Chàng rể Mỹ mê nấu món Việt
Đầu tháng 6 năm nay, Chad Richard Kubanoff cùng vợ và ba con quay lại Việt Nam sau nhiều năm về Mỹ. Từ đó, người theo dõi anh trên mạng xã hội liên tục bị anh chàng người Mỹ thu hút bởi hàng trăm món ăn Việt Nam hấp dẫn do anh nấu.
Trên mạng xã hội TikTok có 359.000 fan và 10,2 triệu view của mình, Chad Richard Kubanoff nhiều lần “chiêu đãi” người xem các món ăn Việt do anh tự nấu khi còn ở Mỹ, từ canh khổ qua nhồi thịt đến bún thịt nướng, thịt kho mắm ruốc, canh xà lách xoong, dưa chua xào trứng, trứng luộc chấm mắm…
“Tôi bước ra khỏi nhà và thấy mình có tới 6 lựa chọn cho bữa sáng. Điều tuyệt vời nhất ở Việt Nam với tôi chắc chắn là văn hóa ẩm thực ở đây. Đó cũng là điều khiến tôi muốn sống ở đây”.
_Chad Richard Kubanoff_
Cơ duyên với ẩm thực Việt
Chad cho hay trước khi chuyển sang làm nhà sáng tạo nội dung trên mạng toàn thời gian như bây giờ, anh từng là đầu bếp chuyên nghiệp từ năm 18 tuổi. Năm 2008, anh chuyển đến TP.HCM cũng để làm việc này. “Tôi nhanh chóng mê mẩn các loại nguyên liệu, kỹ thuật và các món ăn của Việt Nam”, anh nhớ lại.
Thời điểm đó, Chad nói mình may mắn khi được ăn cơm nhân viên tại nơi làm việc, nhờ vậy anh mới được thưởng thức các món ăn mà người Việt ăn cùng gia đình hằng ngày.
“Vào ngày nghỉ, tôi lùng sục khắp thành phố để thử tất cả các món mình có thể tìm thấy và cố gắng ăn thử một món ở nhiều hàng khác nhau để xem người ta nấu khác nhau như thế nào. Điều này đã giúp tôi hiểu được không chỉ các món ăn phổ biến ở nhà hàng mà còn cả những món dân dã hằng ngày”, Chad giải thích về cơ duyên giúp mình am hiểu ẩm thực Việt.
Trong thời gian làm việc ở TP.HCM, Chad gặp và nên duyên cùng một cô gái Việt vào năm 2011. Trước khi cưới, anh nghỉ việc rồi cùng cô đi xe máy xuyên Việt, ghé lại nhiều nơi, thưởng thức món ăn các vùng miền.
Sau đó, niềm yêu thích ẩm thực Việt của Chad dẫn anh đến một công việc mới. Anh thành lập công ty chuyên cung cấp tour xe máy đưa du khách nước ngoài đi thưởng thức những món ăn đường phố mà anh cho là ngon nhất Sài Gòn.
” Chuyện này bắt buộc tôi phải tìm hiểu về những người bán hàng và đường phố TP.HCM thật kỹ, đồng thời cũng buộc tôi phải trở nên thành thục trong việc giải thích món ăn và các nguyên liệu cho du khách đến từ nhiều nơi trên thế giới”, anh kể.
Video đang HOT
Đến lúc vợ anh hoàn tất thủ tục để sang Mỹ, năm 2013 hai vợ chồng cùng nhau quay về bang Pennsylvania. Ở đó, Chad mở một nhà hàng bán các món ăn đường phố Việt Nam.
Dù chỉ hoạt động trong 2 năm, nhà hàng của anh nhận được phản hồi tích cực từ thực khách và giới chuyên môn. Trang web chuyên viết về ẩm thực Eater cũng từng có bài giới thiệu về nhà hàng Same Same của Chad.
Chad Richard Kubanoff
“Lậm” luôn món Việt
Giờ đây khi đã trở thành ba của 3 đứa trẻ, Chad vẫn say mê nấu món Việt, chia sẻ niềm đam mê đó đến hàng trăm ngàn người xem video của mình. “Tôi sẽ không nói món Việt Nam là khó học, vì một khi bạn đã hiểu cách thức hoạt động của đồ ăn và cách nêm nếm thức ăn thì tất cả các nền ẩm thực đều như nhau.
Có điều là có rất nhiều nguyên liệu mới mà tôi chưa bao giờ nếm thử hoặc nấu nên tôi phải nếm thử rất nhiều để hiểu những hương vị mới này cũng như cách chúng kết hợp với nhau” – anh chia sẻ.
Chad cho biết có một số kỹ thuật mà anh vẫn cần phải thực hành nhiều hơn, chẳng hạn như làm món bánh ướt, các loại bánh Huế, heo quay lò đất và kỹ thuật dùng chảo.
Từ chối nhận mình nấu giỏi, nhưng một trong những món ăn Việt Nam khiến Chad cảm thấy tự hào khi nấu được là bún bò Huế. “Nhiều người Việt ở thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) cảm ơn tôi vì đã mang đến cho họ hương vị quê hương đích thực với một tô bún bò”, anh khoe.
Nấu món Việt nhiều đến mức khiến chàng rể Mỹ này “lậm” luôn món Việt. “Mọi món ăn tôi nấu, bất kể là thuộc nền ẩm thực nào, luôn phải qua một “bộ lọc Việt Nam” - Chad ví von – Ngay cả khi tôi nấu món Ý, tôi sẽ ăn kèm ớt ngâm hoặc một chút chanh, và nhất định là phải có nước mắm. Cuộc sống ở Việt Nam đã thay đổi cách tôi nấu ăn mãi mãi”.
Theo Chad, người Việt Nam ở nước ngoài thích xem video anh nấu món Việt vì gợi cho họ nhớ về quê hương, còn người nước ngoài thích xem vì đó là điều hoàn toàn mới đối với họ.
Lần về thăm Việt Nam này, vợ chồng anh dự định sẽ ở khá lâu bởi đây là lần đầu tiên các con anh được gặp gia đình bên ngoại. Chad vẫn dự định đi du lịch nhiều nơi, ghi hình và “chia sẻ nhiều nhất có thể” về các món ăn, nguyên liệu… cho người Việt Nam ở nước ngoài cũng như người nước ngoài xem.
Anh cũng đặt mục tiêu tìm hiểu cách người ta làm nước mắm, mắm cá, mắm tôm, mắm ruốc, tôm chua…, say mê muốn học cách làm đủ thức từ bánh mì, bánh tét, bánh chưng, bánh trung thu cho đến chả cá, chả lụa, bò viên…
Nỗi nhớ quê qua video của Chad
Chỉ trong mấy tháng qua kể từ khi quay lại Việt Nam, Chad liên tục đăng hơn trăm video ghi lại cuộc sống của anh ở quê vợ, đa số là “nhật ký ăn uống” mỗi ngày.
Trong các video, không chỉ ăn những món khá “dễ dàng” với người nước ngoài như bánh mì, bánh xèo, chả giò, canh chua, cơm tấm…, Chad không ngần ngại thử những món “thử thách” hơn như cháo lòng, tiết canh…
Anh cũng nhiệt tình làm nhiều video giải thích cặn kẽ cho người xem biết những món mình ăn, từ gỏi ngó sen là gì đến sự khác nhau giữa bánh tét mặn và bánh tét chuối. Đôi lúc Chad cũng “lăn vào bếp” kho thịt, xào măng, xào trứng với cà chua, nấu canh sườn cải thảo, làm mì xào bò…
Chad cho biết anh bắt đầu làm video về cuộc sống của mình ở Việt Nam vì muốn các đầu bếp chuyên nghiệp khác biết thêm về các món ăn và nguyên liệu Việt Nam. Thế nhưng thật bất ngờ khi phần lớn người xem video của Chad lại không phải đầu bếp chuyên nghiệp như anh tưởng.
“Một số là người nước ngoài yêu thích những món ăn mới, một số là du khách từng đến Việt Nam và thấy nhớ nơi đây.
Cũng có những người Việt Nam ở nước ngoài thấy nhớ nhà, nhưng tôi thấy sốc và thú vị nhất là khi có những Việt kiều thuộc thế hệ thứ nhất hoặc thứ hai nói với tôi rằng tôi truyền cảm hứng cho họ kết nối với văn hóa Việt Nam, khiến họ cảm thấy tự hào về gốc gác Việt Nam của mình” – Chad tự hào nói.
CLIP: Ngã tư bất ổn ở huyện Hóc Môn, TP HCM
Trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài chưa đầy 1 phút đã ghi lại 14 vụ va chạm giao thông tại một ngã tư ở huyện Hóc Môn, TP HCM.
Ngã tư bất ổn mà mọi người nhắc đến chính là ngã tư đường Trần Văn Mười - XTT9 ( huyện Hóc Môn, TP HCM). Đoạn clip dài chưa đầy 1 phút đã ghi lại 14 trường hợp va chạm giao thông. Dù ngày hay đêm, dù trời mưa hay trời nắng vẫn xảy ra va chạm giao thông thường xuyên tại đây.
Người dân cho biết hầu hết các trường hợp va chạm đều nhẹ, ngã xe rồi trầy tay chân một chút nhưng nếu không kịp khắc phục thì sẽ có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người tham gia giao thông.
Hình ảnh từ clip
Mỗi ngày đi làm, anh Thanh Khoa (ngụ thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn) đều phải đi ngang ngã tư này. Anh Khoa bày tỏ: "Tôi đã từng xém "chụp ếch" vài lần ở đoạn này, không có đèn giao thông nên mọi người cứ tự do chạy theo ý của mình, nguy hiểm lắm!".
"Không riêng gì chỗ này đâu, còn nhiều ngã tư khác ở Hóc Môn nữa. Khu vực ngã tư Cây Me (đường Nguyễn Thị Huê giao với Thái Thị Giữ) cũng thường xuyên xảy ra những va chạm như vậy" - chị Kiều Thanh cho biết.
Nhiều người bày tỏ sự bất bình sau khi xem đoạn clip
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 19-8, ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông đường bộ, Sở GTVT TP HCM, cho biết trung tâm đã nắm được thông tin các vụ vụ va chạm xảy ra tại khu vực này.
Hiện tại, khu vực này đã được lắp đèn tín hiệu giao thông. Tuy nhiên, hệ thống điện chưa hoàn tất, dự kiến sang tuần sau sẽ đưa đèn giao thông vào sử dụng.
"Trước đây huyện cũng đã có ý kiến về tình trạng giao thông tại đây, hi vọng khi có đèn tín hiệu giao thông sẽ giảm tình trạng giao thông bất ổn như những ngày qua" - ông Vình cho biết.
Gặp gỡ cô bạn 2k5 sở hữu kênh Youtube triệu view: "Ba mẹ là người đóng góp ý tưởng cho clip" Mặc dù chỉ mới 17 tuổi nhưng cô gái sinh năm 2005 đến từ An Giang lại là chủ sở hữu kênh Youtube Suu Nguyen Official với nhiều content thú vị, gần gũi lứa tuổi và có thu hút hàng trăm ngàn lượt theo dõi trên các nền tảng mạng xã hội. Suu tên thật là Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh năm 2005),...