Chàng kỹ sư mê sáng tạo
Khó nhất trong quá trình thực hiện ý tưởng là việc thay đổi thói quen sản xuất của cả một bộ phận. Nhưng với niềm đam mê nghề nghiệp cùng sự khéo léo trong chỉ đạo thực hiện, kỹ sư Phạm Văn Đăng đã hiện thực hóa thành công sáng kiến về “quy trình sản xuất keo”.
Kỹ sư Phạm Văn Đăng
Sáng kiến này đã được UBND TP.Hà Nội cấp bằng “Sáng kiến, sáng tạo thủ đô” năm 2012.
Video đang HOT
Sau khi tốt nghiệp khoa Hóa học – ĐH Quốc gia Hà Nội (1997), Phạm Văn Đăng (sinh năm 1977, quê Mỹ Đức – HN) về làm việc tại Cty CP caosu HN, đến nay đã tròn 17 năm. Tại đây, anh vừa là kỹ sư caosu vừa làm đốc công sản xuất. Suốt thời gian công tác ở Cty, anh Đăng luôn là người tiên phong trong việc đề đạt và thực hiện những ý tưởng về cải tiến, đổi mới quy trình sản xuất. Trong đó, có ý tưởng về “quy trình sản xuất keo” (keo dán giày dép).
Sáng kiến được hình thành từ thực tế sản xuất. Anh Đăng đã phối hợp với nhóm cộng sự (4 người) xây dựng thành công quy trình sản xuất keo. Loại keo do anh sáng chế có tính “ăn dính” mạnh hơn so với keo tổng hợp các Cty sản xuất giày dép thường dùng. Loại keo này là sản phẩm cũng được chiết xuất từ caosu, nhưng với quy trình sản xuất mới, tạo độ bền hơn cho sản phẩm.
Theo anh Đăng, việc đưa ra ý tưởng cho đến khi thực thi là một quá trình dài và phức tạp. Xuất phát từ tính chất công việc (lao động tập thể, lao động theo dây chuyền), ý tưởng của anh tác động tới cả một tập thể, thay đổi thói quen sản xuất của cả một bộ phận. Do đó, yếu tố đầu tiên trong quá trình thực hiện sáng kiến này chính là sự đồng thuận, nhất trí giữa lãnh đạo và chủ sáng kiến, giữa chủ sáng kiến và công nhân.
“Không như sáng kiến trong các lĩnh vực khác, sáng kiến của tôi do tôi đề đạt, tạo dựng, nhưng trực tiếp thực hiện là những công nhân. Vì vậy, khó khăn lớn nhất của tôi chính là phải làm sao để tổ sản xuất gồm 50 người cùng thống nhất trong một quy trình và phải làm sao thuyết phục được họ thực hiện đúng những yêu cầu cần thiết trong sáng kiến” – anh chia sẻ.
Với sự nỗ lực khám phá, tìm tòi của bản thân kết hợp với năng lực chỉ đạo khéo léo, anh Phạm Văn Đăng đã mang lại một sáng kiến mới mẻ, có ý nghĩa lớn đối với ngành sản xuất keo. Anh Đăng cũng cho biết, hiện anh đang phối hợp với Học viện Kỹ thuật quân sự thực hiện một đề tài do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức, trong tương lai anh sẽ còn xây dựng nhiều ý tưởng tiên tiến hơn và nếu có cơ hội sẽ hiện thực hóa chúng.
Theo laodong
Cảnh sát thuế, cảnh sát luật
Trong câu chuyện "thuế" được bàn sáng nay (25.10) tại Quốc hội, "cảnh sát thuế" lại được nhắc đến dù nó đã nhận cái "gạch chéo" của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Cục thuế TP.Hải Phòng bố trí các ki-ốt thông tin phục vụ người nộp thuế. Ảnh: Báo Hải Phòng.
Dường như câu chuyện giảm thu "thấp kỷ lục nhiều năm", dường như 25.500 tỉ đồng giảm thu nội địa, dường như việc ngân sách cạn đáy khi không có nổi 60 ngàn tỉ đồng để tăng lương, đã ám ảnh các nhà làm luật. Đến nỗi, Luật Quản lý thuế hầu như chỉ bàn ở giác độ các biện pháp làm sao để "những phường gian dối" hết đường trốn thuế.
Có một câu cửa miệng dân gian vô cùng thú vị "Nào chúng ta cùng trốn (thuế)" để nói về tình trạng thuế được coi như thứ "của chùa" mà không trốn mới là bất bình thường. Đăng đàn Quốc hội sáng nay (25.10), Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đưa ra con số: Trong lĩnh vực nhập khẩu, có khoảng 20% doanh nghiệp thường xuyên trây ỳ thuế và vi phạm pháp luật về hải quan.
Phải chấn chỉnh để "nguồn thu chủ yếu" của ngân sách quốc gia là điều không có gì phải bàn cãi. Nhưng có một chi tiết không nhỏ, được nhắc đi nhắc lại ngay cả khi nhận được cái "gạch chéo" của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Đó là ý tưởng đặt ra một thứ "cảnh sát thuế".
Một đại biểu Quốc hội, thuộc khối tư pháp, đương nhiên, đã đăng đàn quyết liệt để bảo vệ, với lập luận: "Sự chuyên nghiệp của cơ quan điều tra, kiểm sát cũng không thể bằng cơ quan thuế". Có nghĩa là vì khó, cho nên phải lập riêng một lực lượng mới để đối phó với các doanh nghiệp có ý định trốn thuế? Và 20% doanh nghiệp trây ỳ là lý do dẫn đến việc lập ra một lực lượng gắn kèm hai chữ "cảnh sát"?
Doanh nghiệp Việt Nam đang chịu đủ thua thiệt, riêng trong lĩnh vực thuế, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân đã dùng chữ "quá cao", trong khi thuế Thu nhập doanh nghiệp được nói "khan cổ" suốt từ kỳ họp này sang kỳ họp khác vẫn đang là những hòn đá tảng, đè nặng lên những doanh nghiệp còn có thể thoi thóp. Chẳng phải nói đâu xa, ngay tại cuộc "làm luật" sáng nay, cũng có không ít lời kêu than: Thuế cao, thuế nhiều, thuế nặng, thuế trùng và một tình trạng thời sự nóng hổi là phạt chậm nộp thuế, như giọt nước cuối làm tràn "chiếc ly sức chịu đựng" của doanh nghiệp.
Điều cần làm bây giờ, và kể cả sau này là có một mức thuế không cao hơn các nước khu vực để doanh nghiệp Việt không chết trong "ao nhà", trước khi nói chuyện "ra biển lớn". Là quyết liệt với những câu chuyện phi thuế, hoặc thuế phí "không hóa đơn", để doanh nghiệp có thể đàng hoàng làm "những chiến sĩ xung kích trong thời bình" - như lời nguyên Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết, chứ không phải dáo dác luồn nọ lách kia. Và cũng không phải đặt ra một lực lượng cảnh sát thuế.
Ngày 13.10.1945, tức chỉ ít ngày sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có thư gửi giới công thương toàn quốc long trọng cam kết "Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp giới công thương trong công cuộc kiến thiết", bởi theo ông Cụ: "Việc nước việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng, nghĩa là việc kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng".
Và hôm nay, thật tình cờ trùng với thời điểm ngân sách cạn đến không còn đủ tiền tăng lương, câu chuyện "cảnh sát thuế" cho thấy còn có một cách nhìn khác.
Bởi đặt ra cảnh sát thuế, có nghĩa, các nhà làm luật đang nhìn các doanh nghiệp dưới giác độ những "tên tội phạm tiềm ẩn", thay vì thấy họ như những người tạo ra nhiều nhất của cải và việc làm cho xã hội.
Và thứ đáng để nói hơn cả trong câu chuyện "cảnh sát thuế" là đang cho thấy tồn tại một "tâm lý cảnh sát" trong đầu những nhà làm luật. Thứ tâm lý vẫn dai dẳng từ thời bao cấp, khi doanh nghiệp bị gọi miệt thị là "con buôn", khi sự giàu sang giống y như sự vô đạo đức.
Theo laodong
Hà Nội tích cực hỗ trợ doanh nghiệp Đến hết tháng 9-2012, Sở Công Thương Hà Nội này đã tổ chức được gần 50 chuyến bán hàng về nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp khuyến mãi với 6.500 lượt doanh nghiệp đăng ký, trị giá hàng hóa khuyến mãi trên 5.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ...