Chàng thợ hồ “phù phép” đồ vật bỏ đi thành vườn cây trái sum suê siêu nhỏ
Trong thời gian nghỉ việc do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, người thợ hồ Lê Mỹ Dặm tìm hiểu, sáng tạo ra các cây cảnh giả siêu nhỏ, sống động như thật từ những đồ vật bỏ đi.
Nhấn để phóng to ảnh
Chàng thợ hồ Lê Mỹ Dặm (29 tuổi, quê Quảng Ngãi) đã biến những tấm phim nhựa, đũa, xiên que, bẹ chuối khô… thành những cây cảnh tí hon trông như thật và đẹp mắt.
Dặmặm vào TPHCM từ 7 năm trước, đang làm phụ hồ cho các công trình xây dựng ở huyện Hóc Môn. Ngoài những lúc làm việc ở công trình, toàn bộ thời gian dồn hết vào niềm đam mê làm cây cảnh giả.
“Sở thích làm cây giả đến với tôi khá tình cờ. Mấy tháng trước, tôi tình cờ xem được các video làm mô hình tí hon có đầy đủ con người, cây cối của người Nhật nên cũng mày mò làm thử, rồi từ từ không biết mình mê từ lúc nào”, chàng thợ hồ chia sẻ.
Video đang HOT
Để tiết kiệm chi phí, chàng thợ hồ tận dụng đũa tre, móc phơi quần áo, xơ dừa… Ngoài ra, anh cũng tự bỏ tiền mua sơn nước, keo dán, tấm phim nhựa… để phục vụ cho đam mê. Theo Dặm tính toán, mỗi cây cảnh làm ra chi phí gần 100.000 đồng.
Nhấn để phóng to ảnh
Chiếc lá dừa được Dặm cắt từ tấm phim nhựa mỏng, cố định phần gân lá bằng kẽm dây điện. “Hồi trước mới bắt tay vào làm chưa quen tay, thiếu kiến thức nên cây làm ra khá yếu và không đẹp mắt”, chàng thợ hồ nói.
Phần thân cây được làm từ đũa tre, những cây có dáng cong thì dùng đoạn kẽm cắt ra từ móc phơi đồ để tạo sự chắc chắn, lớp ngoài cùng quấn bẹ chuối khô để tạo được màu sắc đúng thực tế nhất cho cây dừa. Để tạo nên cây dừa cần trải qua 4 công đoạn, đầu tiên Dặm phải đi tìm các cây dừa thật để quan sát đặc trưng của nó, tiếp đến là tìm các vật liệu cần thiết, chế tạo các phần thân và lá, trái và cuối cùng lắp ráp, sơn vẽ để tạo nên một cây dừa hoàn chỉnh.
Hiện tại, Dặm đang ở nhờ tại nhà xưởng ở quận 12, nơi đây cũng trở thành “vườn cây” của anh. Trải qua nhiều tháng, Dặm đã làm ra gần 20 cây chủ yếu là dừa, chuối, đu đủ…
Một trong những cây dừa Dặm mất nhiều thời gian nhất để chế tác.
“Ngày xưa ở quê, nhà tôi trồng nhiều cây cối nhưng sau mỗi lần sửa nhà hay mở đường thì số lượng cây lại mất đi rất nhiều. Vì thế, những cây cảnh tôi thiết kế ra hầu hết đều giống với vườn cây đã gắn bó với tuổi thơ của mình”, Dặm tâm sự.
Dù chỉ làm để thỏa niềm đam mê và ký ức tuổi thơ, nhưng trong đợt dịch vừa rồi, Dặm không có việc làm nên anh phải rao bán một số cây để lấy tiền trả phòng trọ và ăn uống hàng ngày.
Theo anh Dặm, để làm ra một cây cảnh giống với cây thật thì cần phải tìm đúng vật liệu phù hợp. Cây đu đủ được Dặm làm mất hơn một tuần, phần thân cây và trái làm từ đất sét, phần lá làm từ tấm phim nhựa.
Sắp tới, khi trở lại công việc phụ hồ, Dặm vẫn dành thời gian buổi tối để tiếp tục nghiên cứu, chế tác ra nhiều loại cây hơn. Chàng thợ hồ chỉ mong muốn được mọi người công nhận và được đánh giá đúng về môn nghệ thuật anh đang theo đuổi.
Số ca F0 tăng, TP Hồ Chí Minh khẩn trương bổ sung thêm nhiều trạm y tế lưu động
Số ca F0 tăng, TP Hồ Chí Minh khẩn trương bổ sung thêm nhiều trạm y tế lưu động
Ngày 9/11, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có văn bản khẩn gửi đến 4 quận, huyện có số ca mắc COVID-19 tăng cần khẩn trương bổ sung các trạm y tế lưu động chăm sóc F0 cách ly tại nhà.
Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, qua báo cáo tình hình số ca mắc mới của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh và Trung tâm y tế các quận, huyện, hiện số lượng F0 có huynh hướng tăng; đặc biệt, tại các quận, huyện như: Quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh và thành phố Thủ Đức có số ca mắc mới cao.
TP Hồ Chí Minh mở thêm các trạm y tế lưu động, phấn đấu mỗi trạm chăm sóc tốt nhất từ 50 - 100 trường hợp F0 tại nhà.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã quyết định bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu động do các bệnh viện thành phố và bệnh viện quận, huyện đảm trách. Cụ thể, Quận 12 thành lập thêm 20 trạm, huyện Bình Chánh thêm 8 trạm, huyện Hóc Môn thêm 4 trạm và quận Bình Tân thêm 1 trạm.
Lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện khẩn trương bố trí địa điểm cho các trạm y tế lưu động đi vào hoạt động ngay trong ngày 9/11; đồng thời các địa phương cần tăng cường kiểm tra công tác khám, theo dõi, cấp cứu, phát thuốc cho các trường hợp F0 đang cách ly tại nhà và cách ly tập trung theo đúng quy định.
Ngoài ra, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện tăng cường chỉ đạo Trung tâm y tế và các Trạm y tế chủ động nắm bắt các hộ gia đình F0 có người thuộc nhóm nguy cơ cao, chưa được tiêm vaccine cùng chung sống để theo dõi sát tình trạng sức khỏe và triển khai tiêm chủng ngay cho người dân chưa được tiêm.
Trước đó, tại cuộc họp thông tin về dịch bệnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho rằng, việc duy trì Trạm y tế lưu động hiện vẫn rất cần thiết. Tại các địa phương có số lượng ca F0 cao, Sở Y tế tiếp tục duy trì, huy động và mở thêm các trạm y tế lưu động, phấn đấu mỗi trạm chăm sóc tốt nhất từ 50 - 100 trường hợp F0 tại nhà.
Trước vấn đề duy trì hoạt động của các trạm y tế lưu động sau khi lực lượng Quân y rút quân, ông Nguyễn Hoài Nam thông tin, ngành y tế Thành phố đã có phương án giao lại cho các địa phương triển khai tùy tình hình thực tế. Các trạm y tế lưu động sẽ được giao cho các bệnh viện trên địa bàn, bao gồm các bệnh viện công lập, bệnh viện ngoài công lập cũng như huy động các thầy thuốc ở các phòng mạch, phòng khám tư nhân tham gia các trạm y tế lưu động để đảm bảo đáp ứng nhu cầu khi cần thiết.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên: Hóc Môn phải hạn chế tối đa tử vong do dịch Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên chỉ đạo huyện Hóc Môn tập trung ngăn chặn nguồn lây và khi có ca nhiễm COVID-19 phải điều trị, hạn chế tối đa tử vong, hạn chế thấp nhất số ca chuyển nặng. Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên làm việc tại huyện Hóc Môn - Ảnh: WEB THÀNH ỦY Theo Trang tin...