Chẳng lẽ đẹp cũng có tội?
Cũng chỉ vì tôi xinh đẹp, hay được sếp ưu ái cho cùng đi tiếp khách và giới thiệu với đối tác nên bị đồng nghiệp trong phòng tẩy chay
Chẳng lẽ tôi đẹp cũng là cái tội hay sao (Ảnh minh họa)
Tôi 25 tuổi, mới tốt nghiệp đại học được hơn 2 năm. Ngày sinh viên, tôi cũng năng nổ trong các hoạt động xã hội, nên có quen biết một số lãnh đạo doanh nghiệp. Sau khi ra trường, một trong số các lãnh đạo ấy nhận tôi vào làm cho công ty truyền thông của anh.
Mặc dù là người trẻ, lại mới đến nhận công việc nhưng có lẽ vì hình thức của tôi ưa nhìn, lại trẻ trung, năng động, chưa vướng bận con cái nên sếp hay giao cho tôi những công việc quan trọng ở công ty. Thi thoảng sếp lại ưu ái cho tôi đi tiếp khách cùng và giới thiệu tôi với một số đối tác của công ty.
Cũng vì điều này mà các đồng nghiệp nữ trong phòng không ưa tôi, họ luôn tỏ thái độ với tôi, thậm chí còn tẩy chay, không thèm tiếp chuyện với tôi. Trong khi tôi thấy mình chẳng lam gì sai, tôi vẫn rất tôn trọng đồng nghiệp, không chỉ vì các chị hơn tuổi mà còn bởi vì các chị vào công ty trước tôi, có kinh nghiệm hơn tôi trong công việc, nhiều lúc muốn chuyện trò, cởi mở nhưng tôi có cảm giác họ khó chịu, thậm chí miễn cưỡng lắm mới thèm tiếp lời tôi.
Mỗi khi tôi có một bộ đồ mới, các anh nam trong phòng thi nhau khen đẹp thì các chị lại dè bửu, lườm nguýt, trong khi tôi chẳng làm gì ảnh hưởng đến họ. Có người còn dựng chuyện nói tôi cặp kè với sếp, và dùng những từ ngữ như “con điếm”; “rau” để nói về tôi.
Video đang HOT
Trong khi tôi khẳng định là điều đó hoàn toàn không có, ngoài công việc ra tôi và sếp không có bất cứ một mối quan hệ nào, tôi cũng không hiểu vì sao sếp lại hay để ý, giao việc cho tôi mà không phải người khác. Nhiều khi mệt mỏi, tôi còn muốn về nhà nghỉ ngơi, nhưng sếp lại bắt phải đi cùng chứ tôi hoàn toàn không muốn như vậy.
Nhưng thái độ các đồng nghiệp nữ thì lại không nghĩ về tôi như vậy, hình như mỗi ngày tôi đến công ty làm đẹp, khoác lên người bộ váy áo tươm tất thì lại trở thành cái gai trong mắt họ. Chẳng lẽ, tôi đẹp, tôi diện, tôi được sếp ưu ái cũng là cái tội hay sao?. Sao cùng là đàn bà mà các chị ích kỷ với nhau thế?. Tôi phải làm gì để đối phó với những con người này, để họ không còn làm phiền đến cuộc sống của tôi?
Theo Đất Việt
Tết của mẹ đơn thân
Cái ngày chị vừa cấn bầu đứa thứ hai thì tin dữ bay đến, chồng chị cặp với một con bé vừa học xong cấp ba. Chị suy nhược đến không ăn không ngủ, rốt cuộc cái thai đang non nớt bị sảy mất, tình cảm vợ chồng cũng tuột trôi theo.
Chị bỏ đi thì anh ta cưới con bồ mới. Nhìn chị thất thểu bước, nó như mở cờ trong bụng, với cái thai đang lớn dần. Thành ra chồng cũ cũng chẳng rảnh mà đi giành đứa con gần ba tuổi với chị.
Đau đớn chồng chất khiến chị như sụp đổ, song nỗi buồn vụt trở thành động lực cho chị đứng lên phấn đấu, vì con, để con không phải thiếu thốn quá nhiều. Chị cố không để chuyện cũ vấn vương và thế là, chẳng còn cách gì hay hơn việc khiến mình thật bận rộn.
Nhờ anh chị em và bạn bè, mỗi người cho vay một ít mà sau hai năm đi thuê, mẹ con chị cũng mua được cái chung cư giá rẻ. Con chị giờ đã vào tiểu học, biết thương mẹ nên tự giác học và chủ động giúp mẹ việc nhà.
Chị chịu khó nhận việc sổ sách, giấy tờ về làm, vẫn kèm sát bên con lại có thêm thu nhập. Khi kinh tế đã dư dả hơn, rảnh rỗi chị đi làm đẹp, tham gia các lớp thể dục, học làm bánh... Cuộc sống của hai mẹ con nhìn chung là tươm tất, vui vẻ.
Chỉ đôi lúc cuối năm, chị lại chớm buồn bã, trăn trở nghe cô bạn kể về việc vợ chồng cô ấy vừa xây nhà năm ngoái, sắp tới đây có thưởng sẽ sắm ô tô, hoặc tậu thêm mảnh đất nữa, nghe dễ như chị ra chợ nhặt vội mớ rau, bìa đậu vậy. Thì vợ chồng người ta đồng lòng, lại được hai bên nội, ngoại hợp sức thì chả thế. Vậy thôi, còn sau đó thực sự chị không còn thời gian để mà nghĩ.
Thế rồi cũng sắp tết, nhớ ba năm ăn tết ở nhà chồng cũ, chị cứ một mình cắm mặt vào việc không tên. Tất bật lau dọn, mua sắm, bày biện mâm ngũ quả, rồi thì cơm nước, thắp hương lễ ba ngày tết đều đến tay, kể cả có chửa, hay con mọn thì cũng không thoát được những thủ tục rườm rà ấy.
Nhà mẹ đẻ chị ở gần ngay đấy, song chỉ tối tranh thủ mà đến chơi, chứ nào được cả ngày cả buổi sang thong thả, dông dài. Chị cũng đành chịu cái nếp nhà gia trưởng.
Giờ thì chị rảnh rang hơn khối!
Vừa có lịch nghỉ tết, chị đã lên kế hoạch thật khoa học, kín kẽ để cùng con thỏa sức chu du những chốn mà trong năm, hai mẹ con không có dịp đi cùng nhau.
Giáp Tết, thường chị vẫn biếu mẹ một số tiền, coi như là thêm vào để ăn tết với ông bà cho đầm ấm. Hai chín tết, mẹ con chị cùng mẹ đẻ và chị dâu chị đi chợ sắm sửa, mua quần áo. Tất cả cùng nhau làm việc nhà, chị có thời gian cầu kỳ nấu cho cả nhà những món mà họ vẫn thích, thực hành vài vị bánh chị mới học được ở hội nhóm...
Đêm giao thừa chị sẽ cùng người đàn ông nhỏ bé của mình đi hái lộc. Năm nào hai mẹ con cũng đi Chùa, cầu bình an cho cả gia đình. Hôm sau thì cùng nhau đến xin chữ thầy đồ, hay đi tàu đến thăm bác ruột ở mạn trên, thằng bé lâu lắm không được đi bằng phương tiện này.
Rồi chị còn dự định đến nhà đứa bạn thân, do trong năm công việc cứ cuốn lấy, gặp nhau cũng khó. Chị rủ bạn cho con đến các địa điểm vui chơi, để bọn trẻ cùng nô. Khỏi phải nói lũ trẻ vui sướng thế nào, thằng con chị cứ cười khanh khách, khoái chí, chỉ thích tết!
Vào ngày bố nó đón về nhà nội chơi một hai hôm, thì chị cũng kịp phác ra một lịch trình tự do, bay nhảy của riêng mình.
Chị vốn có một người bạn trai, hơn chị chục tuổi, vợ mất đã vài năm, rất muốn tiến xa hơn với chị, nhưng chị chưa muốn mọi việc trở nên ràng buộc, phức tạp. Chị vốn chỉ cần một người tâm giao, để chuyện trò, sẻ chia mọi điều. Các con của bạn trai luôn nhìn chị với vẻ kính nể, cứ một thưa, hai dạ, tươi cười niềm nở.
Lần chị đi họp lớp, gặp lại các bạn, rất nhiều người khen chị nhìn vẫn tươi tắn, xinh xắn như hồi còn đi học. Chị cũng tự nhận thấy mình chín chắn, tự tin hơn cái ngày xưa cũ kỹ rất nhiều...
Thế thôi, là cũng đủ đi qua cái tết cho cả hai mẹ con rồi.
Theo Dantri
Đúng là mẹ chồng kiểu gì cũng nói được Nghe lời mẹ chồng, mình mua một cái thùng rác để trên góc ban công tầng 2. Tuy nhiên, ngay hôm sau, mẹ chồng tức giận mắng: "Ai cho con để thùng rác ở đây?" khiến mình chỉ dám lí nhí: "Mẹ bảo con thế mà". Tới giờ mình cũng chẳng hiểu mẹ chồng "sáng nắng, chiều mưa, giữa trưa nổi bão". Vợ...