Chàng trai 29 tuổi bị ung thư ruột, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân chính là do ăn nhiều 2 thực phẩm này
Ung thư ruột là một khối u ác tính của đường tiêu hóa, và tỷ lệ tử vong là rất cao. Ngày nay, người măc bệnh ung thư đường ruột ngày càng trẻ và nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống.
Tiểu Vạn, 29 tuổi (Vũ Hán, Trung Quốc) cơ thể yếu ớt nằm trên giường bệnh, Tiểu Vạn đang trải qua quá trình hóa xạ trị. Hai tháng trước, từ khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư ruột, Tiểu Vạn đã tích cực hợp tác điều trị, hi vọng có một ngày, bệnh ung thư sẽ chuyển biến tốt hơn.
Vài tháng trước, Tiểu Vạn thường cảm thấy cơ thể không khỏe. Anh không những bị tiêu chảy mà còn thường xuyên xì hơi. Tiểu Vạn cho rằng đó vì mình bị chứng khó tiêu, nên anh đã đi mua thuốc để uống. Tuy nhiên, thời gian sau, tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn, thậm chí còn xuất hiện máu trong phân. Lúc này, Tiểu Vạn mới cảm thấy có gì đó không ổn nên đã đến Bệnh viện nhân dân số 1 thành phố Vũ Hán để kiểm tra.
Đường ruột của Tiểu Vạn đã chuyển sang màu đen, có khối u, sau khi sinh thiết bác sĩ xác nhận đó là bệnh ung thư ruột.
Trong bệnh viện, bác sĩ đã phát hiện, đường ruột của Tiểu Vạn đã chuyển sang màu đen, có khối u, sau khi sinh thiết bác sĩ xác nhận đó là bệnh ung thư ruột. Ngay khi nghe tin ung thư ruột, Tiểu Vạn sợ đến bật khóc. Tiểu Vạn cho rằng bản thân vẫn còn trẻ, không hút thuốc cũng không uống rượu, tại sao lại bị mắc ung thư ruột?
Bác sĩ Trịnh Nhậm, trưởng Khoa ung bướu cho biết: “Sau khi tìm hiểu được biết, Tiểu Vạn là một nhân viên IT, thức đêm tăng ca là thường xuyên, mỗi buổi tối khi đói, Tiểu Vạn sẽ ăn một bát mì ăn liền và cho thêm 2 cái xúc xích. Mặc dù, sau khi ăn, cảm thấy bụng không thoải mái, thường xuyên bị tiêu chảy, nhưng cậu không nghĩ rằng điều này có thể dẫn đến ung thư ruột. Bởi “phương pháp ăn” mì ăn liền xúc xích, rất dễ dẫn đến ung thư!”
Mì ăn liền và xúc xích là những thực phẩm không nên ăn nhiều
Mì ăn liền vô cùng tiện lợi, rất dễ giải quyết cơn đói, mì ăn liền rất được nhiều người ưa thích, tuy nhiên thời gian dài ăn mì ăn liền, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột. Bởi vì mì ăn liền được làm từ bột tinh chế, cơ thể thiếu chất xơ, trong quá trình chế biến mì ăn liền, được thêm vào rất nhiều dầu và muối.
Video đang HOT
Nếu bạn ăn loại thực phẩm này trong một thời gian dài, cơ thể sẽ dễ bị ung thư ruột do thiếu chất xơ và canxi. Lâu dần sẽ bị táo bón kinh niên, phân trong ruột già tích tụ quá lâu, cũng có thể gây ung thư ruột.
Mì ăn liền vô cùng tiện lợi, rất dễ giải quyết cơn đói, mì ăn liền rất được nhiều người ưa thích, tuy nhiên thời gian dài ăn mì ăn liền, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột.
Xúc xích là một sản phẩm thịt chế biến sẵn, một khi ăn quá nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Xúc xích có đầy đủ các chất phụ gia và sắc tố khác. Khi ăn vào cơ thể, nó sẽ làm tăng gánh nặng tiêu hóa và gây tổn thương.
Các triệu chứng sớm của ung thư ruột
Có máu khi đi đại tiện: Đa số mọi người nghĩ rằng có máu trong phân khi đi đại tiện là do bệnh trĩ, nếu là máu có màu đỏ tươi là bệnh trĩ, nếu máu ở phân có màu đen, điều này cần phải đi đề phòng căn bệnh ung thư ruột.
Khối u ở ổ bụng: Khoảng một nửa số bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng xảy ra hiện tượng sưng bụng do khối u bên trong. Nếu không phát hiện sớm khối u sẽ di căn tới các cơ quan khác.
Đau bụng: Ở giai đoạn đầu rất ít có hiện tượng đau bụng, mà thường xuất hiện ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của ung thư ruột. Bởi vì chức năng đường ruột bị rối loạn hoặc đường ruột bị tắc dẫn đến đau bụng, đầy hơi, chủ yếu tập trung ở vùng bụng dưới, thường đau âm ỉ hoặc bụng trướng lên, có xu hướng tăng dần mức độ nghiêm trọng.
Ở giai đoạn đầu rất ít có hiện tượng đau bụng, mà thường xuất hiện ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của ung thư ruột.
Thay đổi thói quen đại tiện: Ví dụ như khi đại tiện phân biến đổi hình dạng mỏng, tăng tần suất đại tiện, phân dính chất nhầy, tiêu chảy, táo bón hoặc táo bón và tiêu chảy xen kẽ nhau, cũng đều là hiện tượng của bệnh ung thư ruột.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư ruột?
Mỗi ngày đi bộ nửa tiếng
Nghiên cứu y học cho thấy, mỗi ngày đi bộ nửa tiếng, sẽ giảm nguy cơ bị ung thư ruột gấp 2 lần. Điều này là vì chúng ta vận động sẽ thúc đẩy nhu động đường ruột, giảm thiều thời gian lưu trữ thức ăn ở trong ruột, không những có hiệu quả đối với việc phòng ngừa ung thư ruột, còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Uống nhiều nước
Uống nước nói chung là có lợi cho ruột và đào thải các chất độc hại. Có thể làm giảm sự xuất hiện của táo bón.
Nguồn: Eastday
Các loại rau củ giúp giảm 79% nguy cơ ung thư ruột
Nghiên cứu mới từ Bệnh viện Frist - Đại học Y khoa Trung Quốc cho thấy các loại rau củ thuộc chi hành, bao gồm hành tây, hành lá, tỏi, hẹ tây, tỏi tây, hành tăm...có thể giúp giảm mạnh nguy cơ phát triển căn bệnh ung thư ruột.
Theo đó, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của 1.666 tình nguyện viên cả nam lẫn nữ và nhận thấy chỉ với 44g hành, tỏi mỗi ngày, hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư đã bắt đầu được phát huy.
Hiệu quả sẽ được tăng mạnh nếu bạn có thể ăn đến 74g mỗi ngày, tương đương nửa củ hành tây cỡ trung bình, nguy cơ ung thư ruột thấp hơn đến 79% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít.
Chỉ cần ăn ít nhất 44 g hành, tỏi mỗi ngày, sẽ giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư ruột
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Asia-Pacific Journal of Clinical Oncology cho biết, khả năng chống ung thư đến từ hoạt tính sinh học của các loại rau củ thuộc chi hành. Với tỏi tươi, các tính chất có thể gia tăng khi bạn cắt lát hoặc nghiền chúng nhưng với hành tây, hiệu quả sẽ bị giảm khi bạn luộc chúng.
Trước đó, một số nghiên cứu cho thấy thường xuyên ăn hành tây, tỏi và các rau củ thuộc chi hành khác giúp giảm nhiều loại ung thư như ung thư tuyến tụy, tuyến tiền liệt, vú...
Tường Anh
Theo baonhandao
Phát hiện loại đường làm bánh thúc đẩy ung thư ruột Các nhà khoa học Mỹ phát hiện một loại đường dạng xi rô thường dùng để làm bánh, đồ uống ngọt đã trở thành nhiên liệu cho khối u của những con chuột bị ung thư ruột. Dựa trên các báo cáo cho thấy tỉ lệ ung thư ruột ở người trẻ tuổi có sự gia tăng trong vài thập kỷ gần đây,...