Chàng trai 18 tuổi bay vòng quanh thế giới trong 44 ngày
Travis Ludlow, 18 tuổi 149 ngày, lập kỷ lục Guinness khi trở thành người trẻ nhất bay vòng quanh thế giới.
Travis Ludlow đến từ Ibstone, Buckinghamshire, Anh được sách kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận là người trẻ nhất một mình lái máy bay vòng quanh địa cầu. Anh chàng khởi hành từ Teuge, Hà Lan vào ngày 29/5 và cũng hạ cánh xuống nơi này vào 12/7, hoàn thành chuyến đi trong 44 ngày. Nếu không vì Covid-19 bùng phát toàn cầu và làm trì hoãn kế hoạch, Ludlow đã thực hiện hành trình này từ tháng 6/2020.
Mỗi ngày, chàng trai trẻ đã bay liên tiếp 8 tiếng trên chiếc máy bay một động cơ Cessna 172 N5010 trong suốt chuyến đi.
Chuyến đi này Ludlow dừng lại ở 13 quốc gia gồm Hà Lan, Ba Lan, Nga, Mỹ, Canada, Greenland, Iceland, Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Marocco, Pháp và Bỉ. Tại Texas, Mỹ, Ludlow được tiêm vaccine Covid-19 mũi thứ hai.
Ludlow đã đánh bại kỷ lục mà Mason Andrews, đến từ Louisiana, Mỹ lập vào tháng 10/2018. Khi lập kỷ lục, Andrews 18 tuổi 163 ngày. Để phá vỡ kỷ lục thế giới, tuyến đường Ludlow bay phải dài ít nhất 39.000 km. “Hạ cánh ở Gibraltar (lãnh thổ hải ngoại ở Anh) là một giấc mơ, và nó thành sự thật. Đây là nơi tôi luôn muốn đến và ngày tôi hạ cánh xuống đây cũng là ngày tôi đạt được tổng cộng hơn 40.188 km quãng đường bay, dài hơn 100 km so với chu vi trái đất. Thật là hai cột mốc quan trọng trong một ngày”.
Một trong những điểm đến mà chàng trai trẻ thích thú là Nga. “Khi tôi ở Yekaterinburg, tôi ăn tối tại Lãnh sự quán Anh ở Nga, nơi khiến tôi cảm thấy mình như một vị khách VIP”, Ludlow nói.
Với việc chỉ có thể bay ở độ cao tối đa gần 5.000 m trong chiếc máy bay nhỏ của mình đồng nghĩa với việc Ludlow may mắn được tận mắt ngắm những khung c ảnh ngoạn mục. “Nó thật tuyệt vời. Một số cảnh tôi nhìn thấy thực sự rất đẹp như khoảnh khắc bay qua dãy núi ở Canada hay trên vùng hoang dã của Siberia”.
Tuy nhiên, chuyến bay của chàng trai trẻ không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Ludlow phải đối mặt với thời tiết xấu gồm giông, bão, tuyết và không khí lạnh trên núi cao, từng khiến máy bay của anh hạ độ cao gần 600 m chỉ trong 5 giây. “Nó thực sự rất mệt mỏi. Sau vài tuần bay một mình cả ngày, sự cô đơn bắt đầu ập đến với tôi. Tôi nhớ gia đình và bạn bè rất nhiều”. Nhưng điều may mắn là anh chàng đã gặp được rất nhiều người đáng mến tại các sân bay khi hạ cánh, cũng như một số chủ nhà trọ tốt bụng ở Mỹ.
Video đang HOT
Bố anh, Nick Ludlow 59 tuổi, cho biết gia đình rất vui, tự hào với thành tích của cậu con trai. Còn người mẹ thì đang lên kế hoạch “tẩm bổ” cho anh vì anh đã gầy đi trông thấy sau hành trình lập kỷ lục thế giới.
Những nơi lạnh nhất thế giới, cuộc sống luôn chìm trong băng giá
Có nhiều nơi có khí hậu khắc nghiệt gây khó khăn cho việc sinh sống của con người. Sau đây là danh sách 5 địa điểm lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ thấp kỉ lục.
1. Oymyakon, Nga
Oymyakon nằm ở vùng Siberia, Nga, được mệnh danh là ngôi làng lạnh nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình ở đây vào mùa đông là -51 độ C, có lúc giảm tới -71 độ C.
Làng Oymyakon ở Siberia chỉ có 500 người dũng cảm chọn đây làm nhà.
Cư dân ở Oymyakon ăn chủ yếu là thịt do các thực phẩm khác khó có thể tìm thấy vào mùa đông. Hầu hết mọi người dành nhiều thời gian ở trong nhà để tránh nhiệt độ băng giá.
2. Vostok, Nam Cực
Vostok Station được xếp hạng là một trong những vùng lạnh nhất Trái đất với nhiệt độ -89,2 độ C. Đây không chỉ là nơi lạnh nhất thế giới mà còn là khu vực có mức gió mạnh nhất trên lục địa toàn cầu. Khu vực này rất hiếm những cơn mưa và cư dân sinh sống với khí hậu quá khắc nghiệt. Vì vậy mà Vostok trở thành một sa mạc trên đất nước Nga.
Đây cũng là một trong những nơi nắng nhất trên Trái đất, mặc dù không có ánh nắng mặt trời nào trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 8, có nhiều giờ nắng mỗi năm hơn cả những nơi nắng nhất ở Nam Phi. Vostok có tổng số ánh nắng mặt trời cao nhất cho bất kỳ tháng nào trên Trái đất, trung bình là 708,8 giờ nắng vào tháng 12, hoặc 22,9 giờ mỗi ngày.
3. North Ice, Greenland
Trạm nghiên cứu North Ice nằm trong chủ quyền của Hoa Kỳ thuộc đảo Greenland là một nơi lạnh khắc nghiệt không kém những nơi đã kể ở trên. Nhiệt độ thấp nhất đã từng được ghi nhận tại nơi này là -66 độ C. Ở đây hầu như chỉ có khoảng 10 nhà khoa học đang sinh sống và nghiên cứu, hoàn toàn không có sự sinh sống của bất kỳ người dân nào.
Greenland là một quốc gia tự trị thuộc Đan Mạch và là hòn đảo lớn nhất thế giới. Về địa lý và dân tộc đây là một đảo quốc Bắc cực liên kết với lục địa Bắc Mỹ, nhưng về lịch sử Greenland có quan hệ mật thiết với châu Âu.
4. Verkhoyansk, Nga
Thị trấn Verkhoyansk (Nga) là một nơi hẻo lánh nằm sâu trong Siberia, có số dân là 1.434 người. Thị trấn hẻo lánh này là một trong năm nơi có khí hậu lạnh lẽo khắc nghiệt nhất trên thế giới. Chỉ cách Bắc Cực có hơn 2.400km, Verkhoyansk từng là nơi dùng để lưu đày các chính trị gia vào đầu thế kỷ 20. Vào mùa xuân, nhiệt độ ở Verkhoyansk rơi vào khoảng -45 độ C. Người dân ở đây sinh sống bằng việc chăn nuôi gia súc, khai thác thiếc và vàng. Nhiệt độ trung bình vào mùa đông là -48 độ C.
Cư dân sống trong vùng luôn phải mặc những chiếc áo khoác lớn và đội mũ lông thú. Họ thường ở trong nhà khi thời tiết quá lạnh.
5. Trạm Plateau, Nam Cực
Trạm nghiên cứu này được xây dựng từ năm 1065, sau đó đóng cửa năm 1969 nhưng vẫn được duy trì để sử dụng trong tương lai. Tính về nhiệt độ trung bình hàng tháng thì đây là nơi lạnh nhất thế giới.
Trạm Plateau, một trạm nghiên cứu đang hoạt động của Mỹ và quỹ hỗ trợ của Queen Maud Land trên cao nguyên Nam Cực. Tháng lạnh nhất là vào tháng 7. Nơi này có nhiệt độ thấp nhất là -84C .
Sự thay đổi của những thành phố lớn trên thế giới Các thành phố nổi tiếng thế giới không phải lúc nào cũng có sự thay đổi rõ rệt. Một số khu vực thậm chí giữ nét kiến trúc gần như nguyên vẹn từ hàng trăm năm trước. San Francisco, California, Mỹ: Bức ảnh được chụp từ Twin Peaks vào năm 1947 khiến bạn khó có thể nhận ra thành phố San Francisco nếu...