Chàng sinh viên khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ
Đôi mắt mù bẩm sinh, từ nhỏ Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng những người anh mù của mình để kiếm sống. Ít ai biết, chàng trai đó hiện là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM.
Lê Minh Tâm sinh năm 1990, ở ấp Trường Phước, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh trong một gia đình có 11 người con. Trên Tâm, 4 người anh cũng bị mù, gia đình lại nghèo nên cuộc đời gắn liền với tấm vé số để mưu sinh.
Tâm may mắn hơn các anh khi năm lên 10 tuổi, tại địa phương mở Trung tâm học tập dành cho người khiếm thị nên em có cơ hội đến trường. Lên cấp 2, Tâm bắt đầu cuộc sống xa nhà khi chuyển lên TPHCM theo học tại Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Q.10, TPHCM). Năm lên lớp 10 là một bước thay đổi lớn đối với Tâm khi em bước vào học hòa nhập với các bạn sáng mắt tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5).
Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng anh trai.
Việc học của Tâm khó khăn từ những những dòng chữ đầu tiên, hay khi muốn diễn tả về màu sắc, hình dáng vì phải tìm đủ cách để thể hiện. Nhưng ngay từ những ngày đầu đến trường, Tâm đã bộc lộ mình có khả năng học tập đặc biệt. Tâm học giỏi môn Toán, đam mê với môn Văn và kết quả học tập – kể cả khi học hòa nhập – Tâm luôn là một trong những học sinh dẫn đầu lớp.
Ngoài ra, để khẳng định mình tuy không thấy đường nhưng vẫn có thể học tập, sinh hoạt như bao người, Tâm tham gia rất nhiều hoạt động ở trường lớp. Trong những năm học phổ thông, Tâm được Quận đoàn 10 và Thành đoàn TPHCM trao tặng huy chương Thanh niên ưu tú làm theo lời Bác. Năm lớp 12, Tâm đạt giải nhì học sinh giỏi môn Văn cấp thành phố.
Video đang HOT
Bao nhiêu năm cắp sách đến trường cũng là từng đó quãng thời gian Lê Minh Tâm cùng vợ chồng anh hai (người anh cũng bị mù) đi bán vé số vào những ngày cuối tuần. Không chỉ bán ở TPHCM, Tâm còn đi bán ở nhiều tỉnh lân cận như Long An, Đồng Nai… để có tiền ăn học.
Tâm kể, có những lúc cuộc sống quá áp lực, lại nghe nhiều người nói “mù học hay không cũng vậy”, em cũng đã rơi vào khủng hoảng và nghĩ đến việc bỏ học đi làm. Nhưng khi về thăm bố mẹ, Tâm nhận ra rằng mình là một người mù là hy vọng của cả gia đình. Điều đó lại thôi thúc Tâm không được bỏ cuộc.
Sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, Tâm “chạm” được ngay đến ước mơ trở thành ông giáo khi thi đỗ khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Đôi lúc Tâm cũng chưa dám tin là sự thật, còn bố mẹ Tâm số phận gắn liền với cái nghèo, cái khổ thì đây chẳng khác nào là một trang mới trong cuộc đời của họ.
Tuy nhiên, quãng đường 4 năm đại học trước mắt của Tâm còn rất nhiều chông chênh. Học hết phổ thông, Tâm không được còn được sống tại trường Nguyễn Đình Chiểu mà phải ra ngoài thuê trọ. Và cũng như tất cả mọi sinh viên xa nhà, cậu phải đối diện với cuộc sống đắt đỏ ở thành phố. Chưa kể, Tâm phải thuê một mình một phòng vì với hoàn cảnh như Tâm rất khó tìm người ở chung. Bố mẹ Tâm ở quê đã lớn tuổi, việc kiếm đồng tiền để nuôi con ăn học ngày càng hạn chế.
Cuộc sống luôn đối mặt với những khó khăn nhưng Lê Minh Tâm vẫn luôn lạc quan.
Dù không dám nói trước mình có thể vượt qua những năm đại học hay không nhưng Tâm luôn lạc quan. Mới đây, Tâm được được nhận vào dạy đàn cho học sinh khiếm thị tại ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu nơi cậu đã gắn bó từ lâu.
Cuối tuần, sau những giờ học và sinh hoạt ở trường, Tâm lại ôm cây đàn đi hát rong khắp mọi ngõ ngách tiếp tục tích cóp cho mình những đồng tiền để “nuôi” ước mơ thành ông giáo của mình. Trên những nẻo đường đó, có thể rất nhiều quay lưng lại hay có người thương tình mua giúp Tâm những tấm vé số nhưng có lẽ ít ai biết người mù đó là một sinh viên đại học.
Hoài Nam
Theo dân trí
Vừa học vừa bán vé số nuôi mẹ bệnh tật
Trương Thế An mất cha khi còn nhỏ, sống cùng mẹ bị bệnh tâm thần trong căn nhà nhỏ vài chục m2 ở số 17Q/3, tổ 3, khu vực 3, P.An Khánh (Ninh Kiều, Cần Thơ). Hằng ngày, An vừa đi học ở Trường ĐH Võ Trường Toản (tỉnh Hậu Giang), vừa bán vé số dạo nuôi mẹ.
Sinh năm 1992, từ nhỏ An đã phải bán vé số dạo cùng mẹ để kiếm sống. Cuối năm 2010, mẹ của An đột nhiên phát bệnh tâm thần, lại bị tai biến. Cuộc sống của An càng nặng nề hơn, vừa đi học vừa đi bán vé số dạo; còn phải chăm sóc mẹ từ cơm nước đến vệ sinh, giặt giũ.
Mẹ của An, bà Trương Ngọc Cẩm, 61 tuổi lúc tỉnh táo nghẹn ngào nói: "Thấy con quá cực khổ, vất vả mà chảy nước mắt, khổ nỗi tôi không còn làm gì được".
Trương Thế An và mẹ. (Ảnh: Tùng Huyên)
Với dáng người gầy yếu, da xanh xao, nụ cười thật hiền, An cho biết: Mỗi ngày đi bán vé số cố gắng kiếm từ 50.000 đồng trở lên, mới đủ chi tiêu dè sẻn. Ngày nào An cũng phải lội khắp ngõ ngách thành phố để bán vé số.
Kỳ thi đại học năm 2012- 2013, An đỗ Trường ĐH Võ Trường Toản, Ngành Quản trị dịch vụ Du lịch - Lữ hành và Trường ĐH An Giang, Khoa Công nghệ Kỹ thuật Môi Trường. Nhưng thấy Trường ĐH Võ Trường Toản học phí cao, An chọn Trường ĐH An Giang vì học phí thấp hơn.
Tính toán của mẹ con An, cho mướn căn nhà nhỏ ở Cần Thơ, lấy tiền lên An Giang mướn nhà ở. Thế là An đưa mẹ lên An Giang. Khổ nỗi, mướn nhà trọ không được vì người ta thấy mẹ An bệnh liệt. Cuối cùng, An xin cho mẹ vào Trung tâm Nuôi dưỡng Người già, còn An ở ký túc xá.
Việc ăn ở và học hành tạm ổn nhưng lại không thể chăm sóc mẹ. An lại phải đưa mẹ về Cần Thơ và xin vào Trường ĐH Võ Trường Toản. Hiện nay, Trường ĐH Võ Trường Toản chấp thuận cho An học ngành kế toán, khóa 5.
Buổi tối, An đi bán vé số đến gần nửa đêm, ngày nào học một buổi, một buổi An cũng đi bán vé số. An mới hai mươi mà tóc đã có nhiều sợi bạc nên hớt ngắn để "cho dễ coi" như An nói, nhưng trông An thật khắc khổ.
Mong các nhà hảo tâm giúp đỡ chàng sinh viên hiếu thảo trên hành trình tìm kiếm tương lai tốt đẹp.
Theo Tùng Huyên
Tiền Phong
"Trang điểm" xe, kiếm tiền triệu mỗi ngày Không biết nghề này xuất hiện từ bao giờ, nhưng có thời điểm đây là một nghề kiếm sống khá "ổn" của nhiều người. Chỉ với ít dụng cụ đơn giản, cộng với sự tỉ mẩn trong công việc, nhiều người đã "ăn nên, làm ra" với công việc không mất vốn, bốn lãi này. Nghề "một vốn, bốn lời" So với những...