Chàng trai 32 tuổi đột nhiên bị suy thận cấp chỉ vì làm 2 việc trong thời gian dài
Vì quá “nghiền” các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo.
Gần đây, một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân là một thanh niên trẻ mới 32 tuổi. Anh chàng đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi nhận thấy số lần đi tiểu một ngày giảm đột ngột đồng thời vùng bụng sưng to bất thường.
Sau khi các bác sĩ tiến hành xét nghiệm, kiểm tra kỹ lưỡng đã kết luận chàng trai trẻ tuổi bị suy thận cấp và cần được chạy thận nhân tạo.
Các triệu chứng ban đầu của suy thận cấp là lượng nước tiểu ít hoặc không có. Sau đó bệnh nhân có thể buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và ăn không ngon miệng.
Trong y học, quá trình suy thận gồm có 3 nhóm yếu tố chính là trước thận, tại thận và sau thận, trong đó, tiền thận thường do sự lưu thông máu không hiệu quả; tại thận la hiên tương cầu thận cấp; sau thận gây tắc nghẽn đường bài niệu.
Sau quá trình chẩn đoán, các bác sĩ đã loại bỏ nhóm yếu tố thứ 1 và thứ 3. Họ nhận thấy trọng lượng cơ thể của bệnh nhân 32 tuổi này vượt quá trọng lượng tiêu chuẩn đối với người bình thường. Kết quả kiểm tra máu của anh ta thể hiện chỉ số axit uric trong máu là quá cao. Đồng thời bệnh nhân cũng có bệnh án tại bệnh viện với bệnh Gout cách đây 2 năm.
Về phía bệnh nhân, chàng trai 32 tuổi cho biết, bản thân anh đặc biệt thích các món ăn liên quan đến nội tạng động vật, đặc biệt là lòng gà và gan gà. Ngoài ra anh còn đều đặn uống thực phẩm chức năng trong nhiều năm với hi vọng các sản phẩm này có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Chỉ mới 32 tuổi nhưng chàng trai đã mắc suy thận cấp tính
Sau khi phân tích kỹ thói quen ăn uống hằng ngày và nghiên cứu bệnh án, bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận chính là do ăn quá nhiều nội tạng động vật và uống thực phẩm chức năng.
Vì sao 2 thói quen này lại gây suy thận cấp?
Bác sĩ cho biết bệnh nhân ăn quá nhiều nội tạng động vật và đồ có nhiều chất đạm như gan gà, lòng hay hải sản. Những đồ ăn này chứa rất nhiều đạm và làm ra tăng axit uric có trong cơ thể bệnh nhân gây tổn hại đến thận. Việc sử dụng trong suốt một thời gian dài đã làm lượng axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép.
Ăn nhiều nội tạng động vật gây hại cho sức khỏe
Ngoài ra thói quen sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng trong vài năm trở lại đây cũng là nguyên nhân. Vì muốn cải thiện sức khỏe, bệnh nhân đã nạp rất nhiều thực phẩm chức năng vào cơ thể mà không hề hay biết rằng trong thực phẩm chức năng còn những chất tồn dư sẽ lắng đọng trong cơ thể. Lâu dần chúng sẽ tích tụ và phá hoại chức năng thận.
Sau khi được bác sĩ phân tích rõ nguyên nhân gây bệnh cùng với quá trình điều trị kết hợp với việc ăn uống thanh đạm. Chàng trai trẻ nghiêm túc làm theo và sức khỏe đã có những chuyển biến tốt.
Người bị suy thận nên và không nên ăn gì?
Nên ăn:
Video đang HOT
Chế độ dinh dưỡng của người bệnh suy thận rất quan trọng, mặc dù bị hạn chế nhiều loại thực phẩm nhưng các nguồn thực phẩm tự nhiên lại là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh.
- Gia vị: cần ăn nhạt (không ăn quá 2 – 4g muối/ ngày), cẩn trọng khi chọn thực phẩm chế biến và thực phẩm ăn sẵn.
- Tinh bột: miến dong, gạo xay trắng, bột sắn dây, khoai sọ, khoai lang, bún, hủ tiếu, phở… những loại này có hàm lượng đường thấp.
- Chất đạm: thịt, cá, trứng, sữa. Nhưng tùy theo giai đoạn suy thận mà chọn những thực phẩm có lượng đạm phù hợp.
- Chất béo: dầu thực vật (dầu mè, dầu đậu nành, dầu oliu…), mỡ cá.
- Chất xơ, vitamin: ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng đa dạng các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ, tím, vàng.
Khi bị suy thận nên tránh ăn gia vị quá đậm
Nên tránh:
Khi bị suy thận, bạn sẽ phải tuân theo một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và cần được giới hạn đặc biệt về muối và chất đạm, điều này giúp người bệnh giảm được lượng chất thải mà cơ thể tạo ra từ đó giảm bớt gánh nặng cho thận.
- Thịt: gà, thịt ngỗng, thịt thú rừng, thận heo, nội tạng động vật (người bệnh suy thận tiểu ra máu và hàm lượng axit uric cao).
- Hải sản: cua, cá trích, cá sú vàng, cá cơm, sò…
- Trái cây: cam, chanh, quýt, bưởi, chuối, dưa hấu, dứa, nho, đào, lựu…
- Rau củ quả: măng tre, gừng, rau bina, đậu đỗ, lạc, vừng, hạt điều, hạt dẻ…
Ngoài ra, người bệnh cần phải kiêng các thực phẩm cay nóng (làm tăng nhiệt cơ thể), thực phẩm chứa nhiều Kali (trường hợp bị tăng Kali máu), phốt pho, chất béo…
An An (Dịch theo Sohu)
Theo vietnamnet
Tỉnh dậy sau giấc ngủ, người phụ nữ không thể nói, viết và cầm đũa, đi khám mới biết mắc hội chứng nguy hiểm
Khi tỉnh dậy, bà Hà nói năng lộn xộn, không thể viết chữ, người nhà nghĩ rằng bà đã tuổi cao nên trí nhớ kém.
Bà Hà (71 tuổi) sống ở Đài Bắc. Cách đây vài ngày, khi tỉnh dậy, bà Hà nói năng lộn xộn, không thể viết chữ, người nhà nghĩ rằng bà đã tuổi cao nên trí nhớ kém. Nhưng đến ngày hôm sau, hành vi cử chỉ của bà Hà vẫn rất kì lạ nên người nhà vội vàng đưa bà đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trần Huệ Huyên - khoa nội thần kinh, bệnh viện Chang'An Hospital, cho biết: "Bà Hà có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao. Khi tiến hành chụp cộng hưởng từ bộ não của bệnh nhân thì phát hiện nhánh động mạch não trái bị tắc nghẽn, lượng máu thiếu hụt khiến cho tế bào vùng não bị chết.
Bởi vì nhánh động mạch nằm ở thùy đỉnh nên chức năng bộ não ở vùng này bị suy thoái, gây khó khăn xử lý ngôn ngữ, cách diễn đạt và sử dụng đồ vật. Bác sĩ kết luận tình trạng của bà là do bệnh cao huyết áp, mỡ máu cao dẫn đến tai biến mạch máu não, mắc hội chứng Gerstmann".
Bác sĩ Trần Huệ Huyên giải thích: "Bệnh nhân mắc hội chứng Gerstmann sẽ nhầm lẫn trái phải, mất nhận thức ngón tay, mất khả năng tính toán và viết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng Gerstmann, xuất huyết não là một trong số nguyên nhân chính".
Nhánh động mạch não trái bị tắc nghẹn
Lượng máu thiếu hụt khiến cho tế bào vùng não bị chết
Bác sĩ Trần Huệ Huyên nhắc nhở thêm: "Triệu chứng tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ bao gồm những dấu hiệu dễ nhận biết như mắt xếch, méo miệng, chân tay vô lực, nói năng và nuốt khó khăn. Khi người bệnh gặp khó khăn về nhận biết thường trì hoãn quá trình điều trị vì lầm tưởng bộ não suy thoái do tuổi tác. Nếu bạn phát hiện người nhà gặp các vấn đề về trí nhớ, ngôn ngữ, diễn giải, nghe nói thì rất có thể là dấu hiệu đột quỵ và cần đưa đến ngay bệnh viện".
Hội chứng Gerstmann là gì?
Hội chứng Gerstmann là một rối loạn thần kinh hiếm gặp, có thể xảy ra do chấn thương não hoặc do rối loạn phát triển.
Hội chứng Gerstmann gồm 4 dấu hiệu:
1. Mất khả năng tính toán - khó thực hiên các phép cộng - trừ đơn giản
2. Mất khả năng viết - khó viết được một câu
3. Nhầm lẫn trái/phải - khó xác định các phần trái - phải trên cơ thể
4. Mất nhận thức ngón tay - khó xác định chính xác từng ngón tay.
Cơ chế phát triển hội chứng Gerstmann
Hội chứng Gertsmann tiêu biểu liên quan đến tổn thương ở hồi góc của thùy đỉnh. Mỗi triệu chứng riêng lẻ trong hội chứng Gertsmann ít có giá trị định khu và có thể xảy ra trong nhiều tổn thương khác nhau. Chưa rõ rằng liệu 4 triệu chứng trong hội chứng Gerstmann có thật sự góp phần tạo nên một đường thần kinh chung không hay chúng chỉ tập hợp cùng nhau trên diện rộng, tổn thương thùy đỉnh ưu thế.
Một nghiên cứu gần đây sử dụng chẩn đoán hình ảnh thần kinh giải phẫu và chức năng ở người bình thường cho thấy rằng vùng đặc trưng của hoạt động não có liên quan tới các thành phần của tứ chứng Gerstmann. Hội chứng Gerstmanncó khả năng là hậu quả của sự hoại tử vùng trung tâm chất trắng dưới vỏ não dẫn đến mất kết nối trong thùy đỉnh.
Nguyên nhân phát triển hội chứng Gerstmann do đâu?
Bệnh nhân sau tổn thương não có thể bị một hoặc cùng lúc nhiều dạng rối loạn ngôn ngư như: mất ngôn ngữ, rối loạn vận ngôn và mất sử dụng lời nói. Có nhiều nguyên nhân làm não bị tổn thương, trong đo, tai biến mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu của tình trạng mất ngôn ngữ. Tai biến này không chỉ làm mất đi khả năng nói mà còn làm mất khả năng viết của người bệnh.
Ngoai ra, nhiêu trương hơp măc đau nửa đầu kéo dài cũng có thể dẫn đến hậu quả này. Những chấn thương sọ não hở hoặc kín trong chiến tranh hay trong sinh hoạt hằng ngày (tai nạn giao thông, công nghiệp) cũng là nguyên nhân thường gặp của mất ngôn ngữ. Các trường hợp u não cũng có thể gây mất ngôn ngữ và có thể là triệu chứng điển hình của u não thái dương trái.
Nhiễm khuẩn gây ra áp-xe hay lan tỏa (viêm não) có thể gây ra tình trạng bệnh này. Những rối loạn ngôn ngữ có thể hợp thành triệu chứng của một cơn động kinh có ổ khu trú. Noi chung, các hậu quả của tổn thương não, rối loạn giao tiếp làm bệnh nhân khó khăn giao tiếp với người xung quanh, dễ bị cô lập, khó hòa nhập với cuộc sống, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.
Môt sô thê thương găp
Rối loạn vận ngôn: là do tổn thương não gây ra những hậu quả như: rối loạn hơi thở, rối loạn phát âm ở thanh quản, rối loạn khả năng cấu âm (phụ âm, nguyên âm), rối loạn độ vang của âm... Đây là tình trạng yếu, liệt của các cơ quan liên quan đến chức năng nói chứ không ở trung khu ngôn ngữ. Do đó, kho ngôn ngữ vẫn còn, khả năng sử dụng ngôn ngữ vẫn nguyên vẹn nhưng lời nói bị "biến dạng" hoặc sai lệch khiến người khác không thể nghe ra những gì bệnh nhân muốn truyền đạt. Người thân, nhờ tiếp xúc lâu ngày có thể hiểu được phần nào những gì người bệnh nói. Trong khi đó, người lạ, bac si thường không hiểu được hoặc hiểu rất ít, khoảng 10-20%.
Nói loạn biệt ngữ: Là một rối loạn được biểu hiện là những từ dùng không sát hợp được thay thế những từ đúng (dùng một từ này cho một từ khác). Ở dạng rối loạn này, bệnh nhân bị mất khả năng "lập trình" phát âm. Biểu hiện điển hình là một âm bị nói sai nhiều kiểu.
Mất ngôn ngữ: Bệnh nhân bị rối loạn ngôn ngữ diễn tả thường vẫn có thể hiểu, nhận biết sự vật, người thân nhưng không tìm được từ ngữ thích hợp để truyền đạt cho người nghe. Đôi vơi trương hơp mất ngôn ngữ Wernicke thi tất cả những hoạt động của ngôn ngữ đều bị nhiễu loạn nhưng không có mất vận ngôn.
Trong ngôn ngữ nói xuất hiện các chứng: thiếu từ, nói loạn, những sai lầm về cú pháp; trong những thể nặng còn thấy cả chứng nói biệt ngữ (nói khó hiểu, bịa từ). Mất ngôn ngữ Wernicke nói chung là do tổn thương phần sau của hồi thái dương 1 và 2, hồi góc và hồi trên viền vì những tia thị giác chạy ở phía dưới vùng vỏ não.
Khi những tổn thương lan rộng thì sẽ xuất hiện hội chứng Gerstmann, mất khả năng làm tính, mất khả năng viết, không phân biệt được phải trái, mất nhận thức ngón tay, mất nhận thức định khu bản thân có thể phụ thêm với mất ngôn ngữ.
Tập luyện rối loạn ngôn ngữ như thê nao?
Ngôn ngữ là chức năng rất quan trọng của bộ não con người, là phương tiện và công cụ giao tiếp xã hội rất quan trọng. Đối với bệnh nhân rối loạn ngôn ngữ đòi hỏi một chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu cầu kỳ. Rối loạn ngôn ngữ càng nặng nề thì càng ảnh hưởng đến tiến trình phục hồi chức năng và quá trình điều trị phai kiên tri va lâu dai.
Viêc tâp luyên co hiêu qua hay không con tuy tưng trương hơp cu thê. Những tổn thương tiến triển như u não thì rất khó phục hồi. Nếu là mất ngôn ngữ, giảm chất lượng ngôn ngữ do xuất huyết não có tiến triển tốt hơn so với nguyên nhân nhồi máu não. Trong nhồi máu não, chứng bệnh này do tắc nghẽn động mạch nói chung lại có tiên lượng tốt hơn do huyết khối. Nếu mất ngôn ngữ xảy ra trước 10 tuổi thường có khả năng phục hồi tốt, càng già thì càng kém đáp ứng phục hồi.
Nhưng nhin chung, viêc luyên tâp phuc hôi ngôn ngư thương đem lai kêt qua tôt đôi vơi bênh nhân bi rối loạn ngôn ngữ biểu đạt.
Trươc hêt, cân khuyến khích bênh nhân tập nói tự nhiên: Một số từ bệnh nhân có thể nói được một cách tự nhiên như đếm số, bảng chữ cái, ngày tháng...
Đôi vơi trương hơp nhe, khuyên khich bệnh nhân chiu kho giao tiêp, hat, kê chuyên, đoc thơ... Đôi vơi trương hơp năng, bênh nhân tâp noi một số đồ vật xung quanh như: Bàn, ghế, sách, quạt, máy tính... và màu sắc các đồ vật đó. Cho bệnh nhân đọc một số từ, từ ngắn đến dài dần: Ví dụ: xoài, mít - quả xoài, quả mít.
Điêu lưu y, cân thay đổi cách tập và vị trí tập để tránh sự nhàm chán. Không nên tập quá nhiều vào cùng một lúc mà chia ra nhiều lần trong ngày để tránh mệt mỏi, quá sức của bệnh nhân. Tập từ dễ đến khó dần. Tạo ra môi trường vui vẻ, có thể nhiều thành viên tham gia tập cho bệnh nhân. Khi tập, cố gắng cho bệnh nhân nói to nhất có thể. Tập càng sớm càng có lợi, có thể phục hồi được ngôn ngữ.
Theo Helino
Tưởng bị cảm hóa đái tháo đường thể tối cấp Thấy trong người mệt mỏi, sốt nhẹ, chị C.N.B. (29 tuổi, ở TPHCM) tự đi mua thuốc hạ sốt, uống một liều và tự mua lá cây về xông hơi nhưng tình trạng không cải thiện, nôn ói sau ăn. Đến ngày thứ ba, chị B. vẫn mệt, ăn ít, ói sau ăn. Buổi sáng chị B. còn tỉnh táo, đến chiều thì...