Chàng trai 24 tuổi bị táo bón cả tháng, đi khám phát hiện sự thật gây sốc
Hầu hết ai cũng từng bị táo bón, táo bón gây khó chịu vì đầy hơi, đau bụng và đi ngoài phân khô. Tuy nhiên nhiều người thường bỏ qua vấn đề này. Chàng trai 24 tuổi bị táo bón cả tháng, nào ngờ đi khám phát hiện sự thật gây sốc.
Tiểu Ngô một chàng trai 24 tuổi ở Lâm An, Hàng Châu, Trung Quốc, từ 1 tháng trước anh thường xuyên cảm thấy đau âm ỉ ở bụng dưới, chán ăn và giảm đi đại tiện. Ban đầu Tiểu Ngô cho rằng đó là táo bón, và tình trạng này sẽ giảm đi sau khi điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Tuy nhiên, tình trạng táo bón kéo dài khoảng 1 tháng.
Vì lo lắng có vấn đề về sức khỏe, Tiểu Ngô vội đến Bệnh viện Tây Khê thành phố Hàng Châu để khám. Sau khi nội soi đại tràng phát hiện một khối u ác tính ở trực tràng, kiểm tra kỹ hơn thì phát hiện khối u đã di căn đến nhiều vị trí như gan.
Bị táo bón 1 tháng, chàng trai 24 tuổi bị chẩn đoán ung thư
Tiểu Ngô nói trong nước mắt: “Trước đây tôi không cảm thấy khó chịu gì nhiều tại sao lại bị ung thư giai đoạn cuối?”.
Theo bác sĩ Trưởng Khoa ung thư Dư Cát Tiên cho biết, ung thư đại trực tràng hầu như không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, ngay cả khi có máu trong phân và thay đổi thói quen đi tiêu, chúng thường bị nhầm với các vấn đề nhỏ như trĩ và viêm ruột. Nhiều người thường bỏ qua và không đến bệnh viện để khám. Do đó, ngay khi phát hiện 85% bệnh nhân đã đến giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ còn dưới 20%.
Bác sĩ Dư Cát Tiên nói với Tiểu Ngô: “Nhưng nếu bạn tích cực hợp tác điều trị, vẫn có thể có kết quả điều trị tốt”.
Sau khi bị ung thư có thể sẽ có những biểu hiện nào?
Đau quặn bụng là 1 trong những dấu hiệu của ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng có thể không gây ra các triệu chứng ngay lập tức, nhưng nếu có thì sẽ là một trong các triệu chứng sau:
- Thay đổi thói quen đi cầu (đi tiêu) như tiêu chảy, táo bón, phân dẹt kéo dài trong nhiều ngày;
- Cảm giác không đi hết phân sau mỗi lần đi cầu;
- Đi cầu ra máu;
Video đang HOT
- Phân có lẫn máu hoặc sẫm màu;
- Đau quặn bụng;
- Suy nhược và mệt mỏi;
- Sụt cân không chủ ý.
Ung thư đại tràng thường gây ra tình trạng chảy máu trong đường tiêu hóa. Mặc dù đôi khi máu có thể lẫn trong phân hoặc làm phân sẫm màu, thông thường phân trông vẫn bình thường. Theo thời gian thì tình trạng mất máu có thể tăng và làm cho số lượng hồng cầu giảm (bệnh thiếu máu). Đôi khi dấu hiệu đầu tiên của ung thư đại trực tràng là kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng hồng cầu thấp.
Phần lớn các vấn đề này thường do các tình trạng khác chứ không phải do ung thư đại trực tràng gây ra như nhiễm trùng, bệnh trĩ, hoặc hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp bất kỳ vấn đề gì, điều quan trọng là phải gặp bác sĩ ngay để tìm nguyên nhân và tiến hành điều trị, nếu cần thiết.
Những người nào có nguy cơ mắc ung thư ruột cao?
Những người bị viêm loét dạ dày cũng cẩn thận với ung thư
Bất kỳ ai trên 40 tuổi có bất kỳ biểu hiện nào sau đây đều được coi là nhóm có nguy cơ cao và cần đặc biệt chú ý:
- Người thân loại I (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị ung thư đại trực tràng;
- Bệnh nhân từng mắc khối u tuyến hoặc polyp trong ruột già;
- Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, u hạt do sán máng ở ruột kết và các bệnh khác;
- Người có từ hai trong năm biểu hiện sau trở lên: phân có mủ nhầy và máu, tiêu chảy lâu ngày, táo bón lâu ngày, viêm ruột thừa mãn tính.
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư ruột?
1. Đạt “ba nguyên tắc sớm” về phát hiện sớm, chẩn đoán sớm và điều trị sớm
Có nhiều cách để phát hiện sớm, bao gồm kiểm tra dấu hiệu khối u trong khám sức khỏe định kỳ hàng năm, xét nghiệm máu ẩn trong phân, khám trực tràng kỹ thuật số, nội soi đại tràng… tỷ lệ phát hiện bệnh là trên 93%.
Đối với những người trên 40 tuổi, nên kiểm tra nội soi càng sớm càng tốt, nếu không có vấn đề gì hoặc chỉ có một vài polyp viêm nhiễm thì có thể làm những lần tiếp theo cách nhau 5 – 10 năm.
2. Chế độ ăn ít protein và nhiều chất xơ
Ăn uống nhiều rau, ít thịt giúp bảo vệ đường tiêu hóa
Chế độ ăn có hàm lượng protein cao hơn sẽ bị phân hủy thành các khí độc trong ruột, làm tổn thương ruột và làm cho các tế bào ruột phát triển không bình thường, dần dần phát triển thành ung thư đại trực tràng;
Thực phẩm giàu chất xơ có thể thúc đẩy nhu động ruột, tạo phân và đào thải ra khỏi cơ thể, nếu phân tồn đọng lâu trong ruột già, các chất độc hại sẽ tiếp tục kích thích ruột, và các tế bào bất thường cuối cùng sẽ phát triển thành ung thư đại trực tràng.
3. Tập luyện thích hợp
Tập luyện thể thao không chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mà còn có thể thúc đẩy nhu động ruột ngăn chặn các chất độc hại tích tụ trong ruột già.
4 cách ăn rau muống nguy hiểm cần tránh nếu không muốn bị tiêu chảy, nôn mửa, thậm chí là nhiễm độc kim loại nặng
Rau muống vốn là loại rau bình dân, quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết ăn nó đúng cách hay chưa?
Loại rau dân dã này không chỉ giòn, ngon mà còn có 3 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Trước hết, nó giúp chúng ta bổ sung kali cho cơ thể. Cơ thể con người dễ mắc phải các triệu chứng như yếu chân tay, thiếu năng lượng, chán ăn do thiếu kali, lúc này rau muống chính là vị thuốc tuyệt vời.
Rau muống cũng có tác dụng giảm táo bón nhờ vào lượng lớn chất xơ có trong nó thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đại tiện và bài tiết chất độc trong cơ thể, đặc biệt thích hợp với những người tiêu hóa kém, táo bón lâu ngày.
Ngoài ra, còn gì tuyệt vời hơn khi có một bát canh rau muống trong bữa cơm mùa hè bởi nó mang lại lợi ích thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể con người. Nó vốn là loại rau có tính lạnh, đặc biệt thích hợp với những người bị nóng trong. Ngoài ra, rau muống rất giàu lignin có tác dụng nâng cao khả năng thực bào của đại thực bào, giúp tiêu viêm, khử trùng. Y học hiện đại đã phát hiện ra rằng nước rau muống có tác dụng ức chế các vi khuẩn như tụ cầu vàng và liên cầu.
Tuy nhiên, để ăn rau muống một cách ngon và bổ nhất, bạn chớ nên phạm phải 4 cách tiêu thụ nguy hiểm này.
1. Không phải ai cũng ăn được rau muống
Ăn rau muống có rất nhiều lợi ích nhưng rất tiếc không phải ai cũng có thể ăn được, điều này cũng do đặc tính của bản thân rau muống. Y học phương Đông cho rằng rau muống có tính lạnh, trơn, kiêng ăn đối với những người tỳ vị hư yếu, đặc biệt cơ thể yếu, thường xuyên bị tiêu chảy. Sau khi những người này ăn rau muống có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh trong người và thường làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp thấp, đường huyết thấp ăn rau muống sẽ không tốt cho sức khỏe.
2. Không chần qua nước trước khi chế biến
Do rau muống có hàm lượng axit oxalic cao nên chúng ta cần chần nước càng nhiều càng tốt trước khi ăn để giảm hàm lượng axit oxalic trong rau muống và tránh bị chuột rút sau khi ăn.
Điều này là do sau khi vào cơ thể, axit oxalic trong rau có thể kết hợp với canxi trong cơ thể hình thành nên canxi oxalat làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi, do đó những người không đủ canxi có thể bị chuột rút nếu ăn rau muống. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khó xảy ra hơn với những người bình thường.
3. Tiêu thụ rau muống không rõ nguồn gốc
Ở những vùng ô nhiễm kim loại nặng cao, bạn chỉ nên ăn thân rau muống, còn nếu rau được trồng ở vùng ít ô nhiễm kim loại nặng thì bạn có thể chọn ăn cả thân và lá. Đó là lý do tại sao bạn cần biết rõ nguồn gốc của loại rau mình đang tiêu thụ.
4. Ăn cùng thực phẩm nhiều canxi
Không nên ăn rau muống với thức ăn có nhiều canxi như tôm, sữa... vì có thể làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể đối với những thức ăn giàu canxi, thậm chí gây nôn mửa, chóng mặt và các triệu chứng khó chịu khác.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This, The Healthy
Bà bầu ăn rong biển: Không chỉ tốt sức khỏe mà còn đẹp da Rong biển là thực phẩm ngon miệng, giàu dinh dưỡng mà nhiều gia đình lựa chọn vào thực phẩm hằng ngày. Vậy bà bầu ăn rong biển tốt như thế nào cho sức khỏe mẹ và bé? Rất nhiều phụ nữ có sở thích ăn rong biển, tuy nhiên đến khi mang thai lại lo ngại liệu bà bầu ăn rong biển có...