Chàng sinh viên 2 năm chưa về nhà
Đã qua 2 cái Tết – Nguyễn Văn Dựng – sinh viên Trường ĐH Nội vụ chưa về nhà. Nhà nghèo nên Dựng phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình…
Sinh năm 1992, Dựng hiện đang là sinh viên khoa Hành chính học (Trường ĐH Nội vụ). Sinh trưởng trong gia đình thuần nông tại xã Giao Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Nhà có 3 anh em trai đều đang học tại Hà Nội, kinh tế gia đình khó khăn nên Dựng cách vừa học vừa làm để phụ giúp gia đình.
Từ chạy bàn, rửa xe, bán quần áo đến bảo vệ…
Ngay từ những ngày đầu xuống Hà Nội học, Dựng đã tự mình mầy mò đi tìm việc làm thêm. Từ việc làm phục vụ trong các quán bia ven vỉa hè, đến phục vụ trong các quán karaoke, bán quần áo và rửa xe taxi…
Với những công việc đó, mỗi tháng thu nhập trung bình của Dựng xấp xỉ từ hơn 1-2 triệu đồng. Sau khi chi trả các sinh hoạt phí, mỗi tháng Dựng còn tiết kiệm đựoc gần 500.000 đồng. Và mỗi năm chàng sinh viên này có thể gửi về nhà 4-5 triệu đồng phụ giúp bố mẹ.
Thời gian đầu, Dựng gặp khá nhiều khó khăn trong công việc. Khi còn làm phục vụ, có những lúc chàng sinh viên này bị buộc phải tự tay mang hàng cho những kẻ chơi thuốc, đập đá. Tuy nhiên, không thể chấp nhận công việc đó, Dựng đã bỏ chỗ làm và tìm cho mình công việc khác. Đến nay, Dựng đang làm bảo vệ tại một ngân hàng.
Sinh viên Nguyễn Văn Dựng
Video đang HOT
Đã 2 cái tết trôi qua nhưng Dựng vẫn chưa từng về nhà. Dựng ưu tư:”Nhìn các bạn trong xóm trọ lần lượt chuẩn bị hành lý về quê ăn tết cùng gia đình, mình cũng cảm thấy tủi thân. Nhưng mỗi lần về nhà mất đến 1.200.000 đồng, mà mình cũng chỉ về được mấy ngày phải lên đi làm ngay, nếu không người ta cho nghỉ việc. Vì vậy mình quyết định ỏ lại cho đỡ tốn kém và kiếm thêm được chút nào hay chút đó…”.
Nghị lực vươn lên
Thời gian làm việc của Dựng kéo dài từ 18h40′ tối hôm trước cho đến 7h sáng hôm sau. Đó cũng vừa kịp thời gian cho chàng sinh viên vào học lúc 7h30 ở trường.
Nói về Dựng, bạn Hoàng Hải Yến- học cùng lớp cho biết: “Đó là một cậu bạn vui vẻ, hoà đồng và lúc nào cũng khiến mọi người buồn cười. Nhất là cái bộ dạng đặc trưng mỗi lần đến lớp: đầu bù tóc rối, vội vàng và hấp tấp”.
Thường thường, sau khi đi học về, lo ăn uống xong, Dựng được nghỉ ngơi 3 tiếng từ 13h- 16h. Với công việc mới này, thu nhập một tháng của Dựng là 3.250.000 đồng. Mỗi tháng Dựng tiết kiệm lại được từ 1 – 1,5 triệu đồng. Riêng trong những dịp tết làm tăng ca, thu nhập của Dựng tăng lên là hơn 5 triệu đồng.
Khi được hỏi liệu rằng với lịch làm việc xuyên suốt như vậy có ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như việc học tập, Dựng nói: “Mới đầu cũng cảm thấy mệt nhưng cơ thể quen nhanh thôi. Sau khi đi làm, đi học về mình ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi là lấy lại được sức. Còn với việc học, không có thời gian học ở nhà nhiều nên tôi tranh thủ lắng nghe và học ngay tại lớp”.
Rồi Dựng hào hứng khoe: “Kì đầu tiên em chỉ xếp loại học lực trung bình, kì thứ 2 lên Trung bình khá và đến kì thứ 3 này tôi được hơn 7 phẩy và xếp loại khá về học tập”.
Mong muốn của Dựng khi ra trường sẽ được làm việc và phục vụ tại chính quê hương của mình.
Theo Hoàng Lan Huyền (Vietnamnet)
Cảm phục cậu sinh viên mồ côi nuôi em bại não
Năm Trần Ngọc Sang học lớp 10, mẹ em mất vì bạo bệnh. Chưa nguôi ngoai nỗi đau, đến năm Sang học lớp 12 thì cha em cũng qua đời. Từ đó, một buổi đi học, một buổi Sang đi làm thêm, trang trải việc học và nuôi đứa em bị bệnh bại não từ nhỏ.
Hiện Trần Ngọc Sang (quê ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) là sinh viên năm nhất ngành Bệnh học thủy sản Trường ĐH Cần Thơ. Nhìn chàng tân SV dáng cao gầy, ít ai biết rằng Sang phải trải qua những tháng ngày gian khó khi mất đi cả cha lẫn mẹ. Giờ đây, một buổi đến giảng đường, một buổi Sang đi chạy bàn cho một quán cà phê lấy tiền trang trải chi phí học hành và nếu có dư thì Sang gửi về quê cho người dì nuôi đứa em bị chậm phát triển.
Nhớ lại những ngày tháng đau buồn, Sang trầm giọng kể: "Gia đình em thuộc hộ nghèo nên gia đình luôn rơi vào cảnh túng thiếu. Nhưng thời đó em cảm thấy rất hạnh phúc dù cả nhà ăn cơm với rau, nước mắm. Có hôm cha đi đồng bắt được con cá lóc là cha mẹ cứ để dành cho hai anh em của em ăn. Bây giờ, cha mẹ mất hết rồi, cho dù em có ăn được những bữa cơm đầy cá thịt đi nữa em vẫn cảm thấy trống vắng. Và khoảng trống này mãi mãi em không bù đắp được...".
Mồ côi cha mẹ, Trần Ngọc Sang cố gắng vượt qua mọi khó khăn để vào đại học.
Cha mẹ mất sớm, căn nhà trống vắng, lúc đó Sang phải gánh vác gia đình, cám cảnh nghèo khó nên họ hàng, làng xóm thấy thương ai cũng giúp đỡ, riêng Sang hàng ngày vừa đi làm thuê vừa lo chuyện học vừa lo cho đứa em bại não.
Tuy vậy, cuộc sống nghèo khó không làm Sang nản chí, càng ngày Sang càng học giỏi. Tốt nghiệp Trường THPT Nguyễn Minh Quang, cậu học trò mồ côi thi vào Trường ĐH Cần Thơ và trúng tuyển ngành Bệnh học thủy sản. Ngày nhận giấy báo trúng tuyển, Sang mừng vô kể, nhưng xen vào đó là lòng mang nặng nỗi lo. Nhất là đứa em nhỏ dại khờ ai sẽ chăm sóc khi em lên thành phố học hành và canh cánh nỗi lo làm sao để có tiền đi học suốt 4 năm trời...
Đến ngày nhập học, Sang đành gửi đứa em thơ dại cho người dì chăm sóc. Sang ra đi mà không dám nhìn lại để nén nước mắt vào lòng với quyết tâm vừa học vừa làm để nuôi em và học hành thành tài. Đến Cần Thơ được xét vào ở ký túc xá, Sang tranh thủ sắp xếp thời gian đi làm thêm tại một nhà hàng. Số tiền công chỉ hơn 1.500.000 đồng, Sang dành một phần trang trải chuyện học hành, một phần gửi về quê nuôi đứa em bệnh tật đang sống với dì.
Được biết về hoàn cảnh của Trần Ngọc Sang, mới đây công ty TM -DV - SX Hương Thuỷ trao cho em suất học bổng 3 triệu đồng cùng với 5 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn khác đang theo học tại trường ĐH Cần Thơ và An Giang.
Nói về cậu học trò Ngọc Sang, thầy Nguyễn Thanh Phương - tổ trưởng tổ Văn Trường THPT Nguyễn Minh Quang cho biết: "Năm lớp 12, Ngọc Sang gặp biến cố lớn trong gia đình, em thiếu vắng tình cảm cha mẹ nên tôi cùng tập thể giáo viên nhà trường rất thông cảm và động viên, chia sẻ với em. Điều đáng quý là Sang rất cần cù, chăm chỉ trong học tập và trong cuộc sống. Có lúc em đi làm thêm, nhất là từ sau Tết Nguyên đán, em đi làm cả ngày lẫn đêm, làm đến mức cơ thể suy dinh dưỡng... Giờ đây em đặt chân vào cánh cửa đại học như quả ngọt đối với em, tuy nhiên 4 năm phía trước còn dài, việc làm thêm ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học của em".
Chia sẻ về con đường phía trước, Ngọc Sang cho biết trước tiên cố gắng học tập thật tốt, sẽ cố gắng sắp xếp thời gian đi làm thêm để trang trải chi phí học tập và sinh hoạt hàng ngày. "Em mong muốn sau khi học ĐH sẽ tiếp tục học tiếp các chương trình sau ĐH và ước mơ đem sức mình để góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung...".
Nghị lực vượt khó của cậu sinh viên mồ côi Trần Ngọc Sang thật đáng trân trọng, nhưng với gánh nặng cơm áo gạo tiền, sách vở và nhất là việc thay cha mẹ chăm sóc đứa em bị bại não từ nhỏ là gánh nặng không nhỏ với cậu sinh viên đam mê ngành Thuỷ sản.
Nguyễn Hành
Theo dân trí
Dở khóc, dở cười chuyện sinh viên làm kinh doanh Với mong muốn tìm cơ hội tăng thu nhập cho cuộc sống, nhiều sinh viên đã tìm đến kinh doanh để thử sức. Song "thương trường như chiến trường", không ít sinh viên đã rơi vào cảnh khóc dở, mếu dở khi phải ứng phó với những tình huống ngoài kịch bản... Tìm kiếm cơ hội Ngay khi nhận được giấy báo trúng...