Chàng sinh viên FPT ngày ngày đứng chốt kiểm dịch, vác đồ tiếp tế giúp dân: “Chỉ cần mọi người an toàn, 30, mùng 1 Tết em vẫn sẽ trực”
Từ khi tổ 11 Thị trấn Đông Anh (Đông Anh, Hà Nội) bị phong toả do liên quan đến ca bệnh Covid-19, Tạ Trung Hiếu và một số người bạn đã tình nguyện đứng ở chốt kiểm dịch, vác đồ tiếp tế cho người dân ở khu cách ly.
“Bố mẹ bảo em lo chuyện bao đồng ít thôi”
Trong những ca mắc Covid-19 tại TP Hà Nội, có 1 benh nhan nam, 40 tuoi, co đia chi thuong tru tai quan Nam Tu Liem, co tien su tiep xuc voi BN1584 va 1 benh nhan nam, N.Đ.P. (nam, sinh năm 1987) ở trọ tại tổ 11, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh).
Ngay sau khi phát hiện ca nhiễm SARS-CoV-2 tại tổ 11, thị trấn Đông Anh, cơ quan chức năng lập tức đã lập chốt kiểm soát cũng như thực hiện các biện pháp khoanh vùng, truy vết các F.
Nơi trọ của bệnh nhân P. ở tổ 11 ngay lập tức đã được lực lượng chức năng tiến hành phong tỏa để thực hiện hàng loạt các biện pháp khống chế dịch bệnh. Thời điểm đó, trong khi nhiều người dân vẫn đang bất ngờ vì xóm làng bị phong toả thì em Tạ Trung Hiếu (tổ 11, Thị Trấn Đông Anh, hiện đang là sinh viên trường Cao đẳng thực hành FPT) đã tình nguyện đứng canh gác cùng lực lượng chức năng tại chốt kiểm dịch dẫn vào tổ 11.
” Em ở chốt kiểm dịch này từ ngày 30/1, sau khi nghe tin một người trọ trong tổ mắc Covid-19. Nhiệm vụ chính của chúng em là vận chuyển hàng hoá giúp người từ bên ngoài mang vào khu bên trong để người nhà nhận, cũng như ghi chép sổ sách, hỗ trợ cho công an và các chiến sĩ biên phòng”, Hiếu chia sẻ.
Hiếu tham gia trực tại chốt kiểm dịch ngay trong tối 30/1 khi tổ 11 Thị trấn Đông Anh bắt đầu bị phong toả
Video đang HOT
Công việc chính của Hiếu là giúp người dân vận chuyển đồ tiếp tế vào khu cách ly
Chiếc xe máy chở đồ tiếp tế luôn được sát khuẩn an toàn
Gầnmột tuần nay, Hiếu và một số thanh niên tình nguyện đã giúp hàng trăm người dân trong tổ có đầy đủ thức ăn, đồ dùng để sinh hoạt trong khu cách ly. Nói về quyết định tham gia tình nguyện vác đồ tiếp tế giúp người dân, chàng sinh viên sinh năm 2000 cho rằng, đây hoàn toàn xuất phát từ lòng tự nguyện bản thân. Hiếu mong sao tất cả người dân trong tổ đều được đảm bảo an toàn.
“Theo ca trực được phân chia, chúng em bắt đầu làm việc từ 7h sáng đến 8h tối. Nhiều bạn tình nguyện có thể trực muộn hơn một chút so với ca trực. Còn bản thân em gần 1 tuần nay, chưa bao giờ em ngủ đủ giấc cả.
Em xác định đã làm tình nguyện thì bản thân phải hết mình. Những ngày đầu, vì mới bị cách ly nên nhu cầu của người dân trong tổ cao nên chúng em phải làm việc nhiều hơn, có ngày gần xuyên đêm. Trung bình gần một tuần nay, mỗi ngày em chỉ ngủ 3,4 tiếng thôi”, Hiếu nói.
Dù làm việc tốt giúp mọi người nhưng ban đầu, gia đình Hiếu không đồng ý. Sau này, thấy con vất vả, giúp đỡ được nhiều người nên bố mẹ Hiếu cũng an tâm phần nào. “Khi nghe tin gia đình em cùng người dân trong tổ bị cách ly, em đã nhanh chóng đưa ra quyết định. Bố mẹ em ở trong khu cách ly, cũng có nói ‘Mày lo chuyện bao đồng ít thôi’ nhưng sau một thời gian quen với việc em đi tình nguyện nên mọi người cũng hiểu và động viên em”.
“Chỉ cần mọi người an toàn, 30, mùng 1 Tết em vẫn trực”
Khi được hỏi về công việc đứng gác tại chốt kiểm dịch khác hoàn toàn so với khi làm sinh viên tình nguyện ở trường vì chỉ cần chủ quan, sơ suất là bản thân có thể nhiễm bệnh, Hiếu cho biết, bản thân đã xác định tư tưởng không sợ dịch Covid-19.
“Công việc của em cũng chỉ dùng sức, việc khuân vác đồ nặng có thể mệt hơn một chút thôi nhưng có trại ở đây nên mình có thể nghỉ ngơi và nạp lại năng lượng. Chúng em luôn được cơ quan chắc năng hướng dẫn cho cách khử khuẩn làm sao để an toàn cho bản thân và người dân nên em không sợ. Mà bản thân em cũng ở trong khu có dịch rồi, em chỉ cần mọi người an toàn là được”, Hiếu kể.
Nhiều người dân trong tổ 11 đã bắt đầu chuẩn bị đón Tết
Hiếu mong muốn sẽ trực hết cả mùng 1 Tết để giúp đỡ người dân
Thậm chí, chàng thanh niên tình nguyện này còn mong muốn trực đến hết mùng 1 Tết để đảm bảo an toàn cho người dân trong tổ.
“Sắp đến Tết rồi, nhà em cũng như mọi người trong khu vực bị cách ly sẽ không đi chúc Tết nhau được. Bản thân em cũng không được về nhà rồi, đón Tết qua zalo cũng khá buồn. Thế nhưng, vì sự an toàn và đáp ứng nhu cầu của bà con, đêm 30 Tết em vẫn sẽ trực ngoài chốt, kể cả đi trực mùng 1 cũng được, em vẫn sẵn sàng”, Hiếu nói tiếp.
Ca Covid-19 siêu lây nhiễm ở Hà Nội, lây cho 12 người
Trường hợp mắc Covid-19 tại Hà Nội đã lây nhiễm cho 8 trường hợp F1 và 4 trường hợp F2, là ca siêu lây nhiễm cả nước.
Bệnh nhân 1694, 40 tuổi ở Nam Từ Liêm, Hà Nội là trường hợp siêu lây nhiễm của cả nước. Bệnh nhân làm việc tại nhà máy Z153, Cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng, đóng tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trước đó, vào ngày 16/1, bệnh nhân 1694 về quê ở Kinh Môn, Hải Dương dự đám cưới, tiếp xúc với bệnh nhân 1584. Từ ngày 18/1, bệnh nhân có biểu hiện ho, ngạt mũi, đau đầu song vẫn đi làm bình thường.
Đến ngày 29/1, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm, khẳng định mắc Covid-19 và chính thức được Bộ Y tế công bố là ca bệnh 1694 trong bản tin chiều 30/1.
Cùng ngày, Bộ Y tế công bố ca bệnh 1695, 34 tuổi, trú tại Đông Anh, Hà Nội, cùng làm tại nhà máy Z153 và là F1 của bệnh nhân 1694 cũng có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Cơ quan chức năng dựng Barie trước nhà bệnh nhân 1694. Ảnh: Đoàn Bổng
Ngày 31/1, 7 trường hợp F1 khác, trong đó có 2 đồng nghiệp tại nhà máy Z153 (bệnh nhân 1724, 1725) và 5 thành viên trong gia đình bệnh nhân 1694, gồm: bố, mẹ, vợ, em vợ và con trai lớn học lớp 3 có kết quả mắc Covid-19 (ca bệnh từ 1719-1723). Riêng cậu con trai nhỏ, 5 tuổi có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1.
Ngày 1/2, nhân viên cắt tóc gội đầu, tiếp xúc với bệnh nhân 1723 được xác định mắc Covid-19. Đây là F2 đầu tiên của bệnh nhân 1694 có kết quả dương tính.
Ngay ngày hôm sau, 3 trường hợp F2 khác, gồm bố, mẹ của bệnh nhân 1725 tại Mê Linh (bệnh nhân 1823, 1824) và 1 trường hợp là công nhân cùng phân xưởng (bệnh nhân 1826), ăn cơm chung với bệnh nhân 1724 cũng có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy chỉ trong 3 ngày, cơ quan chức năng đã truy vết được 12 trường hợp mắc Covid-19 lây từ bệnh nhân 1694.
Việt Nam đã có kết quả giải trình tự gene các ca mắc Covid-19 tại Hải Dương, kết quả cho thấy đây là biến chủng mới của SARS-CoV-2 mới được phát hiện tại Anh.
Chủng virus mới có khả năng bám dính tế bào trên cơ thể người mạnh hơn, tăng khả năng lây nhiễm thêm 70% so với chủng cũ và chu kỳ lây nhiễm rút ngắn chỉ còn 2-3 ngày thay vì 5-6 ngày như trước kia.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chủng virus mới khiến bệnh khởi phát nhanh hơn. Trước đây bệnh nhân ủ bệnh 5-7 ngày nhưng hiện tại, ngày thứ 2 virus đã xuất hiện ở vùng hầu họng và nhân lên nhanh chóng, đào thải mầm bệnh rất cao. Chỉ trong vài ngày, virus đã lây nhiễm đến chu kỳ thứ 4.
Bộ trưởng cũng đặc biệt nhấn mạnh, chủng virus mới lây nhanh do lây theo đường không khí, khác với trước kia lây người này qua người khác. Tại Hải Dương từng phát hiện 10/11 người trên xe đưa dâu từ Nam Sách lên Hà Nội mắc Covid-19.
Theo đánh giá, hệ số lây nhiễm chủng virus cũ chỉ là 4-5, tức 1 người lây cho 4-5 người thì nay 1 lây cho 10.
"Kỷ lục" ca siêu lây nhiễm trước đây thuộc về bệnh nhân 34 ở Bình Thuận, lây trực tiếp và liên quan đến 11 ca mắc Covid-19.
Hà Nội: Bệnh nhân thứ 10, 11 tại Đông Anh và Mê Linh đều là đồng nghiệp của BN 1.694 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca dương tính mới với SARS-CoV-2 tại tại Đông Anh và Mê Linh. Hai trường hợp này đều là công nhân nhà máy Z153, đồng nghiệp BN 1.694. Như vậy, tính đến 15h ngày 31/1, Hà Nội có 11 ca COVID-19 kể từ khi xuất hiện ổ dịch tại thành...