Chàng trai bán rong mở trạm cà phê lưu động
Trạm lưu động vừa mở trên phố cổ Hà Nội đánh dấu bước phát triển mới trong hành trình đeo đuổi giấc mơ cà phê Việt của Nguyễn Duy Biểu, chàng trai từng gây xôn xao cộng đồng với ý tưởng bán dạo bằng xe đạp.
Tự nhận mình là anh chàng lãng đãng thích gì làm nấy, Nguyễn Duy Biểu một mình lập nghiệp với chiếc xe đạp, chọn con đường bán cafe dạo quanh các con phố cổ Hà Nội. Sau hơn ba tháng rong ruổi thực hiện giấc mơ đưa cà phê Việt nguyên chất đến với thủ đô, Duy Biểu đã có chiến lược rõ ràng hơn về hướng đi của mình.
Thuê vị trí cố định, nhưng trạm cà phê của Biểu có bánh xe, tiện cho việc di chuyển. Ảnh: Anh Quân
Vẫn phong cách cũ với chiếc áo sơ mi, quần kaki, đôi giày âu, chàng trai từng tốt nghiệp ngành Mỹ thuật nay sở hữu hẳn một trạm cà phê lưu động, theo cách gọi của anh. Biểu đặt tên đây là “Trạm 01″, có diện tích chỉ vỏn vẹn 3m2, với chiều rộng “mặt tiền” 3m, đặt trước một tiệm rửa xe trên phố Hàng Bồ. Chi phí thuê mặt bằng mỗi tháng là 5 triệu đồng, chưa kể tiền điện nước. “Trong phố cổ như vậy đã là rẻ rồi. Chỗ này mà mua thì cũng phải tiền tỷ ấy chứ”, Duy Biểu chia sẻ.
Biểu không gọi đây là quán mà dùng từ “trạm” vì muốn thể hiện tính chất cơ động, phù hợp với khách qua lại không muốn tốn thời gian ngồi để thưởng thức cà phê. Cũng chính vì vậy, phố cổ được chọn làm địa điểm đặt trạm đầu tiên vì có nhiều người đi bộ, và cũng đông khách nước ngoài. Đây cũng là đối tượng khách hàng mới của Biểu, dù không thường xuyên. Nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu đa dạng của người yêu cà phê, trạm bán hàng đã có thêm lựa chọn như Espresso, Cappuchino bên cạnh hai loại arabica nâu và đen thông thường.
“Tiền đầu tư một trạm hết khoảng hơn 10 triệu đồng, và 100% vốn của mình bỏ ra. Mục tiêu trước mắt là ổn định hoạt động của trạm để đầu tư máy pha cà phê, rồi tiếp đến sẽ mở thêm nữa”, anh nói. Biểu cũng tiết lộ sẽ có ít nhất hai trạm tại Hà Nội.
Anh cũng vui vẻ chia sẻ từ ngày mở trạm, doanh số tăng đáng kể. Nếu mỗi ngày anh đạp xe bán được khoảng 50 cốc thì tại trạm cà phê bán được từ 60 đến 65 cốc. Doanh thu đủ để chi trả cho tiền thuê mặt bằng và các loại chi phí khác.
Video đang HOT
Để có người đứng pha chế, bán hàng và quản lý trạm, Biểu đã nhờ đến vợ và em trai ruột của mình. Cậu em trai sinh năm 1993 của Duy Biểu cũng trở thành… nhân viên đứng quầy với các động tác pha chế cà phê thuần thục. Chị Thu, vợ của Nguyễn Duy Biểu cho biết: “Mình hoàn toàn ủng hộ công việc và lựa chọn của chồng. Dù anh không mở trạm mà muốn có thêm người đạp xe giao hàng thì mình cũng sẵn sàng”.
Đã có chỗ để kinh doanh, nhưng Nguyễn Duy Biểu khẳng định sẽ không từ bỏ ý định bán cà phê dạo bằng xe đạp đã theo anh từ khi khởi nghiệp tại Hà Nội. Anh vẫn muốn đạp xe để bán hàng cho khách tại các con phố cổ, còn việc tại trạm sẽ giao cho người thân, hoặc thuê người làm. Nhưng với lượng khách quen hiện tại, thêm việc nhận đặt cà phê giao tận nơi khiến anh nhiều khi phải sử dụng đến xe máy để kịp đưa hàng cho khách.
Nhờ mở thêm trạm cà phê, một ngày Nguyễn Duy Biểu bán được hơn 100 cốc, gấp 10 lần chỉ tiêu tuần bán hàng đầu tiên khi khởi nghiệp. Ảnh: Anh Quân
Trước đây, từng có người chung sức với Biểu để mở một quán cà phê, cuối cùng mối hợp tác không bền, anh chọn con đường đi của riêng mình. Nhưng công việc kinh doanh tốt hơn dự tính khiến Biểu tính đến chuyện phát triển mô hình để tiếp tục thực hiện giấc mơ đưa cà phê thật đến với những người yêu món đồ uống này.
Điện thoại của anh vẫn liên tục đổ chuông vì có khách đặt hàng. Khoảng 7 chiếc phin pha cà phê đặt trên mặt quầy được tận dụng liên tục nhưng vẫn không đủ lượng để bán cho khách. Trong trạm với chiều sâu chừng một mét, một chồng ghế xếp tạm dành cho những khách ít ỏi có nhu cầu ngồi tại chỗ để vừa thưởng thức cà phê, vừa trò chuyện với người bán.
“Dù có mở đến 5 trạm thì mình vẫn dành vài ba tiếng mỗi ngày để đạp xe bán hàng”, anh nói.
Theo VNE
Bạn trẻ làm cơm 5000 đồng cho lao động nghèo
"Dạ, đây ạ, suất cơm của bác, chúc bác ngon miệng" - Hương Giang tươi cười, hai tay đưa 1 hộp cơm đã đóng sẵn cho bác bán hàng rong vừa đi đến mua cơm.
Hai tháng nay, vào 11h trưa ngày chủ nhật, người dân lao động nghèo thuộc khu vực cầu Mai Động (Hà Nội) đã quen với hình ảnh một tốp các bạn trẻ mặc áo đồng phục màu vàng bán những suất cơm 5000. Hoạt động này thuộc dự án "Quán cơm trưa lưu động 5000 đồng" của CLB Tình nguyện trẻ.
Cơm 5000 thu hút đông người lao động nghèo.
Khu vực cầu Mai Động tập trung đông lao động nghèo từ nông thôn ra chờ việc. Thu nhập của họ rất thấp và không ổn định. Cô Trần Thị Hiền, bán hàng rong quanh khu vực này chia sẻ: "Có hôm chỉ hai, ba chục ngàn, có hôm đi mỏi cả chân mà không bán được, đói nhưng không dám ăn cơm, một suất cơm thường cũng đắt lắm".
Vì đặc thù là chợ lao động cũ, xung quanh lại có nhiều chợ lớn như chợ Mơ, chợMai Động, chợ 8/3... nên người lao động thu nhập thấp ở khu vực này rất đông. Với 5000 đồng, họ chỉ đủ mua 2 cái bánh mì cho một bữa trưa qua quýt trong khi công việc chủ yếu là lao động chân tay. Quán cơm lưu động 5000 xuất hiện, như một sự hỗ trợ và sẻ chia với các bác, các cô vốn đã rất vất vả vì mưu sinh lại đang phải tiết kiệm từng đồng vì lo cho cuộc sống.
Anh Bùi Quang Long - phụ trách dự án Cơm 5000 cho biết: "Những người dân lao động ở đây rất cần đến những sự quan tâm, chia sẻ của xã hội, cho dù sự giúp đỡ ấy chỉ là một bữa cơm nho nhỏ đủ chất giá 5000 đồng vào trưa CN hàng tuần đi chăng nữa".
Những suất cơm làm ấm lòng người lao động nghèo.
Lịch trình hoạt động của các thành viên tham gia dự án được tiến hành theo thời gian cố định: 4h sáng: Đi chợ mua đồ ăn, 7h-8h: Sơ chế, chuẩn bị cơ sở vật chất, 8h - 10h: nhận đặt hàng nấu nướng chia suất, 10h30 - 12h30: phân phối sản phẩm. Công việc được tiến hành khẩn trương trong tất cả các khâu nên ngày chủ nhật trở thành ngày bận rộn nhất của các thành viên dự án.
Chia sẻ về dự án, anh Long cho biết thêm, với những số đầu tiên, mặc dù đã khảo sát kỹ càng nhưng cả nhóm tình nguyện vẫn bị bất ngờ khi chỉ trong vòng chưa đầy 40 phút đồng hồ kể từ khi phiếu cơm đầu tiên được phát ra, toàn bộ 76 suất cơm đã được bán hết veo. Vì nhu cầu lớn mà nhóm mới chỉ lo được hơn 70 suất nên CLB phải làm phiếu ăn 5k để phát cho các bác, các cô, những người đến muộn hoặc không có phiếu ăn đành phải ngậm ngùi chờ đến chủ nhật tuần sau.
TRẦN THỦY
Theo Infonet
Mánh khóe của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi Để có thể yên ổn làm ăn, hàng trăm người bán hàng rong, chạy xe ôm... đều bị buộc trở thành con nợ của những kẻ chuyên cho vay nặng lãi. Những đối tượng cho vay nặng lãi đang đi thu tiền góp của những người bán hàng rong, vé số trước Khu Du lịch - Văn hóa Suối Tiên. (Ảnh cắt từ...