghiệm vì không gian thiên nhiên rất thoải mái. Khách đến với vườn, mình đều giữ lại số điện thoại để liên lạc hỏi thăm và mời mua rau. Như vậy, mình có nguồn thu lớn từ việc khách hàng sử dụng dịch vụ và mua rau quả mang về”, Hậu kể và cho biết trong một tháng đầu tiên, sau khi trừ tất cả chi phí, anh lời được khoảng 30 triệu đồng. Đây là tiềm năng bước đầu để Hậu tiếp tục phát triển mô hình.
“Khi đã vào bước đường cụt, rất nhiều đêm không ngủ được, mình tìm mọi cách để có doanh thu và cũng hỏi ý kiến những khách hàng đã từng mua rau bên mình, khách cũng rất muốn được qua tham quan và hái rau về ăn… Từ đó, mình bắt tay vào triển khai mô hình, tận dụng cây cỏ có sẵn để tối ưu chi phí”, chàng trai trẻ tâm sự.
Có tiềm năng để phát triển trong tương lai
Anh Trương Thanh Hùng, Phó chủ tịch Hội đồng cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia, CEO FiNNO Group, cho rằng với câu chuyện của Hậu, ban đầu bạn đã khởi nghiệp với mô hình trang trại với lý do rất đơn giản là thử thách bản thân và hy vọng tăng thêm thu nhập trên 20 triệu đồng, trong khi Hậu đã phạm phải “sai lầm chí mạng” là hoàn toàn không có chuyên môn hoặc kinh nghiệm về làm nông nghiệp hữu cơ. Làm nông nghiệp để bán sản phẩm nông nghiệp thì được xem là khởi sự kinh doanh truyền thống, cộng thêm bản thân không hề có thế mạnh về lĩnh vực mình khởi nghiệp thì thất bại được xem là kết quả hiển nhiên.
Người trẻ thích thú trải nghiệm tại nông trại của Hậu
“Tuy nhiên, khi cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra, sự khó khăn của mô hình truyền thống đã buộc Hậu chuyển hướng thành mô hình kinh doanh ĐMST. Tức là làm nông nghiệp nhưng không phải chỉ để bán sản phẩm nông nghiệp mà là để tạo môi trường cảnh quan cho mô hình du lịch, dịch vụ gắn với trang trại. Đây chính là khởi nghiệp ĐMST, kinh doanh cái đó nhưng không phải để bán cái đó. Câu chuyện của Hậu chính là ví dụ điển hình giúp mọi người có thể hình dung dễ dàng hơn cho việc chuyển đổi từ khởi nghiệp truyền thống sang khởi nghiệp ĐMST”, anh Trương Thanh Hùng nhìn nhận.
Đồng thời, anh Hùng khẳng định: “Cách làm này vừa phù hợp với xu hướng vừa góp phần duy trì nguồn doanh thu đặc biệt trong khoảng thời gian trống theo mùa vụ, theo đặc thù của sản xuất nông nghiệp nên sẽ có tiềm năng để phát triển trong tương lai”.
Anh Trần Thanh Tùng, chuyên gia huấn luyện khởi nghiệp ĐMST, đồng sáng lập Monkey in Black Coffee và Loli & The Wolf, cũng thẳng thắn thừa nhận thực tế những bạn làm về nông nghiệp sạch thì thất bại nhiều hơn thành công (chiếm hơn 80%). Và khi kinh doanh mà không có lời thì rõ ràng mô hình có vấn đề và không hiệu quả, nếu không có phương pháp thay đổi thì phải đóng.
Anh Tùng cho rằng cách Hậu thay đổi để cứu mô hình khởi nghiệp của mình là cách làm hay và tốt. Và anh tin rằng: “Về lâu về dài, chàng trai này cũng sẽ xác định được cái gì thực sự có lời, chẳng hạn trồng rau có lời hay trồng cây ăn quả, làm dịch vụ du lịch có lời bao nhiêu…, từng mô hình như vậy sẽ xác định cái nào có lời thì nhấn vào, cái nào không lời thì tạm thời không đầu tư nữa. Và nếu Hậu biết tinh chỉnh, tinh gọn bộ máy và có thể học thêm cách làm sao để tăng đầu ra, có thêm kiến thức trong quá trình làm… thì càng ngày sẽ càng học được nhiều hơn và phát triển hơn nữa trong tương lai”.
Từ câu chuyện của Hậu, anh Trương Thanh Hùng khuyên các bạn trẻ: “Nguyên lý căn bản đầu tiên khi khởi nghiệp đó là phải có hiểu biết và thế mạnh về lĩnh vực mà mình khởi nghiệp. Nếu bản thân không có thì phải bù lại bằng cách tìm người đồng hành. Tham gia các chương trình huấn luyện chính danh về khởi nghiệp ĐMST và cũng đừng quên tìm cho mình một mentor (cố vấn dẫn dắt – PV) để hành trình khởi nghiệp của các bạn bớt cô đơn và sai lầm”.
Khánh Sơn: Nhiều vườn bưởi bị chặt bỏ
Thời gian gần đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã quyết định chặt bỏ cây bưởi để trồng cây ăn quả khác mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Trước hiện tượng này, địa phương đang vận động người dân giữ lại các vườn bưởi và triển khai các biện pháp nhằm ổn định đầu ra cho quả bưởi.
Thay bưởi bằng sầu riêng, măng cụt
Thời gian qua, giá bưởi xuống thấp, có thời điểm chưa đến 10.000 đồng/kg nhưng cũng không bán được. Vì thế, gia đình bà Hoàng Thị Hiền (thôn Xà Bói, xã Sơn Hiệp) đã quyết định chặt bỏ toàn bộ 200 cây bưởi đã cho trái để trồng sầu riêng, mang hiệu quả kinh tế cao hơn. Tại một số địa phương khác như: Ba Cụm Nam, Sơn Trung, Sơn Bình, Thành Sơn... cũng có hiện tượng người dân chặt bỏ cây bưởi để trồng các loại cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao hơn như: sầu riêng, măng cụt.
Người dân xã Sơn Hiệp chặt bỏ cây bưởi.
Ông Nguyễn Doãn Đạt - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết: "Nguyên nhân khiến người dân chặt bỏ cây bưởi là do hiệu quả kinh tế của cây bưởi thời gian qua thấp hơn nhiều các loại cây trồng khác, một phần do chất lượng không cao, mẫu mã không bắt mắt nên giá mua thấp. Địa phương đang tích cực tuyên truyền vận động người dân giữ lại các vườn bưởi để tiếp tục đầu tư chăm sóc, nhất là sản xuất đạt tiêu chuẩn để tiêu thụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các cấp, ngành cũng cần quan tâm hỗ trợ kết nối để tạo đầu ra ổn định cho quả bưởi, từ đó mang lại thu nhập cho người trồng".
Hỗ trợ người trồng bưởi
Hiện nay, diện tích trồng bưởi trên địa bàn tỉnh tập trung chủ yếu ở 2 huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh với hơn 1.200ha. Riêng huyện Khánh Sơn có 345ha, với sản lượng gần 1.000 tấn. Những năm gần đây, thị trường tiêu thụ bưởi có sự cạnh tranh, giá trái bưởi giảm sâu dẫn đến người dân không quan tâm tập trung đầu tư thâm canh nên chất lượng mẫu mã kém hấp dẫn, sản lượng thu hoạch không tập trung nên khó liên kết tiêu thụ...
Theo ông Đỗ Nhi Huy - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn, để nâng cao hiệu quả, nhất là thu nhập cho người trồng, ngành Nông nghiệp huyện sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn hỗ trợ hướng dẫn quy trình canh tác; xây dựng các mô hình hỗ trợ thâm canh đối với cây bưởi nhằm tăng năng suất, chất lượng mẫu mã sản phẩm; xây dựng mô hình trồng bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Năm 2023, huyện Khánh Sơn sẽ triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận đối với sản phẩm bưởi da xanh và mía tím trên địa bàn huyện; đăng ký tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đối với trái bưởi tươi và các sản phẩm chế biến từ quả bưởi. Bên cạnh đó, huyện chú trọng hỗ trợ nông dân tham gia các hội nghị kết nối cung cầu, liên kết tiêu thụ nông sản; tham gia tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử, siêu thị sau khi đạt chứng nhận sản phẩm OCOP; hỗ trợ nông dân trồng bưởi đăng ký cấp mã vùng trồng để thuận lợi trong việc tiêu thụ tại các thị trường trong nước và xuất khẩu chính ngạch...
Sản phẩm khởi nghiệp ấn tượng của thanh niên tại Đại hội Đoàn toàn quốc Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, 11 cụm đoàn đã giới thiệu các sản phẩm khởi nghiệp, sáng tạo, các mô hình hay, cách làm mới. Bên cạnh nhiều sản phẩm khởi nghiệp mang lại việc làm cho thanh niên địa phương là những sản phẩm trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số được thanh niên ứng dụng. Đó là...