Chặng đường phát triển đầy gian nan của Pokemon Tournament
Khác hoàn toàn so với dòng Pokemon phiêu lưu truyền thống trên các hệ máy cầm tay của Nintendo do Game Freak phát triển, Pokemon Tournament mang phong cách chiến đấu nảy lửa giữa những chú Pokemon do người chơi nhập vai và tham gia vào trận đấu.
Năm 1998, lần đầu tiên Nintendo giới thiệu một tựa game Pokemon theo phong cách chiến đấu hoàn toàn mới tại Nhật Bản, với gameplay cho người chơi điều khiển chính những chú Pokemon tham gia vào những trận đấu nảy lửa, điều mà sau này trở thành đặc trưng của Pokemon trên các máy Home Console Video Game (thiết bị chơi game tại gia) của Nintendo.
POKEMON STADIUM – N64
Bìa chính của Pokemon Stadium thị trường thế giới được tung ra sau khi tựa game công bố vào ngày 1 tháng 8 năm 1998, tại Nhật Bản, lần đầu tiên đặt chên lên hệ máy N64 hoàn toàn mới khác biệt so với những game Pokemon đã phát hành trên hệ máy cầm tay. Đúng với tên gọi Stadium, game được làm với hình ảnh 3D, cho người chơi điều khiển Pokemon chiến đấu theo lượt trong đấu trường để giành cúp và huy chương. Nhưng với những mặt hạn chế ban đầu, Pokemon Stadium chỉ có 42 pokemon so với 151 đã có trên bản Red, Blue, Yellow. Game có độ khó hơn mức đây là điều khiến Pokemon Stadium mất điểm trong đánh giá của Famitsu.
Đến ngày 16 tháng 2 năm 1999, Nintendo giới thiệu Pokemon Stadium 2 tại sự kiện Pokemon Festival 99 tại Nhật Bản để sửa chữa những sai lầm của bản đầu tiên (nếu trong thời đại hiện nay thì chỉ cần Update DLC game là được). Trong phần 2 này họ đã thêm vô đầy đủ 151 Pokemon cũng như đã điều chỉnh lại độ khó, làm cho game cân bằng hơn, và sự thay đổi này cũng đã nhận được đánh giá tích cực của Famitsu. Ngày 30 tháng 4 năm 1999, Pokemon Stadium 2 được phát hành chính thức tại Nhật, và được đón nhận 1 cách tích cực tại thị trường này.
Ngày 29 tháng 2 năm 2000, Pokemon Stadium phát hành ở Mỹ sau 2 năm đã xuất hiện và là lần đầu tiên game được phát hành ngoài nước Nhật. Tại thị trường quốc tế có tên Pokemon Stadium không được đánh số, đây chính là bản Pokemon Stadium 2 ở Nhật, bao gồm hết tất cả tính năng và Pokemon như bản Stadium 2. Game cho bạn 80 trận đấu đánh bại hết Gym Leader và giành được 4 cúp để đấu với Pokemon cuối cùng, Mewtwo.
Gameplay trong bản này được làm dạng chiến đấu theo lượt đã quen thuộc với người chơi bản chính, nhưng các Pokemon được làm lại với mô hình 3D tươi mới hoàn toàn. Trong tháng đầu tiên ra mắt, Pokemon Stadium đã bán được hơn 1 triệu bản, trở thành game được bán chạy nhất ở Mỹ vào năm 2000. Tuy thế, tại thị trường phương Tây game nhận được nhiều dạng đánh giá, tích cực lẫn tiêu cực cũng có khi IGN cho game 8.2 và GameSpot cho 5.7.
Với doanh số tích cực như vậy tại Mỹ, Nintendo quyết định thực hiện bản tiếp theo, Pokemon Stadium 2 tại Mỹ (Pokemon Stadium Gold Silver tại Nhật) giữ lại những điểm mạnh trong phần 1, ngoài ra còn bổ sung những màn đấu mới, thêm cả những mini game và nâng số lượng pokemon xuất hiện trong game lên 251, bao gồm tất cả trong phần 1 và bổ sung thêm những Pokemon trong bản Crystal. Game ra mắt tại Nhật vào ngày 14 tháng 12 năm 2000 và sau 3 tháng, ngày 26 tháng 03 năm 2001 game phát hành tại Mỹ. Với những thay đổi này, hầu như những trang Review ở Mỹ đều nhận xét tốt về game.
Pokemon Stadium, tựa game khởi đầu cho 1 chuỗi những game Pokemon Fighting trên home console, mang một chiếc áo mới cho những chú Pokemon. Dù nhận được đánh giá tích cực, hay tiêu cực thì Nintendo vẫn xem dòng Pokemon Fighting như dòng Pokemon chính trên home console của mình, làm tiền đề để họ phát triển tiếp những tựa game tiếp theo. Pokemon Stadium đã tiêu thụ được 5.45 triệu bản và Pokemon Stadium 2 có doanh số 2.73 triệu bản trên toàn thế giới. Một doanh số không tệ cho ngành công nghiệp game vào hơn 15 năm trước.
POKEMON COLOSSEUM và POKEMON XD – GameCube
Thay đổi hoàn toàn so với Pokemon Stadium đã phát hành trước đó trên N64. Nintendo quyết định thực hiện 1 bản Pokemon RPG trên hệ máy tiếp theo, GameCube nhưng không do Game Freak phát triển. Pokemon Colosseum được phát triển bởi Genius Sonority (công ty được Nintendo lập ra mục đích ban đầu để làm những game Pokemon trên Home Console) và được Nintendo phát hành. Ngày 21 tháng 11 năm 2003 game ra mắt tại Nhật và nhanh chóng sau đó vào 22 tháng 03 năm 2004 phát hành tại Mỹ.
Không giống như những game Pokemon RPG khác, Pokemon Colosseum không đụng ngẫu nhiên các pokemon trên đường đi mà chỉ chiến đấu với các trainer khác. Người chơi sẽ nhập vai vào Wes, cựu thành viên của nhóm Snagem trên hành trình giải cứu những Shadow Pokemon, những pokemon bị đánh mất trái tim bởi tổ chức Cipher. Trên cuộc hành trình ta còn có người bạn đồng hành, Rui, đóng vai trò giúp Wes truy tìm Pokemon Shadow. Cuộc phiêu lưu sẽ diễn ra trên vùng đất Orre, số lượng Pokemon bản này cũng hạn chế ở con số 50.
Ý tưởng của game được nhà phát triển thiết kế theo dạng như Final Fantasy 7 hay Persona 2 hơn là theo dạng Pokemon truyền thống. Khi được hỏi, nhà sản xuất game muốn làm một bản Pokemon RPG theo chiều hướng hoàn toàn khác bản trên Handheld. Họ muốn tạo ra sự khác biệt với Game Freak để đây có thể trở thành một dạng Pokemon RPG trên home console. Nếu bạn hỏi Pokemon RPG đầu tiên nào được làm 3D thì Pokemon Colosseum chính là câu trả lời. Nhân vật chính của game cũng được tạo hình khác các bản Pokemon khi Wes được cho là quá già.
Theo các đánh giá của các trang review tại Mỹ thì Pokemon Colosseum chỉ nhận được ở mức Khá. Tuy nhiên, doanh số của game cũng được xem như là 1 thành công nhất định. Trong 3 tuần trước khi phát hành, game trở thành best selling của Amazon. Tại Anh, game đã giúp tăng doanh số của GameCube từ 16% lên 32%. Pokemon Colosseum cũng trở thành game bán chạy nhất trên GameCube vào tháng 5 năm 2004 và là game có doanh số thứ 14 trong toàn hệ máy năm 2005. P.C đã có doanh số 2.54 triệu bản trên toàn thế giới.
Tiếp nối Pokemon Colosseum , cũng trên GameCube, Nintendo cho phát hành phiên bản mới, Pokemon XD. Đây không phải và Spin-off của Pokemon Colosseum mà là 1 bản khác. Game vẫn được phát triển theo thể loại RPG. Pokemon XD được phát hành ngày 04 tháng 08 năm 2005 tại Nhật và ngày 03 tháng 10 năm 2005 tại Mỹ. Được Nintendo phát hành và cũng do Genius Sonority phát triển.
Nhân vật chính của bản này bạn có thể đặt tên (tên mặc định là Michael) và cũng tập trung vào các Shadow Pokemon. Người chơi sẽ giải cứu các loài Pokemon đó và chống lại tổ chức Cipher nhưng lần này với quy mô lớn hơn, số lượng Pokemon cũng được tăng lên 83. Game vẫn diễn ra ở vùng đất Orre. Và cũng như bản Stadium 2 bổ sung hoàn chỉnh cho Stadium thì Pokemon XD là một phiên bản đầy đủ hơn cho Colosseum.
Pokemon XD cũng được đánh giá ở mức khá và có doanh số toàn thế giới là 1,25 triệu bản. Kết thúc cho series Pokemon RPG đầu tiên trên Home Console của Nintendo. Đây được xem như là 1 đợt thử nghiệm Pokemon RPG trên Home Console. Dù dòng game không được đánh giá cao ở các trang Review nhưng với những game thủ thì đây là game Pokemon có thể chơi được khi điểm tổng kết trên Metacritic của người chơi đánh giá lên đến 8.9.
POKEMON BATTLE REVOLUTION – WII
Từ bỏ Pokemon RPG trên Home Console, Nintendo đã quay trở lại dạng chiến đấu theo lượt như phiên bản Stadium bản đồ được bổ sung thêm vào game. Được phát hành ngày 14 tháng 12 năm 2006 tại Nhật và 25 tháng 06 năm 2007 tại Mỹ. Đây là một trong những game đầu tiên mở màn cho Nintendo Wii. Genius vẫn đảm nhiệm phát triển Pokemon Battle Revolution.
Đây là lần đầu tiên Pokemon Battle cho phép người chơi trải nghiệm tính năng Online. Bạn có thể cùng đấu với bạn mình thông qua FriendCode hoặc với những người chơi khác trên toàn thế giới. Gameplay của game sẽ cho bạn nhập vào chính các Pokemon để cùng tranh giải. Các loại pokemon trong Battle Revolution đều nằm trong Gen IV. Có tất cả 11 đấu trường khác nhau để bạn tranh tài. Các cơ chế chiến đấu dành cho Pokemon cũng linh hoạt hơn, các đòn tấn công và di chuyển được thêm vào đa dạng, yếu tố môi trường thời tiết cũng được mang vào game để tăng phần thử thách người chơi.
Với đồ họa được cải tiến so với GameCube và vượt bậc phiên bản Stadium, Battle Revolution phần nào cho người chơi nhìn rõ chi tiết các Pokemon trong môi trường 3D cũng như các cách chiến đấu, sử dụng sức mạnh. Cùng với DS, Nintendo cho phép người chơi có thể liên kết với phiên bản Diamond hoặc Pearl để unlock các phần thưởng trong game.
Tuy nhiên, game được đánh giá khá tệ ở các trang review và cả người chơi. Cách chiến đấu lập lại khá nhiều, nhịp game chậm cũng như tính năng online rất chán khiến game không được đánh giá tốt. Ngoài ra, trong một xu thế “Cốt truyện” được đề cập và là điểm để đánh giá 1 game thì B.R đang đến những trận đấu chẳng có cốt truyện nào, nội dung cũng không có, một game pokemon đáng thất vọng nhất. Mặc dù thế, game đã bán được 1,59 triệu bản trên toàn thế giới, cũng không tệ. Có thể, có nhiều fan pokemon chỉ cần biết là pokemon thôi là đủ rồi.
Thất bại về chất lượng game Pokemon trên Home Console ở phiên bản Battle Revolution đã làm cho Nintendo ngưng hoàn toàn việc phát triển tiếp dòng game. Cả dòng đời của Wii chỉ xuất hiện 1 phiên bản Pokemon của Genius Sonority vào năm đầu tiên và chẳng còn ai muốn nó xuất hiện tiếp, mặc dù doanh số của nó cũng thuộc hàng khá so với những bản trước. Điều mà Nintendo muốn Battle Revolution thành công như Stadium đã không thực hiện được.
POKKEN TOURNAMENT – WII U và POKKEN TOURNAMENT DX – SWITCH
Vào năm 2015 tại Nhật Bản, The Pokemon Company đã hợp tác với Namco Bandai cho mắt loại game Pokemon hoàn toàn mới với thể loại song đấu trực chiến trên các máy game thùng. Và không lâu sau đó, ngày 18 tháng 03 năm 2016 game được phát hành toàn thế giới trên hệ máy Wii U.
Những tưởng Pokemon sẽ không còn xuất hiện trên home console nữa nhưng với lần trở lại này game đã được lột xác hoàn toàn. Đây mới thực sự là dòng game Pokemon song đấu mà Nintendo nên phát hành trên Wii thay cho bản Battle Revolution Pokken Tournament được phát triển bởi Namco Bandai hợp tác với Pokemon Company phát hành, không còn Logo Nintendo trên bìa đĩa nữa, đánh dấu việc Nintendo ngưng trực tiếp phát hành Pokemon trên home console và giao việc đó lại cho phía Pokemon Company.
Game đưa bạn điều khiển trực tiếp các Pokemon đã chọn đánh với các Pokemon của đối thủ trong 1 sàn đấu 3D hoàn toàn, cùng với các Pokemon Support cho bạn. Người chơi có thể di chuyển 1 cách linh hoạt cũng như ra những đòn thế đầy mãn nhãn. Cách thiết kế nhân vật và âm thanh cho game được làm rất tốt. Hiệu ứng đồ họa là điểm cộng đáng giá. Ngoài ra, cùng với tính năng Online được làm hoàn chỉnh khiến game có giá trị chơi cao hơn rất nhiều. Bạn có thể đấu những giải đấu Online trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở phiên bản Wii U vẫn bị hạn chế về số lượng Pokemon so với game thùng, 16 pokemon so với 20 pokemon trên arcade.
Ngoài ra, trên Wii U còn hỗ trợ cả amiibo, những figure mà Nintendo đã tạo. Pokken Tournament có thể nhận được tất cả các loại amiibo, không nhất thiết phải là amiibo pokemon. Khi bạn nhập vào game sẽ cho bạn các phần thưởng như gold, các món quà đặt biệt hoặc là trang phục cho các pokemon.
Về phía các nhận xét của các trang game, ở những trang đánh giá game lớn, Pokken Tournament đều nhận được đánh giá tích cực. Đây là sự lột xác hoàn toàn cho những chú Pokemon. Bạn sẽ đắm chìm vào trong những khung hình và tận hưởng trọn vẹn tính năng Online. Game đã đạt được giải “Game Fighting hay nhất năm” ở giải The Game Awards năm 2016 và doanh số trên toàn thế giới tính đến hiện nay là 1.32 triệu bản.
Bản Pokemon trên Home Console mới nhất được phát hành vào ngày 22 tháng 09 năm 2017 độc quyền trên Nintendo Switch với tên gọi Pokken Tournament DX. Một bản nâng cấp nhiều thứ so với Wii U. Nếu như bản Wii U ít lợi thế hơn game thùng thì Pokken DX nổi trội hoàn toàn trong 3 phiên bản. Game bao gồm tất cả tính năng cũng như pokemon đã có trên wii u và arcade, còn được thêm vào 1 pokemon mới của dòng game pokemon sun – moon, Decidueye, đội support được thêm 2 pokemon mới. Ngoài ra, được nâng cấp thêm nhiệm vụ mỗi ngày, xem lại các trận đấu và nhất là các pokemon sẽ được unlock sẵn, bạn không cần phải hoàn thành game mới unlock được.
Thêm 1 điều quan trọng không kém khi chơi Pokken DX trên Switch là bạn có thể chơi ở khắp mọi nơi, không còn bị bó buộc tại 1 chỗ. Chất lượng đồ họa ngay cả chế độ undock cũng không thay đổi, đây là điểm mạnh của Switch, bạn cũng có thể dùng 2 joycon để có thể cùng đấu với bạn bè.
Không như dòng Pokemon chính trên Handheld được chính Game Freak phát triển và Nintendo toàn lực phát hành, những dòng Pokemon trên Home Console luôn có những thăng trầm nhất định. Với mở màn thành công của Stadium trên N64, pokemon rpg 3d đầu tiên trên GameCube cũng như sự thất bại của Battle Revolution trên Wii và gần đây nhất sự lột xác hoàn toàn của Pokken Tournament trên Wii U. Nintendo cũng như The Pokemon Company đã đem đến những hương vị mới cho các fan Pokemon, có người đón nhận và cũng không ít người không ủng hộ những bản Pokemon này. Dù sao, đó cũng là 1 phần của thế giới Pokemon.
Bản pokemon tiếp theo trên Home Console lai Handheld sẽ do chính Game Freak thực hiện và dự kiến phát hành vào cuối năm 2018. Cuối cùng, sao bao nhiêu năm mong muốn của nhiều người cũng thành sự thật, một bản pokemon chính thống xuất hiện trên màn hình TV. Pokemon luôn gắn với Nintendo, và một phần quan trọng của Nintendo mang tên Pokemon đã thay đổi hướng đi của cả một dòng game và mang lại tín hiệu tích cực cho hệ máy này quả là một điều đáng mừng cho fan của Pokemon.
Theo Game4V
Pokemon Sword and Shield có đúng khi cắt giảm Pokedex?
Pokemon Sword and Shield là phiên bản đầu tiên trong dòng game Pokemon không cho các fan của mình gặp lại toàn bộ những Pokemon của thế hệ trước, đây cũng chính là thứ khiến tựa game bị nhiều người đánh giá không tốt. Nhưng làm như vậy lại đem tới nhiều thứ tốt hơn cho tựa game này.
Điểm tốt đầu tiên có thể thấy được khi game có ít pokemon hơn, là việc hoàn thành Pokedex trở nên khả thi hơn rất nhiều. Thật sự, đa phần người chơi đều bị ảnh hưởng bỏi câu sologan từ những ngày đầu game ra mắt là "Gotta catch 'em all." nên họ thường chỉ chú tâm đến việc bắt càng nhiều pokemon càng tốt để rồi đa phần bỏ cuộc giữa chừng vì số lượng cần bắt quá lớn.
Điểm tốt thứ hai mà chúng ta có thể thấy được là việc người chơi sẽ phải tập làm quen với những chú pokemon mới xuất hiện hơn là chỉ loay hoay với những con pokemon cũ. Từ đó họ sẽ khám phá ra những lối chơi mới để tận hưởng tựa game yêu thích của mình. Bên cạnh đó, các Pokemon cũng được tinh chỉnh lại các chỉ số sao cho cân bằng hơn để không còn cảnh trong một giải đấu vô địch chỉ xuất hiện loay hoay vài loại pokemon có sức mạnh vượt trội (điều cực kỳ hay xảy ra trong các giải đấu lơn).
Cuối cùng, việc số lượng Pokemon ít đi giúp giảm tải công việc Game Freak phải giải quyết (đây cũng là nguyên do khiến nhiều game thủ gọi họ là những kẻ lười biếng khi không đem tòa bộ Pokemon vào tựa game mới). Từ đó họ có thể tập trung tạo ra những thứ mới mẽ cho dòng game vốn đang bị cho là đi vào lối mòn này. Trong Sword and Shield, ta có thể thấy hãng đã xây dựng nên một hệ thống sinh thái tuyệt vời với việc các pokemon được phân bổ hợp lý, thêm vào nhiều cơ chế mới như Gigantamax và hệ thống cắm trại, nấu ăn khiến game trở nên sinh động, chân thật hơn rất nhiều.
Có thể các bạn không đồng ý với Game4V nhưng dòng game Pokemon vẫn trung thành với những giá trị cốt lõi của mình, nhưng game phải thay đổi để có thể giúp các bạn có những trải nghiệm mới tốt hơn. Việc chúng ta cần làm là chấp nhận những thay đổi mới đó để tạo điều kiện cho nhà sản xuất game tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Nếu các bạn là fan của dòng game này thì hôm nay một số shop tại Việt Nam đã Pokemon Sword and Shield các bạn có thể thử trải nghiệm xem những gì người viết đã noi ở trên.
Theo Game4v.com
Giai đoạn khó khăn của Game Freak và tạo hình Pokemon gây tranh cãi Dù Pokemon Sword and Shield chỉ còn vài ngày nữa là sẽ ra mắt game thủ. Tuy nhiên gần đây tựa game dính phải nhiều lùm xùm về tạo hình của Pokemon gây tranh cãi, game cắt giảm số lượng Pokemon các phiên bản cũ,.... Vậy trong bài viết này cùng Game4V chúng tôi tìm hiểu về Game Freak và những câu chuyện...