Chàng trai 17 tuổi là người Việt đầu tiên đạt điểm SAT I tuyệt đối
Hoàng Minh Tuệ, học sinh THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam vừa trở thành người Việt Nam đầu tiên đạt điểm số tuyệt đối (2400/2400) trong kỳ thi SAT I. Theo tổ chức College Board Hoa Kỳ, trong khoảng 1,7 triệu thí sinh dự thi SAT I mỗi năm toàn thế giới, chỉ 0,03% đạt kết quả này.
Đáng nói, Tuệ đạt kết quả tối đa SAT I với phần Đọc đạt 800/800; Toán 800/800 và Viết 800/800 chỉ trong lần thi đầu tiên thay vì lấy kết quả cao nhất ở nhiều lần thi. Và đặc biệt hơn, em cho biết, bản thân không ôn luyện tại bất cứ trung tâm luyện thi nào.
SAT (Scholastic Aptitude Test) được biết đến như là bài thi bắt buộc nhằm đánh giá khả năng của học sinh trung học và kiểm tra đầu vào của các trường đại học Mỹ, do tổ chức giáo dục phi lợi nhuận College Board của Hoa Kỳ tổ chức và quản lý. Có hai kỳ thi SAT, đó là SAT Reasoning (SAT I) và Subject Tests (SAT II).
SAT I được đánh giá là kỳ thi “khó nhằn”, có khả năng phân loại cao; phạm vi câu hỏi trải dài từ văn học, xã hội học cho tới các môn khoa học tự nhiên, do đó thường gây nhiều khó khăn cho cả học sinh bản địa lẫn du học sinh quốc tế.
Theo tổ chức College Board Hoa Kỳ, trong khoảng 1,7 triệu thí sinh dự thi SAT I mỗi năm toàn thế giới, tỷ lệ đạt điểm tuyệt đối 2.400/2.400 chỉ là 0,03%. Và với kết quả 2400/2400 điểm SAT I, anh chàng sinh năm 1998, Hoàng Minh Tuệ đã trở thành người Việt Nam đầu tiên lập nên kỳ tích.
Hoàng Minh Tuệ – người Việt đầu tiên giành điểm tuyệt đối bài thi xét tuyển đại học Mỹ SAT I.
Cùng PV Dân trí trò chuyện cùng chàng trai Việt đầu tiên ghi danh vào “những phần trăm hiếm hoi” toàn thế giới đạt kết quả này.
Không đến trung tâm, không “học tủ, học gạo”…
Là người Việt đầu tiên đạt điểm SAT I tuyệt đối 2400/2400, em có thể chia sẻ những trọng tâm kiến thức cũng như các kỹ năng cần ôn luyện để có thể đạt kết quả mỹ mãn như vậy?
Bài thi SAT I kiểm tra học sinh về khả năng phân tích, suy luận và hiểu biết kiến thức rất rộng, trải dài từ cả khoa học xã hội tới khoa học tự nhiên, do vậy theo em không nên có ý thức “học tủ” hay “học gạo” các nội dung để được điểm cao.
Thay vào đó, em nghĩ điều quan trọng trong lúc ôn luyện là rèn giũa cho mình những kỹ năng hữu ích không chỉ cho việc thi SAT mà còn cho quá trình học tập sau này. Chúng bao gồm khả năng tập trung, sức bền trong tư duy, sự ổn định trong tâm lý cũng như một loạt các kỹ năng phụ về suy luận, phân tích, tổng hợp và tính toán.
Điểm SAT I là thước đo sát hạch chuẩn uy tín quốc tế, và mỗi năm có cực ít người trên toàn thế giới đạt được điểm tuyệt đối, vậy bí quyết của em là gì?
Em nghĩ mình đạt được thành tích như vậy trước hết là nhờ chút may mắn, sau đó là do quá trình tự phấn đấu để trau dồi kiến thức và kỹ năng kéo dài trong suốt những năm học vừa qua. Bản thân em cũng đã từng nhiều lần tham dự các cuộc thi Toán Quốc tế nên cũng đã được rèn luyện phần nào về sự tập trung và khả năng duy trì phong độ và tâm lý trong lúc làm bài.
Tuệ dạy Toán bằng tiếng Anh cho các học sinh THCS tại Câu lạc bộ Thắp sáng Trí tuệ Việt.
Em cho biết bản thân không đi học trung tâm luyện thi mà tự học là chính. Vậy Tuệ đã học qua những kênh nào? Em có thể “tiết lộ” những trang web, cuốn sách… mà em cho là ý nghĩa thiết thực nhất trong việc mang lại kết quả SAT tuyệt đối?
Với sự phát triển của Internet ngày nay thì lượng tài liệu hữu dụng sẵn có là vô cùng lớn dành cho các bạn mong muốn cải thiện tiếng Anh. Thật vậy, chỉ cần lên mạng và thực hiện vài thao tác tìm kiếm đơn giản là sẽ có ngay vô số tài nguyên tri thức quý báu và đều thiết thực đến từ hỗn hợp các nguồn khác nhau.
Các bạn không nhất thiết cứ phải phụ thuộc vào các lớp học thêm, các trung tâm luyện thi để chinh phục các bài kiểm tra như SAT, IELTS, TOEFL. Thay vào đó yếu tố quan trọng là việc tự sắp xếp thời gian và đặt quyết tâm để đạt số điểm tốt nhất. Tài liệu chính mà em đã sử dụng trong lúc ôn luyện là cuốn “The Official SAT Study Guide” do tổ chức College Board phát hành.
Trong quá trình tự học thì sự tập trung là yếu tố quan trọng nhất. Với cá nhân em, sự quyết tâm đồng nghĩa với sự tập trung.
Chàng trai Việt tài năng bên giáo sư Vladimir Voevodsky (Huy chương Toán học Fields năm 2002) tại Trại Khoa học Châu Á ASC 2015 ở Thái Lan.
Video đang HOT
Tích lũy và chia sẻ các giá trị tốt đẹp của bản thân
Em cũng là học sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam được nhận học bổng danh giá ASSIST du học tại Mỹ 1 năm (năm 2013). Tuệ có thể chia sẻ về hành trình đó của mình?
Em may mắn được nhận học bổng ASSIST khi mới là học sinh lớp 9, và bước ngoặt này đã mở ra một cơ hội đáng quý để em trải nghiệm nước Mỹ trong năm học lớp 10. Hành trình du học này đã thực sự giúp em mở rộng tầm nhìn của mình đối với cuộc sống và thế giới.
Có lẽ với thế hệ trẻ của em thì việc được sống và học tập trong một nền văn hóa mới, dù chỉ trong thời gian không quá lâu, đem lại những bài học rất quý báu cho sự trưởng thành, cân bằng và phát triển tiềm năng bản thân.
Em đã được thừa hưởng nền giáo dục tiên tiến của nước bạn, kết nối với nhiều bạn bè ở Mỹ và các nước, và tiếp cận với nhiều nguồn tri thức mới, hiện đại của thế giới.
Hoàng Minh Tuệ bên tượng đài John Harvard tại Đại học Harvard (bang Massachusetts, Mỹ) trong chuyến du học bổng ASSIST năm 2013.
Bên cạnh những giá trị bổ ích về kiến thức sau chuyến du học trên đất Mỹ cũng là nhiều sự cố và kỷ niệm khó quên giúp hoàn thiện tính cách và con người của em.
Chẳng hạn, em xin kể một câu chuyện nhỏ chưa bao giờ phai nhạt trong ký ức: trong một lần ăn trưa tại một cửa hàng gần trường, lúc đợi tại quầy thanh toán, em chợt phát hiện ra quên mang theo tiền để trả cho bữa ăn của mình.
Trong lúc đang đỏ mặt vì ngượng và lúng túng với nhân viên bán hàng thì một cặp vợ chồng người cao tuổi đợi ở phía sau đã nhẹ nhàng đặt tay lên vai em rồi nói “Con trai, chúng ta sẽ trả cho con. Con cứ đi đi” kèm theo nụ cười nhân hậu.
Đó là một kỷ niệm mà tới giờ nghĩ lại vẫn làm em ứa nước mắt bởi lòng tốt vô điều kiện giữa người với người, dù cho em không hề quen biết họ và thậm chí còn không phải là người bản xứ Mỹ.
Những bạn đang được học tập tại Mỹ hay các quốc gia phát triển khác như Anh, Úc, Singapore,… em mong rằng các bạn cũng sẽ có được những trải nghiệm quý giá và tốt đẹp tương tự để một ngày nào đó trở về Việt Nam và chia sẻ lại cho thế hệ trẻ của đất nước.
Hoàng Minh Tuệ (thứ 3 từ trái sang) trong buổi giao lưu cựu học sinh ASSIST tháng 10/2014.
Ngoài học thì em có sở thích nào khác?
Bên cạnh việc học thì em có một sự yêu thích đặc biệt cho âm nhạc, đặc biệt là nhạc ghi-ta cổ điển. Bản thân em cũng tự mày mò học ghi-ta cổ điển được 2 năm. Mỗi ngày em dành khoảng 1/4 thời gian cho việc học chính khóa ở trường và 1/4 thời gian cho việc tự nghiên cứu và đọc sách. Thời gian còn lại em dùng cho hoạt động giảng dạy các học sinh nhỏ hoặc thực hiện các sở thích của mình.
Em tìm thấy niềm vui khi được hướng dẫn kiến thức cũng như chia sẻ cho các em học sinh nhỏ về kinh nghiệm trong suốt quá trình học tập của chính mình. Em tin rằng đây là cơ hội để em phần nào đóng góp những giá trị thiết thực cho thế hệ sau dựa trên năng lực và vốn kiến thức hiện có của bản thân.
Đam mê lớn nhất của Tuệ là gì?
Đam mê lớn nhất của em cũng chính là ước mơ và dự định trong tương lai của mình. Em muốn cống hiến tạo ra thật nhiều của cải vật chất rồi dùng chúng để xây dựng những giá trị văn minh và nhân đạo cho xã hội.
Cảm ơn em đã chia sẻ, chúc em có thêm những kỳ tích mới!
Bảng thành tích đáng nể của chàng trai 17 tuổi Hoàng Minh Tuệ
- Thủ khoa tuyển sinh đầu vào cấp 2 của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm học 2009-2010.
- Thủ khoa, huy chương Bạch Kim vòng I kỳ thi Toán châu Á Thái Bình Dương (APMOPS) năm 2010.
- Giải nhất Olympic Toán Hà Nội Mở rộng (HOMC) năm 2012.
- Thí sinh đạt điểm tuyệt đối 900/900 TOEFL Junior năm 2012.
- Học sinh nhỏ tuổi nhất (14 tuổi) ở lứa tuổi Keystage III (15-17) nhưng đạt điểm và Huy chương cao nhất của đoàn Việt Nam tại cuộc thi Toán học Trẻ quốc tế 2012 (IMC 2012) tổ chức tại Đài Loan.
- Học sinh nhỏ tuổi nhất Việt Nam (khi còn học lớp 9) được nhận học bổng danh giá ASSIST du học tại Mỹ 1 năm trị giá hơn 50.000 USD.
- Thí sinh đạt điểm số PSAT 99% thuộc Top 1% số người dự thi trên toàn thế giới khi đang là du học sinh lớp 10 tại trường Catlin Gabel, Mỹ.
- Tuệ được mời làm trợ giảng cho thầy Trần Phương (Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ và phát triển tài năng) để huấn luyện cho các đội tuyển học sinh THCS tham dự kỳ thi Toán quốc tế. Đặc biệt, năm học 2014-2015, cùng với các thầy cô giảng dạy đội tuyển, Tuệ đóng góp công sức vào sự thành công của đội tuyển THCS của Việt Nam dự hai kỳ thi APMOPS 2015 vòng 2 tại Singapore và CIMC 2015 tại Trung Quốc với thành tích tốt nhất trong các lần tham dự từ trước tới nay.
- Tuệ đã tham gia xuất bản 5 đầu sách Toán song ngữ Anh – Việt với một số tác giả để hỗ trợ học sinh THCS ôn luyện tham dự các cuộc thi Toán quốc tế, cũng như học sinh THPT đang chuẩn bị kiến thức Toán bằng tiếng Anh để du học.
Lệ Thu
(Ảnh: NVCC)
Theo Dantri
Biết tin nữ giáo sư mất, cả cơ quan không ngủ
Ít ai biết vị nữ GS nổi tiếng, tác giả nghiên cứu ra vắc xin ngừa tiêu chảy do rotavirus vẫn ngày ngày đạp xe tới cơ quan, chỉ khi cần kíp lắm bà mớimiễn cưỡng bắt taxi để đi... ngoại giao.
Sự ra đi đột ngột của GS.TS Lê Thị Luân khi sự nghiệp đang ở độ chín muồi không chỉ khiến giới khoa học mà còn khiến hàng triệu người Việt Nam xa lạ tiếc thương.
Ít ai biết rằng phía sau những giải thưởng danh giá, phía sau những học hàm, học vị nhiều người mơ và sau chức vụ PGĐ Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin là một con người chân chất, bình dị, liêm khiết đến ngạc nhiên.
Cả cơ quan không ngủ
Chiều muộn 12/8, trở về từ Đài hoá thân Hoàn Vũ, đồng nghiệp của GS.TS Lê Thị Luân đều lặng đi vì hụt hẫng. Không ai nói chuyện với ai, cả cơ quan lặng như tờ.
Người thân và đồng nghiệp nghẹn ngào vĩnh biệt GS.TS Lê Thị Luân tại nhà tang lễ Phùng Hưng sáng 12/8.
Là 2 cộng sự thân thiết, gắn bó với GS Luân như chị em hơn 20 năm qua tại Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế), chị Đặng Mai Dung và Nguyễn Thị Quỳ chia sẻ, những ngày này mọi người gặp nhau còn tránh mặt vì không biết mở lời thế nào.
"Mãi tối thứ hai mọi người trong cơ quan mới hay tin dữ. Không ai bảo ai, tất cả đều có mặt tại căn tập thể nhỏ của GS Luân trên đường Minh Khai. Thương xót đến vô cùng. Đêm ấy, cả cơ quan không ngủ", chị Quỳ nghẹn ngào.
Theo lời chị Quỳ, GS Luân là người lãng mạn, vui tươi nhưng khi đã làm gì thì rất quyết đoán và là con người cực kỳ giản dị.
Chị kể, dù nổi tiếng là thế nhưng bao năm nay GS Luân vẫn lóc cóc đạp xe đạp đến cơ quan, bất kể trời mưa nắng. Bao giờ bà cũng là người đến sớm nhất và về muộn nhất cơ quan, làm việc quên giờ giấc không kể thứ 7, chủ nhật.
Một nữ bảo vệ có hơn 10 năm công tác tại trung tâm khẳng định, từ bé tới giờ ngoài GS Luân, chưa gặp ai là người thứ 2 - người phụ nữ biến cơ quan thành nhà và luôn trung thành với cái xe đạp như lời chị nói.
Chị kể, ngày nào GS Luân cũng 7-8h tối mới rời cơ quan. Hôm vừa rồi Hà Nội nổi dông gió ầm ầm, bảo GS bắt taxi về nhưng nhất định không chịu.
"Mỗi khi cần đi ngoại giao, bất đắc dĩ lắm GS Luân mới bảo vẫy hộ cô cái taxi", lời chị bảo vệ.
Mới đây, GS bị mất chiếc xe đạp mini Nhật, đến cơ quan tếu táo bảo có người mượn không trả, sau đó GS nhờ người chở đi mua chiếc xe đạp mới và bảo cứ dựng ở cơ quan, ai đi thì lấy.
Cũng theo nữ bảo vệ, mãi hôm vừa rồi chị mới biết nhà GS Luân, không nghĩ nó nhỏ đến vậy, cả căn tập thể chỉ vẻn vẹn 15m2, kèm thêm một gác xép nhỏ.
Dành trọn nhiệt huyết cho khoa học
Nói về người bạn, người đồng nghiệp của mình, chị Đặng Mai Dung không giấu nổi xúc động, lúc lúc lại quay đi chấm nước mắt.
Bức ảnh hiếm hoi GS.TS Lê Thị Luân mặc áo dài chụp tại cơ quan.
Chị kể, GS Luân là sếp đấy, nổi tiếng đấy nhưng chưa biết đến tận hưởng cuộc sống là gì. Ngày ngày chỉ quẩn quanh từ nhà đến cơ quan và ngược lại, khi ở quê có việc thì về Vĩnh Phúc.
Nói như chị Dung, cuộc sống của GS Luân rất trong lành, sáng cắp cặp lồng đi, tối cắp cặp lồng về.
Theo lời chị, vì cả đời dành trọn tâm huyết cho khoa học nên khi thấy lớp kế cận sao nhãng, GS Luân lúc nào cũng nhắc nhở phải 'nghiên cứu và nghiên cứu', nên nhiều người vì thế mà sợ gặp.
Lương nhà nước ba cọc ba đồng là thế, trình độ cao là vậy nhưng bao nơi mời gọi GS Luân vẫn nhất quyết không đi.
Nói về những trăn trở của GS Luân trong vai trò quản lý, chị Nguyễn Thị Quỳ cho biết: "Sắp tới cơ quan sẽ buộc phải dừng sản xuất để sửa sang lại đạt chuẩn GMP của Bộ Y tế, cô Luân lúc nào cũng trăn trở phải làm sao trong một năm sửa sang ấy anh em không nghỉ việc, làm sao để anh em có tiền.
Cô ấy không muốn mất đi những nhà khoa học chân chính. Cô ấy đã nghĩ đến cả việc sẽ tạo điều kiện cho anh em viết sách, làm đề tài, thậm chí là cả trông coi thợ trong một năm trung tâm dừng sản xuất".
Theo chị Quỳ, giờ để kiếm được người như GS Luân là điều gần như không tưởng.
"Mấy ai vừa làm khoa học vừa làm quản lý nhiệt huyết như thế, mấy ai dành thời gian cho công việc trọn vẹn như thế, mấy ai trí tuệ được như vậy?", chị Quỳ xúc động nói.
Cũng theo chị Quỳ, chính vì có người mẹ tuyệt vời như thế nên 2 con của GS Luân rất thần tượng mẹ, nhất là cậu con trai út.
Chị Quỳ kể, mãi 11h sáng 12/8, 2 con GS Luân mới về tới nhà tang lễ Phùng Hưng. Cô chị học công nghệ sinh học đã ra trường đi làm, còn cậu em 23 tuổi mới đang học năm 2 ngành y bên Đức.
"Nhìn 2 đứa con chị ấy mà không cầm được nước mắt! Bố mất sớm, 2 đứa gắn bó trọn với mẹ, giờ thì...", chị Quỳ nghẹn ngào nói không dứt câu.
Theo Thuý Hạnh
Vietnamnet
"Người Việt dở là thiếu đoàn kết trong làm ăn" "Cái dở tệ của người Việt Nam là thiếu đoàn kết trong hùn hạp làm ăn, lúc nào cũng muốn mình có cái gì, không nghĩ đến người khác cần cái gì, muốn cái gì". Sau khi giới thiệu các câu hỏi tư vấn làm giàu, khởi nghiệp, báo Dân trí đã nhận được nhiều bình luận, chia sẻ, góp ý của các...