Chàng rể đòi tiền mẹ vợ khi được yêu cầu ở nhà một ngày chăm con: “Cú vả” cực đau dành cho cô vợ và bài học lớn cho phụ nữ khi chọn chồng
Nhiều khi, con gái hối hận nhất trong cuộc đời chính là việc cãi lời bố mẹ để kết hôn. Họ đã tự tay đưa vào nhà một nguy cơ phá tan hạnh phúc mà chằng hề hay biết.
Cha mẹ luôn yêu thương và chiều chuộng con cái của mình. Tuy nhiên, đôi khi vì sự chiều đó mà họ đã tiếp tay cho chính hành động sai trái của con. Chồng con là chuyện cả đời, bởi thế chọn chồng là một điều vô cùng quan trọng. Những người trẻ nên lắng nghe cha mẹ của mình một chút, đừng nằng nặc chọn chồng theo ý mình rồi nhận về cay đắng sau này.
01
Khi cô con gái dẫn người yêu về nhà ra mắt, cô Hương đã không ưng ý một chút nào. Gia cảnh của anh chàng đó chỉ ở mức trung bình, quê hương lại quá xa xôi, nhà nhiều chị em gái. Linh – con gái cô vốn xuất thân tiểu thư, nhà con một, chưa hiểu nỗi vất vả của chuyện lấy chồng xa.
Thế nhưng Linh không chịu sự thuyết phục, vì tình yêu mà trở nên ngoan cố. Thậm chí cô còn tuyệt thực để ép bố mẹ đến cùng. Không thể ngăn con, cô Hương đành đồng ý.
Nhưng lấy nhau thì phải có nhà cho cặp đôi ở riêng, cô Hương đành phải dốc hết tiền tiết kiệm dưỡng già, mua cho con một căn hộ gần nhà mình. Nhà người yêu Linh thì đương nhiên không nhờ vả gì được rồi, bởi thế những chuyện to lớn này chỉ có hai vợ chồng cô chạy vạy nghĩ cho con gái.
Sau đó Linh có thai, thấy con gái vất vả, đi xe máy không an toàn, cô và chồng tiếp tục cố gắng dùng số tiền còn lại, mua cho hai vợ chồng một chiếc ô tô. Trước đóng góp của bố mẹ vợ, con rể chỉ nói vài câu cảm ơn lạnh nhạt như đó là nghĩa vụ họ phải thế.
Ảnh minh họa.
Về chuyện này, nhiều lúc cô Hương cũng chạnh lòng nhưng nghĩ rằng hạnh phúc của con gái là nhất nên vợ chồng cô nín nhịn. Sau này, con gái sinh cháu trai, vợ chồng cô tiếp tục hành trình chăm sóc cho con, cho cháu, trông con cho hai vợ chồng Linh đi làm. Kể cả chuyện chợ búa bếp núc, cơm nước, vợ chồng cô Hương cũng ở nhà quán xuyến cả. Đương nhiên tiền túi là hai vợ chồng cô bỏ ra.
Mặc dù bình thường Linh cũng đưa cho bố mẹ vài triệu một tháng. Tuy vậy con rể thường ngăn cản rồi “chữa cháy” bằng việc nói rằng người trong một nhà không cần hành động xa cách như thế.
Nhiều khi, con gái hối hận nhất trong cuộc đời chính là việc cãi lời bố mẹ để kết hôn. Họ đã tự tay đưa vào nhà một nguy cơ phá tan hạnh phúc mà chẳng hề hay biết.
02
Công việc chăm sóc cháu kéo dài suốt 3 năm như thế. Trong 3 năm nay, dường như chỉ có đi ngủ là hai vợ chồng lại về nhà riêng, còn không, sáng sớm họ đều dậy sớm, đi bộ qua nhà con gái để nấu đồ ăn sáng cho cháu, chăm cháu để hai vợ chồng Linh đi làm.
Nếu ai hỏi vì sao vợ chồng cô không ở chung thì con rể không muốn. Thậm chí ban đầu khi biết chuyện họ mua nhà, tự mình đứng tên chứ chưa phải là vợ chồng Linh, con rể còn tỏ ra giận dỗi.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một lần khi đang ở nhà trông cháu thì bố Linh bị ngất xỉu. May có hàng xóm nên đã gọi cứu thương, đưa ông vào bệnh viện. Lúc ấy Linh vừa đi công tác, không thể nào quay về ngay được.
Không có cách nào khác, cô Hương gọi cho con rể và bảo anh ta nghỉ việc về nhà trông con để cô vào bệnh viện với chồng. Tình hình thật sự nguy cấp, cô Hương vô cùng sốt ruột chẳng biết nên làm sao.
Kết quả, anh con rể thủng thẳng nói một câu khiến cô chết điếng: “Công việc của con quan trọng lắm, nghỉ một hôm bị trừ 500 nghìn. Nếu mẹ nhất quyết muốn con về nhà thì cho con xin 500 nghìn mỗi ngày”.
Câu nói lạnh lùng, vô tâm và vô trách nhiệm của con rể khiến cô Hương lạnh sống lưng. Lúc đó cô choáng váng nhưng không nói nên lời. Vội vàng gửi cháu cho hàng xóm, cô vào bệnh viện với chồng.
Ảnh minh họa.
Cũng may tình hình không nghiêm trọng nên chồng cô được cho ra viện luôn. Tối hôm đó, con gái cũng hủy chuyến công tác, về nhà.
Sau khi biết chuyện chồng mình đối xử với bố mẹ như thế, Linh vô cùng phẫn nộ. Thái độ dửng dưng đến lạnh người này của chồng chính là một “cú vả mặt” đích thực dành cho Linh sau việc kiên quyết đòi cưới anh ta.
Cộng với 3 năm qua, nhiều vấn đề tích tụ lại, cảm thấy chồng mình quá mức vô trách nhiệm, coi thường bố mẹ, Linh quyết định ly hôn. Anh con rể chẳng có bất cứ một thứ gì bởi cả nhà lẫn xe đều đứng tên bố mẹ vợ hết cả.
Nhiều khi, phải mất một thời gian dài thì bộ mặt thật của một con người mới được bộc lộ hoàn toàn. Trong hôn nhân, nếu như thái độ của con rể với bố mẹ vợ quá mức càn rỡ, quá quắt thì chẳng cô con gái nào có thể chịu được. Đến mức này, hôn nhân chẳng cần ai tác động cũng dần dần rạn nứt.
03
Trước khi tiến đến hôn nhân, có một giai đoạn là giai đoạn tìm hiểu lẫn nhau. Thời gian này, các chàng trai, cô gái hãy cố gắng hiểu thật kỹ càng về đối phương để xem có thể gắn bó với nhau không.
Tuy nhiên, thời điểm đó nhiều người mờ mắt vì tình yêu, chẳng thể nhận ra được các điểm xấu của đối phương. Đến lúc đó, bố mẹ họ lại là một “cửa ải” giúp họ nhìn nhận tất cả.
Lời của phụ huynh nào thì tựu chung cũng chỉ muốn tốt cho con cái họ. Nếu như họ không chắc chắn về một ai, các cô gái nên nhìn nhận lại toàn bộ sự việc. Bố mẹ sống hơn mình hàng chục năm, chắc chắn kỹ năng nhìn người cũng hơn mình nhiều lần. Bởi vậy, đừng vì quá mức chìm đắm vào tình yêu mà coi nhẹ đi tất cả.
Nếu như bố mẹ chỉ vì con cái quá mức đòi hỏi mà đành gật đầu đồng ý đám cưới, họ không thật tâm muốn gả thì các cô gái nên xem xét lại. Chẳng phải ngẫu nhiên mà chuyện bị ngăn cản diễn ra đâu.
Ảnh minh họa.
Mối quan hệ bố mẹ vợ và con rể cũng phức tạp chẳng kém gì bố mẹ chồng và nàng dâu. Nếu như nàng dâu phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chăm sóc cho bố mẹ chồng thì ở chiều ngược lại, những anh con rể cũng nên như thế. Đừng bao giờ cho rằng chuyện được chăm nom, lo nghĩ cho là nghĩa vụ của bố mẹ. Chỉ có tình thương mới khiến họ như vậy thôi, đừng khiêu chiến giới hạn của những bậc phụ huynh.
Câu chuyện này cũng là một bài học lớn dành cho các cô gái trong việc chọn chồng. Hãy biết nhìn lại mọi thứ trước khi quyết định gắn bó trọn đời với bất cứ ai.
Mẹ vợ tới chơi đúng bữa cơm nhưng vợ vẫn thản nhiên gắp miếng thịt mà chẳng thèm mời 1 câu khiến tôi bất ngờ
Trong khi tôi đon đả mời mẹ vợ vào ăn cơm cùng thì vợ lại thản nhiên gắp miếng thịt, bỏ vào miệng và ăn bình thường.
Tôi không hay lên mạng đọc mấy tâm sự chuyện gia đình. Thế nhưng, tôi vẫn nghĩ những mâu thuẫn thường xảy ra giữa mẹ chồng - nàng dâu, mẹ vợ - con rể... đại loại thế. Song với Trà - vợ tôi, cô ấy là người con dâu hiếu thảo rất được lòng gia đình nhà chồng. Nhưng với mẹ ruột, cô ấy lại vô cùng lạnh lùng, hờ hững.
Tôi với Trà cưới nhau được 4 tháng, trước đó yêu nhau được nửa năm. Nói chung, khoảng thời gian thì không dài, nhưng tôi biết rất nhiều bạn bè xung quanh Trà. Lạ một cái, cô ấy cực ít dẫn tôi về nhà chơi, cũng chẳng kể gì về các thành viên. Chỉ khi nào tôi hỏi, Trà mới nói đôi điều. Nhưng cô ấy đúng kiểu trả lời qua quýt cho có, hỏi gì đáp nấy, nên tôi cũng biết ý và ngưng chủ đề đó lại.
Phải tận khi tôi ngỏ ý muốn kết hôn, Trà mới chịu dẫn tôi về nhà. Lần gặp gỡ đầu tiên ấy tôi nhận thấy gia đình Trà cũng giàu có, vậy mà cô ấy giản dị quá. Bố mẹ vợ tương lai thì tâm lý, cô em gái ngoan ngoãn, giỏi giang.
Suốt buổi hôm ấy, mọi thứ diễn ra khá suôn sẻ. Duy chỉ có điều, Trà khá lạnh lùng với các thành viên. Nhưng khiến tôi bận tâm nhất là chuyện trong bữa ăn. Lúc ấy, mẹ định gắp cho miếng đùi gà, cô ấy né đi nhanh chóng, khiến mẹ vợ bị hớ nên làm rơi xuống bàn.
Tôi nhìn, Trà hơi bối rối nói xin lỗi, rồi chống chế thêm: "Con không thích thịt gà mà!"
Mặc dù khách quan mà nói, người sai là Trà. Tuy nhiên, mẹ cô ấy lại bối rối xin lỗi: "Mẹ quên, mẹ xin lỗi nhé".
Chi tiết nho nhỏ đó khiến tôi nghĩ vợ và mẹ vợ không hợp tính, hoặc có mâu thuẫn gì. Nhưng tôi hỏi, Trà vẫn không nói gì. Tôi tặc lưỡi nghĩ: "Thôi, vợ không muốn mình sẽ không ép. Gia đình nào chẳng có hũ mắm thối riêng cần giấu. Mai này là vợ chồng thì cô ấy sẽ tin tưởng hơn".
(Ảnh minh họa)
Và đám cưới của chúng tôi diễn ra 2 tháng sau lần ra mắt. Những khi 2 bên gia đình gặp gỡ, trao đổi chuyện cưới hỏi thì mẹ vợ và Trà vẫn bình thường. Nhưng tôi cứ thấy ánh mắt em nhìn mẹ không mấy thiện cảm.
Khi về sống, hai vợ chồng tôi thuê tạm căn chung cư studio nhỏ xinh trong thời gian chờ nhận nhà. Trà đúng là người vợ tốt, người con dâu thảo hiền. Việc gì Trà cũng biết làm, món gì cũng biết nấu, mẹ tôi ưng lắm.
Tuy nhiên, không giống những người phụ nữ khác, Trà chẳng bao giờ xin về, đòi về. Thậm chí, những ngày cuối tuần tôi rủ sang bố mẹ vợ chơi mà Trà còn gạt đi. Cô ấy kiếm đủ cớ là bận để thoái thác. Hoặc người khác sẽ gọi cho bố mẹ buôn tối ngày, Trà chỉ nghe chứ chẳng bao giờ chủ động.
Thế nhưng, hôm gần đây mẹ vợ tới nhà chơi. Trà có cách đối xử rất phũ khiến tôi không thể khoanh tay đứng nhìn.
Tanh thủ ngày cuối tuần rảnh rỗi, tôi và Trà bày biện đủ món. Tới lúc ngồi vào bàn ăn, thì có tiếng gõ cửa. Là mẹ vợ! Tôi đon đả mời bà vào nhà ăn cơm cùng, nhưng Trà thì nét không vui hiện rõ lên mặt.
Mặc cho mẹ vợ có chút rón rén đi vào, Trà vẫn thản nhiên gắp miếng thịt nướng, bỏ vào miệng và nhai nhóp nhép. Không phải mẹ mình đi nữa, mà chỉ cần là khách khứa tới nhà đúng bữa ăn thì cô ấy cũng cần lịch sự chứ! Nhìn hơi chướng mắt nên tôi mới không nhịn được, gắt lên: "Em không mời mẹ vào nhà ăn cơm à? Còn không đi lấy bát đũa đi!"
Nhưng Trà cũng lườm tôi: "Anh mời thì tự đi mà lấy."
Mẹ vợ rất bối rối với thái độ của Trà. Tôi thì bực. Nhưng rồi Trà buông đũa, bỏ vào phòng mặc cho mẹ vợ đứng đó.
(Ảnh minh họa)
Tôi vào phòng ngủ cùng, hai đứa cãi nhau vì cách ứng xử thiếu lịch sự, tôn trọng của Trà. Lúc này, cô ấy mới rơi nước mắt, gào lên: "Em cưới anh vì anh không mấy quan tâm tới chuyện nhà em. Em cũng chả định kể sợ mọi người lại cho rằng em cũng không tử tế vì em được nuôi dạy trong môi trường như thế.
Nhưng đó không phải mẹ ruột em. Từ bé em đã bị bà ta phân biệt đối xử. Mãi sau này bà ngoại mới nói cho em hay đó là kẻ phá hoại hạnh phúc, khiến mẹ em uất ức mà qua đời.
Sau này, bà ta nào cũng kể công chăm bẵm em. Bà ta ham chơi bài bạc rồi vòi tiền em. Nhìn căn nhà ấy có vẻ giàu sang thế thôi nhưng bên trong mục rỗng, bà ta nợ rất nhiều tiền đó. Bố em thì chẳng thể nói lại nữa. Với ông, em cũng giận nên không muốn nói gì.
Anh nhìn đi, trước khi đến đây bà ta đã nhắn tin xin em 5 triệu. Đời nào em cho? Thế mà còn dám mặt dày tới đây nghĩ em sẽ sợ? Thế thì em sẽ kể hết với anh, sẽ không bao giờ cho bà ta cơ hội tống tiền."
Tôi sửng sốt trước những thông tin mà Trà chia sẻ. Mẹ vợ hiền lành, khéo léo mà tôi từng gặp hóa ra lại cũng không tử tế gì cho cam. Tôi càng thương Trà vì những gì mà em đã trải qua.
Phụ nữ có đặc điểm này luôn bất hạnh, trắc trở trong hôn nhân: Hi vọng bạn không có những điểm này Phụ nữ càng cam chịu càng gánh nhiều tổn thương trong hôn nhân.Họ không có chính kiến, không có tiếng nói và chẳng thể nào bảo vệ được bản thân mình. Nếu bị chồng phản bội thì họ cũng không đủ can đảm để rời bỏ đi. Từ bỏ sự nghiệp vì gia đình Phụ nữ không nên quá coi trọng sự nghiệp...