Chàng cử nhân bỏ việc ôm mộng về quê trồng gấc làm son môi, tinh dầu
Ý tưởng sản xuất son môi, tinh dầu từ trái gấc chín của chàng cử nhân công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Chương, ngụ ấp Núi Đỏ, xã Bàu Sen, TX.Long Khánh, Đồng Nai đã thúc đẩy anh rời bỏ công việc ổn định với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng ở TP.Hồ Chí Minh để về quê nhà trồng gấc.
Từ 6 sào gấc khởi nghiệp, anh Nguyễn Tiến Chương đã liên kết với nhiều nông dân xây dựng được vườn gấc trên 10 hécta và thành lập Công ty TNHH gấc Trọng Tín chuyên về gấc sấy khô, tinh dầu và mỹ phẩm làm từ gấc.
Tinh dầu gấc của anh Nguyễn Tiến Chương (trái) được chào bán qua mạng và các đại lý trong nước.
Bỏ dạy học về nhà trồng gấc
Như bao học sinh con em gia đình nông dân, cậu học trò Nguyễn Tiến Chương sau khi tốt nghiệp THPT cũng ấp ủ giấc mơ vào đại học để thoát cảnh chân lấm tay bùn. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin ở Trường đại học khoa học tự nhiên TP.Hồ Chí Minh, chàng cử nhân Nguyễn Tiến Chương ở lại TP.Hồ Chí Minh để làm việc.
Công việc giảng dạy tin học tại Trường ngoại ngữ tin học InfoWorld (quận 3, TP.Hồ Chí Minh), rồi làm quảng cáo, bán hàng online cho thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng mới đầu hấp dẫn chàng trai 8X, nhất là mỗi lần anh về nhà thăm gia đình được nông dân ấp Núi Đỏ và bạn bè cùng trang lứa trầm trồ khen ngợi tài năng lẫn thu nhập mà anh kiếm được.
Sau 3 năm sống tại TP.Hồ Chí Minh, anh Chương tích cóp được số vốn dư dả để cưới vợ, tậu đất và cất nhà ở ấp Núi Đỏ trị giá trên 600 triệu đồng. Tuy nhiên, từ ngày cưới vợ, mua đất và tậu nhà ở ấp Núi Đỏ, anh Chương chán sống cảnh phồn hoa đô hội và việc giảng dạy mà mong muốn làm nông dân.
Anh Chương kể, cất nhà cưới vợ xong còn dư ít tiền, anh về xã Suối Tre mua đất lập vườn cây ăn trái theo lời cha chỉ bày. Tìm được khu đất vừa ý với giá 250 triệu đồng, anh nhanh chóng đặt cọc và hẹn ngày đôi bên ra UBND xã làm thủ tục chuyển nhượng.
Mừng vì mua được khu đất giá rẻ, vườn cây trên khu đất thu hoạch bán đi cũng được trên 50 triệu đồng, chàng cử nhân tấp vào một quán nước gần đó ngồi nhâm nhi ly cà phê và thưởng thức âm nhạc. Trong lúc thả hồn trong âm nhạc, anh được một nông dân tên Dũng bắt chuyện làm quen và đề nghị được thuê lại khu đất anh mới mua với giá 60 triệu đồng trong 3 năm để trồng gấc.
Đề nghị của nông dân Dũng khiến anh Chương cảm thấy hoài nghi, bởi cây gấc không phải là cây trồng mới mẻ đối với nông dân ấp Núi Đỏ và các vùng khác trên địa bàn TX.Long Khánh mà từ nhỏ anh đã biết. “Trồng gấc để nấu xôi thì làm sao có giá trị kinh tế?” – anh Chương tò mò hỏi.
Video đang HOT
Nông dân tên Dũng chẳng giấu giếm, thổ lộ rằng ông đã có mối bán gấc tươi cho các chợ đầu mối với giá 10 ngàn đồng/kg. Nghe lời bùi tai, chàng cử nhân Chương về nhà lên mạng tìm hiểu về gấc.
Cử nhân Nguyễn Tiến Chương (bìa phải) giới thiệu với nông dân về vườn gấc của mình.
Khuấy động phong trào trồng gấc
Qua tìm hiểu, anh Chương thấy trồng gấc đem lại giá trị kinh tế cao không thua kém các cây trồng khác mà nông dân TX.Long Khánh đang ồ ạt chuyển đổi, nhất là khi trái gấc được xuất ra thị trường nước ngoài giá trị sẽ được nâng cao gấp nhiều lần so với giá bán trong nước.
Sau khi đã tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và thị trường tiêu thụ gấc, anh Chương quyết định thuê 6 sào đất của nông dân ấp Núi Đỏ trồng thử nghiệm. Thấy chàng cử nhân công nghệ thông tin bỏ công việc với thu nhập cao ở thành phố về làm nông dân trồng gấc, không ít người lắc đầu chê bai lẫn hoài nghi cho rằng anh sẽ “chết” vì gấc như bao nông dân khác.
Nhờ chủ động tìm được đầu ra cho trái gấc, anh Chương mạnh dạn rủ thêm 4 người bạn thuở học trò đầu tư trồng gấc. Được nhóm bạn đồng ý hùn vốn, chàng cử nhân thuê luôn 9 hécta đất của Nông trường cao su An Lộc ở xã Suối Tre để trồng gấc, mở lò sấy gấc, thành lập công ty thu mua gấc, sấy gấc và sản xuất tinh dầu, mỹ phẩm từ trái gấc.
Anh Chương cho biết tinh dầu, mỹ phẩm làm từ trái gấc của công ty anh được chiết xuất thành công từ công trình nghiên cứu của một người bạn kỹ sư hóa. Để công trình thành công, nhóm của anh đã hỗ trợ cho người bạn kỹ sư toàn bộ kinh phí, như: quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm, đăng ký độc quyền sáng chế… Hiện sản phẩm tinh dầu gấc của công ty anh đang được vài khách hàng ở Thái Lan, Hoa Kỳ ngỏ ý giao dịch và 2 bên đang thỏa thuận về giá bán, số lượng cung ứng.
Thành công bước đầu, anh Chương cùng nhóm bạn tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển vùng chuyên canh nguyên liệu gấc với hình thức bao tiêu giá thu mua có lãi nhất để kích thích nông dân trồng; đồng thời hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để đưa các sản phẩm về tinh dầu gấc ra thị trường nội địa và xuất khẩu.
Anh Chương tâm sự tìm chỗ đứng cho trái gấc không khó, khó nhất là lấy lại niềm tin trong lòng nông dân về trái gấc thì công ty của anh mới có được nguồn hàng lớn để chế biến, xuất khẩu.
Theo Đoàn Phú (Báo Đồng Nai)
TP HCM sẽ thành đô thị thông minh như thế nào
Đề án đô thị thông minh nhắm đến chất lượng sống tốt cho người dân và họ có thể tham gia giám sát, quản lý, xây dựng thành phố.
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến (Phó ban điều hành đề án đô thị thông minh) vừa trình HĐND thành phố Đề án xây dựng TP HCM thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2020.
Đề án nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay; giúp thành phố phát triển nhanh, bền vững và cung cấp nhiều dịch vụ cho đời sống xã hội, người dân.
Người dân sẽ được cung cấp các tiện ích hỗ trợ để có thể ra quyết định một cách tối ưu. Việc tương tác giữa người dân với chính quyền sẽ dễ dàng; đồng thời tham gia giám sát, quản lý và xây dựng thành phố.
Doanh nghiệp sẽ có môi trường minh bạch, đơn giản, thuận tiện hoạt động và được cung cấp nhiều thông tin để có quyết định kinh doanh chính xác.
Còn đối với các tổ chức xác hội, đô thị thông minh tạo ra kết nối phản hồi thông tin để họ tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cung cấp các dịch vụ cho đô thị.
Đề án đô thị thông minh được kỳ vọng sẽ giúp người dân có chất lượng sống tốt hơn. Ảnh: Hữu Công.
Áp dụng triệt để công nghệ thông tin
Để xây dựng đô thị thông minh, trong thời gian tới TP HCM phải thực hiện 4 nhiệm vụ: Xây dựng kho dữ liệu dùng chung và phát triển hệ sinh thái dữ liệu; Trung tâm nghiên cứu mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội; Trung tâm điều hành thông minh và an toàn thông tin.
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, đô thị thông minh mà thành phố đang muốn xây dựng sẽ ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ với bộ máy hành chính (nâng cao công tác quản lý điều hành) mà còn với mọi lĩnh vực đời sống, xã hội liên quan trực tiếp người dân.
"Việc quản trị đô thị sẽ dần chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. Thay vì chỉ phản ứng khi xảy ra sự cố, bức xúc của người dân, chính quyền có thể sử dụng công cụ thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cùng các công cụ phân tích ... để chiết xuất thông tin, tiên lượng các vấn đề có thể xảy ra, xây dựng các chiến lược phát triển và kịch bản ứng phó phù hợp", ông Tuyến nói.
Cải cách hành chính
Trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính, đô thị thông minh sẽ giúp người dân, doanh nghiệp "chỉ ở nhà nộp hồ sơ, thanh toán chi phí qua Internet"... rồi ngồi chờ kết quả thông qua bưu điện.
Sở ngành sẽ là đầu mối tiếp nhận dịch vụ công, chủ động liên thông với những nơi liên quan để giải quyết. Khi có kết quả cuối cùng sẽ gửi đến người dân, không để người dân phải "vác hồ sơ chạy lòng vòng".
Những công cụ kiểm soát hiện đại sẽ giải quyết hồ sơ; chặn đứng việc cán bộ thụ lý ngâm hồ sơ, sách nhiễu, gây phiền hà người dân.
Trường hợp khám chữa bệnh ở bệnh viện công sẽ được đăng ký giờ khám, dịch vụ, lựa chọn bác sĩ qua mạng - thay vì phải đến chầu chực xếp hàng mất nhiều thời gian như hiện nay. Thậm chí ở trong nước có thể đăng ký khám, hội chẩn với bác sĩ, chuyên gia y tế nước ngoài...
Tăng năng lực cạnh tranh và chất lượng sống
Dù là trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học của cả nước nhưng so với các đô thị khác trên 2 tiêu chí quan trọng là năng lực cạnh tranh và chất lượng sống, TP HCM đang đứng cuối bảng; xếp sau Jakarta (Indonesia), Kuala Lumpur (Malaysia), Singapore, Manila (Phillippines)...
Nguyên nhân là do dân số tăng nhanh làm quá tải hạ tầng đô thị (dẫn đến kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, tội phạm diễn biến phức tạp); kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, việc quản lý đô thị còn nhiều bất cập, chất lượng phục vụ người dân chưa tốt; ứng dụng công nghệ thông tin chưa mang tính tổng thể, chưa đạt kết nối cao giữa các lĩnh vực...
Theo chính quyền thành phố, xây dựng đô thị thông minh là một xu hướng của thế giới. Từ giữa thập niên 2000, một số nơi trên thế giới đã bắt đầu ứng dụng mạnh các công nghệ thông tin truyền thông như điện toán đám mây, công nghệ di động, mạng xã hội... Việc này nâng cao được năng lực thu thập, chia sẻ dữ liệu và dự báo phục vụ công tác quản lý đô thị; giúp tối ưu các nguồn lực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
Nhiều quốc gia và thành phố lớn đang triển khai xây dựng đô thị thông minh tiêu biểu như: Singapore, London, Chicago, New York, Seoul, Hongkong... Do đó, thành phố cần tận dụng thời cơ này để trở thành đô thị thông minh nhằm phát huy các thế mạnh, hỗ trợ tốt cho 7 chương trình đột phá.
Trung Sơn
Theo VNE
Làm nhà lưới "nhốt" rau sạch, nhà nông có thu nhập cả chục triệu/tháng Mong muốn có nông sản sạch đến với người tiêu dùng, anh Nguyễn Văn Thiện - nhà nông (41 tuổi) thôn Bình Minh, xã Quế Nham, huyệnTân Yên (Bắc Giang) đã đầu tư hẳn nhà lưới trồng rau, củ quả. Người địa phương nói vui, anh Thiện trồng theo kiểu "nhốt" rau, củ quả trong nhà lưới. Mô hình nhà trồng rau, củ,...