Chàng Sơn bao giờ qua cơn đói nước?
Gần chục năm nay, báo đài đã đưa tin, nhiều đoàn kiểm tra, khảo sát hứa hẹn về những dự án mang nước sạch về người dân Chàng Sơn vẫn sống trong cảnh: Miếng cơm thì no, hớp nước lại đói.
Đường làng lầy lội sau cơn mưa rào đầu tháng 6 không làm cho phiên chợ nước buổi chiều ở xã Chàng Sơn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội kém phần náo nhiệt. Vào mùa mưa lớn người dân ở đây vẫn sống trong cảnh thiếu nước trầm trọng. Gần chục năm nay, báo đài đã đưa tin, nhiều đoàn kiểm tra, khảo sát hứa hẹn về những dự án mang nước sạch về người dân Chàng Sơn vẫn sống trong cảnh: Miếng cơm thì no, hớp nước lại đói.
Vay gạo thì dễ vay nước thì khó
“Xã Chàng Sơn không rộng nhưng có tới hơn 2.000 hộ dân với trên 9.000 nhân khẩu. Đây cũng là làng nghề mộc lâu năm nên có thêm hàng trăm người đến làm thuê, học việc. Đất đã chật, người lại đông nên nguồn nước ngày càng khan hiếm” vừa tiếp khách ở xa về thăm chợ nước anh Nguyễn Kim Toàn (Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Chàng Sơn – phụ trách khối văn hóa xã hội) phân trần.
Vài năm trước đây với người dân Chàng Sơn, những cơn mưa rào đầu hè là “cứu cánh” cho họ trong một vài ngày. Bởi mưa xuống sẽ không có cảnh phải lục đục dậy sớm hoặc về chiều xếp hàng mua nước mà có thể lấy nước ở giếng công cộng của làng.
Tuy nhiên, ngày càng ít người sử dụng nước mưa vì “nước mưa ô nhiễm, dùng tắm giặt thì viêm da, ăn vào đau bụng do nước sơn từ những nhà làm nghề mộc thải ra nhiều quá “ anh Phí Đình Minh (Xóm Mã Lão – Thôn 6) cho biết.
Đi dọc một vòng quanh làng dễ gặp những giếng khơi sâu hơn chục mét đều cạn trơ đáy, cỏ mọc um tùm. Người dân nhìn thấy máy quay, máy ảnh của phóng vien cũng chỉ chép miệng: “Nhiều đoàn về đây quay phim, viết bài phản ánh lắm rồi mà vẫn không thấy động tĩnh gì”. Theo hướng chỉ đường của người làng thì hệ thống ao hồ, đầm lầy ở đây cũng ngày càng bị thu hẹp thành nơi chứa nước thải.
Nhiều gia đình như nhà anh Toàn phó chủ tịch cách đây mười năm chỉ cần đào giếng sâu gần chục mét là có nước nhưng vài năm trở lại đây mạch nước ngầm dưới đất cạn kiệt, dân ngày càng nhiều lên khiến nhu cầu cũng tăng cao. Một số gia đình bỏ ra hơn hai mươi triệu đồng đào giếng sâu tới hơn hai chục mét vẫn không có nước sinh hoạt.
Video đang HOT
Nước trong chỉ dùng để ăn uống với việc tắm hay giặt quần áo nhiều gia đình phải sử dụng nước đục trong những xô, chậu rất nhỏ.
Bà Nguyễn Thị Thảo (thôn 7, Chàng Sơn) tâm sự: “Trước kia giếng khơi có nước nhưng gần chục năm trở lại đây đều trở nên cạn kiệt, nếu có chỉ là nước đục, nước bẩn không dùng được”. Đời sống kinh tế Chàng Sơn khá giả hơn song những ngôi nhà cao tầng với công trình phụ cùng nhiều công trình được xây dựng trong xã ít khi sử dụng vì không có nước. Người dân ở đây vẫn thường đùa trong tiếng thở dài: “Vay gạo thì dễ chứ vay nước thì khó lắm!”
Đứng trước tình trạng thiếu nước, nhiều hộ gia đình tại xã Chàng Sơn buộc phải thực hiện chính sách “tiết kiệm nước triệt để”. Anh Vũ Văn Liệu (chủ một cửa hàng ăn) cho biết: “Nhà tôi bán hàng nên mỗi ngày phải mua một xe nhưng có nhà năm, bẩy người nhưng mỗi ngày chỉ dám dùng hai thùng nước thôi. Nước mua chỉ để ăn, uống… còn tắm, giặt thì chịu khó dùng nước đục. Nhà ai cũng phải “tái sử dụng” nước nhiều lần. Nước vo gạo dùng để rửa rau, rồi rửa chân tay. Thậm chí, có những gia đình có máy giặt nhưng không dám dùng vì sợ tốn nước”.
Khá lên nhờ nghề buôn nước
Vì nước không vay được người dân phải đi mua nên chợ nước Chàng Sơn lập ra từ đó. Đã nhiều năm nay, người dân nơi đây quen với cái nhộn nhịp của “chợ” nước vào mỗi buổi sáng sớm, chiều tối và “nghề buôn nước” cũng không là khái niệm xa lạ. Gọi là chợ nhưng không có một địa điểm cố định chỉ là những hộ gia đình may mắn khi khoan giếng có được nguồn nước thừa dùng để mang bán. Trong xã có khoảng gần chục hộ có nước để bơm lên lọc và bán cho người dân trong làng.
Khấm khá từ buôn nước.
Đến thăm Chàng Sơn vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối sẽ gặp cảnh hàng chục xe kéo tay với hai thùng nước 150 lít và máy bơm nước buộc bên hông xe đi đến từng nhà trong làng. “Mỗi xe nước như thế bán được từ 20 đến 25 nghìn đồng, trừ tiền điện cho máy bơm, tiền sửa xe, sửa máy cũng thu được lãi. Vì thiếu nước phải mua nên người dân tiết kiệm lắm, một bình 150 lít nước như thế này có khi cả nhà bốn năm người dùng đến ba ngày. Tôi đi bán nước cũng được gần sáu năm rồi thấy bán ngày càng được nhiều hơn chứng tỏ nguồn nước đã cạn lắm rồi”, chị Nguyễn Thị Khước chuyên “buôn nước” chia sẻ.
Trời vừa mưa to nhưng đường làng vẫn đông nghịt người ngoài những xe đẩy có người thồ hai thùng nước lớn bằng xe đạp, có người gánh thùng họ may mắn hơn vì có thể xin được của nhà anh em, họ hàng. Đợt nắng nóng cao điểm ở Hà Nội vừa rồi không cần đến phiên chợ nước mới tấp nập mà cả ngày đâu đâu cũng thấy những xe đẩy nước. Biết Chàng Sơn đã vào mùa “khát nước” nhiều xe tải nhỏ từ các xã khác cũng chở nước đến bán với giá 200 nghìn đồng cho 4 khối.
Mỗi bình nước 150 lít được bán với giá 10 nghìn đồng nên người dân sử dụng rất tiết kiệm
Khi được hỏi “Liệu nước bán ra có đảm bảo vệ sinh?” anh Toàn phó chủ tịch xã không giấu được vẻ nghi ngại: “Tôi cũng không dám khẳng định nguồn nước sạch hay không vì xã chưa có điều kiện xét nghiệm mẫu nước. Chỉ thấy nước trong nhưng cũng không rõ có đảm bảo vệ sinh hay lẫn chất có hại nào không”. Nhiều người dân trong xã có ngao ngán khi nói về nhiều người bị mắc bệnh ung thư, viêm da… nhưng cũng không dám chắc là do nguồn nước mà nếu có đúng như vậy cũng không có sự lựa chọn nào khác vì quá hiếm nước.
Tính trung bình, mỗi tháng một hộ dân ở Chàng Sơn mất khoảng từ 500 đến 700 nghìn đồng tiền nước. Đối với những gia đình khá giả đã là khoản tiền không nhỏ với những gia đình khó khăn lại càng là vấn đề lớn. Những gia đình may mắn có được giếng nhiều nước như có vàng trong nhà, vừa không phải chi trả tiền mua nước với mức giá đắt vừa có khoản thu phụ bên cạnh nghề nông hay nghề mộc truyền thống.
Bao giờ nước sạch về?
Thực trạng thiếu nước sạch ở Chàng Sơn diễn ra chục năm nay hỏi đường đến đây từ đầu huyện nhiều người còn đùa vui rằng “nước ở Chàng Sơn đắt nhất Việt Nam”. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dự án cấp nước sạch nào được thực hiện để hỗ trợ người dân, người dân vẫn phải tự xoay xở để có nước sinh hoạt. Người dân gặp phóng viên ai cũng không quên dặn dò: “Nhớ viết bài đăng báo để chúng tôi có nước sạch dùng nhé, ở đây khó khăn lắm”. Cũng không ít người tỏ vẻ bất mãn: “Viết làm gì, nhiều báo viết lắm rồi cũng có thấy nước đâu?”
Nói về dự án cấp nước sạch, anh Toàn phó chủ tịch tỏ vẻ buồn bã: “Biết dân khổ, chúng tôi đã phối hợp với các báo đài tạo điều kiện để tình trạng trên được các cấp lãnh đạo biết đến. Chúng tôi cũng có kiến nghị với cấp trên giúp địa phương triển khai dự án nước sạch.
Hai năm trước đã có những đoàn khảo sát của vài chương trình như “Nước sạch Đồng Bằng Sông Hồng”, “Nước sạch Nông thôn” về xã khảo sát. Tuy nhiên đến nay những dự án này vẫn chưa được thực hiện. Bản thân lãnh đạo địa phương chúng tôi không đủ kinh phí và điều kiện để thực hiện những dự án lớn cho dân. Chỉ mong sự quan tâm của huyện và thành phố”
Trong khi ngồi mong chờ những dự án nước sạch kia được thực thi thì người dân Chàng Sơn đang phải từng ngày, từng giờ tiết kiệm từng gáo nước thậm sử dụng nguồn nước bẩn với nhiều bệnh tật tiềm ẩn: Bệnh ngoài da, bệnh đường ruột… mỗi khi mất điện người bán không bơm được nước lên.
Không chỉ sinh hoạt kham khổ, nhiều xưởng sản xuất ở đây cũng hoạt động cầm chừng vì không có nước, sự phát triển kinh tế của địa phương cũng không thể đẩy mạnh nhất là đối với Chàng Sơn – một làng nghề mộc khá nổi tiếng. “Bao giờ có nước sạch?” là câu hỏi luôn đau đáu trong lòng những ai đã từng đến thăm chợ nước Chàng Sơn.
Theo vietbao
Thứ trưởng Tô Lâm tiếp Đại sứ Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Chiều 5-6, tại Hà Nội, Trung tướng Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có buổi tiếp ngài Antony Stokes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam.
Thứ trưởng Tô Lâm và ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Antony Stokes
Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Tô Lâm chào mừng ngài Antony Stokes, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đã đến thăm, làm việc với Bộ Công an Việt Nam. Thứ trưởng bày tỏ niềm vui mừng khi thời gian qua quan hệ hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa hai quốc gia nói chung và giữa Bộ Công an Việt Nam với các cơ quan thực thi pháp luật của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland nói riêng, đang ngày càng được củng cố, thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Antony Stokes cũng khẳng định, với cương vị của mình, ngài sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa hai nước nói chung, giữa Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland với Bộ Công an Việt Nam nói riêng.
Hai bên cùng thống nhất, thời gian tới, sẽ nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng... Việc tăng cường đối thoại, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các bên sẽ góp phần hiệu quả thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các nước nói chung và lực lượng công an, an ninh của các quốc gia nói riêng.
Theo ANTD
Không thể lấy kỷ luật Đảng thay thế xử lý bằng pháp luật Trong phần giải trình việc giữ nguyên quy định về Đảng trong Điều 4 của Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992, ông Phan Trung Lý cho biết, không thể lấy việc xử lý sai phạm bằng hình thức kỷ luật của Đảng để thay thế cho việc xử lý bằng pháp luật... Liên quan đến khoản 3, Điều 4 trong Dự thảo...