Chàng trai 25 tuổi suýt chết vì ho ra máu hậu Covid-19
Khỏi Covid-19 được 2 tuần nhưng vẫn ho nhiều, thậm chí khạc ra máu, chàng trai 25 tuổi (Hà Nội) đi khám và bất ngờ khi phát hiện bị huyết khối hoàn toàn động mạch phổi phải.
Theo lời kể của bệnh nhân, các biểu hiện của anh ở giai đoạn mắc Covid-19 không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, 2 tuần sau khi khỏi bệnh anh vẫn ho nhiều, khạc ra máu nên đi khám.
Bác sĩ Đào Huy Hiếu, thành viên Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 cho biết bệnh nhân khá trẻ, cao 1m74 nặng 75kg, có tiền sử rối loạn lipid. Đặc biệt, các chỉ số cholesterol và đường huyết của bệnh nhân cũng rất cao.
Bệnh nhân bị huyết khối hoàn toàn ở động mạch phổi phải.
Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm D-dimer (chỉ số huyết khối trong máu) và cho kết quả tăng khá cao. Ở người bình thường chỉ số này là 0-500 ng/mL thì của bệnh nhân lên tới 4.665 ng/mL.
“Chúng tôi nghi ngờ bệnh nhân có huyết khối ở phổi nên chỉ định chụp CT. Kết quả cho thấy huyết khối hoàn toàn động mạch phổi phải. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết thành công”, BS Hiếu cho biết.
Video đang HOT
Trường hợp trên may mắn nhờ chẩn đoán kịp thời nên đã thoát chết trong gang tấc. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định. Với những người bị huyết khối phổi nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, cục máu đông có thể gây hoại tử mô phổi dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Bác sĩ khuyên F0 khi đã âm tính với virus SARS-CoV-2 mà vẫn ho kéo dài, không cắt được cơn, có nhịp tim nhanh kèm theo khó thở và đặc biệt ho ra máu thì nên đi khám càng sớm càng tốt để tránh biến chứng đáng tiếc. Đặc biệt, nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền (tăng huyết áp, mỡ máu, tiểu đường…) thì nên đi khám trước khi có triệu chứng xảy ra.
Mọi người không nên chủ quan khi nhiễm bệnh mà cần theo dõi kỹ sức khỏe. Để giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông khi mắc Covid-19, người bệnh nên tập thể dục thường xuyên, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp cho máu lưu thông ổn định. Đồng thời, giữ cân nặng hợp lý để góp phần giảm bớt áp lực lên tĩnh mạch và giảm nguy cơ đông máu; uống nhiều nước…
Hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 3 tuần mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.
Bệnh Covid-19 có thể để lại biến chứng tại tất cả các cơ quan trong cơ thể, không riêng gì đường hô hấp. Một số biểu hiện thường gặp ở tim là đau thắt ngực, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hồi hộp, đánh trống ngực; ở phổi là khó thở hoặc cảm giác hụt hơi, ho khan kéo dài, đau ngực, cảm giác khó chịu ở ngực; ở hệ thần kinh là rối loạn giấc ngủ, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, lo âu, trầm cảm, vã mồ hôi ban đêm… Thống kê cho thấy có đến hơn 200 di chứng, nhưng nhiều di chứng rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 1%.
Bé gái nguy kịch sau 3 ngày sốt nhẹ do hậu COVID-19
Bé gái chuyển nguy kịch hậu COVID-19. Sau 3 ngày sốt nhẹ kèm nôn ói, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng người tím tái, mạch nhẹ, tim lờ đờ, men tim và men gan tăng cao, suy hô hấp.
Ngày 3/4, Bệnh viện Nhi Đồng TP (TP.HCM) đã tiếp nhận nữ bệnh nhi N.T.K.B (7 tuổi trú tại Tây Ninh) nhiễm COVID-19. Bệnh nhi đã khỏi COVID-19 được 2 tuần và nhập viện trong tình trạng tổn thương tim trầm trọng và cần phải can thiệp ECMO ngay lập tức.
Theo thông tin từ gia đình bệnh nhi, bé đã có những triệu chứng bất thường trước khi nhập viện 3 ngày. Ngày đầu tiên bé sốt nhẹ và ho ít, ăn uống kém và nôn 2 lần ra thức ăn, dịch trong, không tiêu lỏng.
Ở ngày thứ hai, bé hạ sốt nhưng lại nôn liên tục 10 lần trong ngày. Bé đã được gia đình đưa đi khám tại phòng khám tư và được chẩn đoán bị rối loạn tiêu hóa.
Vào ngày thứ ba, B có bắt đầu tím tái môi, lừ đừ nên gia đình đã quyết định đưa bé đến bệnh viện địa phương. Lúc tới bệnh viện địa phương B bắt đầu có các triệu chứng nặng hơn như lờ đờ, gồng cơ tay chân, trợn mắt, huyết áp không ổn định. Để bé dễ thở hơn các bác sĩ đã đặt nội khí quản cho bé B, cùng với đó là truyền thuốc vận mạch Adrenaline.
Bé gái 7 tuổi chuyển nguy kịch sau 3 ngày sốt nhẹ do hậu COVID-19, sau 3 ngày can thiệp ECMO tình trạng bệnh nhi đã cải thiện. Ảnh: BVCC
Trong thời gian điều trị tại bệnh viện địa phương, tình trạng của B không những không cải thiện mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng nặng hơn. Các bác sĩ quyết định chuyển B tới Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố với chẩn đoán sơ bộ là viêm cơ tim cấp ngày 3 - block nhĩ thất độ III.
BS CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố nhận định, "bệnh viện đã tiếp nhận bé B trong tình trạng bé đã thở máy, người tím tái, mạch nhẹ, tim lờ đờ, men tim và men gan tăng cao. Tình trạng trẻ diễn tiến nặng, sốc không cải thiện".
Do trẻ có xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính nhưng kháng thể kháng SARS-CoV-2 dương tính. Bác sĩ quyết định thực hiện kỹ thuật oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể bằng phương thức VA ECMO (kỹ thuật dành cho bệnh nhân suy tim). Ngoài ra, trẻ còn được điều trị tích cực với kháng viêm, kháng đông, điều chỉnh điện giải toan kiềm. Sau 3 ngày được can thiệp ECMO, tình trạng của trẻ cải thiện.
Đây là một trong các biểu hiện của hội chứng viêm đa hệ thống có biểu hiện tổn thương tim nặng. Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) là di chứng hậu Covid-19 nặng được Bộ Y tế cảnh báo trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19 cho trẻ em.
Trẻ có thể gặp hội chứng này sau 2-6 tuần khỏi Covid-19. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ có thể gặp các triệu chứng đặc trưng như:
- Sốt.
- Tiêu hóa: Đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.
- Hô hấp - Tuần hoàn: Thở mệt, rối loạn nhịp.
- Thần kinh: Đau đầu, hôn mê, kích thích, co giật, yếu chi.
- Nổi ban da, phù chi.
Theo thống kê các tổn thương tim mạch ở trẻ mắc Covid-19 bắt đầu có số liệu đáng kể. Các vấn đề hậu Covid-19, hay Covid-19 kéo dài đang là vấn đề nhức nhối của ngành y tế trong thời gian này. Vậy nên phụ huynh cần hết sức lưu ý khi thấy trẻ có dấu hiệu đặc trưng nêu trên. Ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu đáng ngờ, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được chủ quan và tự điều trị tại nhà.
Ho dai dẳng, nghĩ 'hậu Covid-19' hóa ra do xương cổ vịt trong phổi Bệnh nhân ho dai dẳng 1 năm qua, cứ nghĩ là do hậu Covid-19 nên đi khám. Bác sĩ nội soi phát hiện và lấy ra dị vật trong phổi, bệnh nhân nói đó là... xương cổ vịt. Ngày 6.4, tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết nơi này đã tiếp nhận bệnh nhân L.T.B. (63 tuổi) trong tình trạng bị...