Chẳng còn chỗ phơi quần áo vì ban công quá chật thì đây là giải pháp làm khô quần áo hiệu quả và cực tiết kiệm diện tích
Nhiều gia đình hiện nay đã bịt kín ban công để nới rộng không gian nhà thì đây là những cách có thể làm khô quần áo nhanh chóng.
Ban công là một trong những vị trí đẹp và lãng mạn của căn nhà. Nếu dùng ban công chỉ để phơi quần áo thì thật lãng phí. Nhiều gia đình đã bịt kín ban công để nới rộng không gian nhà. Sau đó biến khu vực ban công để làm nơi thư giãn nghỉ ngơi, đọc sách và uống trà đồng thời sống ảo vô cùng lý tưởng.
Ban công đã bị trưng dụng làm nơi thư giãn, sống ảo.
Vậy một vấn đề đặt ra là gia đình bạn sẽ phơi quần áo ở đâu? Hãy cứ yên tâm rằng không cần đến khoảng trống ban công bạn vẫn có những bộ quần áo khô ráo, thơm tho như thường!
1. Sử dụng máy sấy
Máy sấy ngày càng trở nên phổ biến trong các hộ gia đình. Khi sử dụng máy sấy, không gian ban công của bạn sẽ được giải phóng hoàn toàn. Bạn không cần phải tìm kiếm và lo lắng đến địa điểm phơi quần áo nữa. Chẳng những quần áo cả gia đình bạn được làm khô mà còn được khử trùng sạch sẽ.
Bạn có thể đặt máy sấy trong nhà tắm, nhà bếp, góc ban công, phòng ăn hoặc bất kỳ vị trí nào bạn thích mà tận dụng được không gian.
Video đang HOT
Một ưu điểm tuyệt vời nữa của máy sấy là khi giặt quần áo bạn chẳng cần bận tâm đến thời tiết. Dù trời mưa dầm cả tuần thì quần áo của bạn vẫn khô ráo và thơm tho.
2. Sử dụng các công cụ phơi quần áo tiết kiệm không gian
1. Cây phơi đồ thẳng đứng
Loại cây phơi đồ thẳng đứng so với thiết kế nằm ngang thì tiết kiệm không gian hơn rất nhiều. Nó vừa có thể dùng để phơi quần áo ẩm hoặc treo mũ, áo khoác cho gọn nhà. Thiết kế này có thể đặt ở mọi nơi trong nhà, từ phòng khách đến phòng làm việc, phòng ngủ hay ban công và cũng rất tiện lợi khi mang đi xa.
2. Dây phơi vô hình (dây phơi rút gọn)
Loại dây phơi này có thể lắp đặt ở mọi vị trí trong nhà, giống như một vật trang trí trên tường. Dây phơi làm bằng thép không gỉ, có thể dễ dàng rút lại vào hộp để tiết kiệm không gian. Thiết kế dây phơi này có tải trọng lên đến 15kg.
3. Thanh treo quần áo không cần khoan tường
Thanh treo quần áo dạng này được thiết kế hai đầu có khả năng bám dính, bạn không cần khoan tường vẫn có thể lắp đặt dễ dàng. Khi không có nhu cầu sử dụng nữa, chỉ cần tháo ra và cất đi.
4. Giá phơi di động
Trường hợp bạn không muốn phải gắn bất cứ thứ gì lên giường, giá phơi di động đặt trên sàn chính là một gợi ý lý tưởng. Bạn có thể đi chuyển giá phơi quần áo này đến vị trí nào tùy ý thích, từ phòng làm việc, phòng khách, nơi gần cửa sổ hay ban công… Loại giá di động này được dùng để phơi chăn rất hiệu quả.
7 mẹo khắc phục sự cố quần áo bị mốc meo
Đừng bỏ qua những mẹo vặt dưới đây sẽ giúp các bạn khắc phục sự cố quần áo bị mốc.
1. Vệ sinh máy giặt thường xuyên
Nghe có vẻ khá vô lý, nhưng những chiếc áo bị ố bẩn, mốc có thể xuất phát từ nguyên nhân chiếc máy giặt nhà bạn có nhiều chất bẩn bị tích tụ quá lâu.
Vì vậy hãy vệ sinh máy giặt thường xuyên bằng cách bật máy lên, đặt mức nước như khi giặt bình thường, sau đó đổ nước nóng vào, thêm 4 cốc giấm và nhấn nút để máy hoạt động bình thường. Cách này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn trong những ngóc ngách nhỏ mà chúng ta không thể nhìn thấy.
2. Thêm giấm trộn trong quá trình giặt
Ai cũng biết rằng nếu quần áo bốc mùi bị hôi thì cần phải giặt lại và sử dụng giấm trắng và có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc tẩy. Nhưng đối với một số loại vải dày và vải denim... thì nên ngâm trong nước có pha 1 cốc giấm trên trong 2-3 giờ trước khi giặt như bình thường.
3. Phơi quần áo dưới trời nắng hoặc thoáng gió
Một lý do khác khiến quần áo trở nên cũ kỹ là vì nó chứa vi khuẩn và đó cũng là nguyên nhân khiến áo có mùi mốc. Một cách khác để khắc phục sự cố này là phơi quần áo đã giặt dưới ánh nắng mặt trời, hoặc nếu chúng không thể phơi nắng thì bạn nên treo vải ở khoảng cách hợp lý và treo ở nơi có gió thổi qua, chẳng hạn như cạnh cửa sổ hoặc ngoài ban công.
4. Rắc baking soda lên quần áo bị mốc
Ngoài việc loại bỏ vết bẩn thì baking soda cũng có đặc tính giúp loại bỏ mùi mốc trên quần áo. Phương pháp hạn chế mùi hương với baking soda rất đơn giản là rắc baking soda lên quần áo bị mốc ở bên trong và bên ngoài áo rồi để chúng trong một đêm. Sáng hôm sau dùng bàn chải mềm để chải trước khi treo quần áo đó lên hoặc giặt lại.
5. Chanh và muối
Có lẽ nguyên nhân khiến áo sơ mi bị hôi là do nấm phát triển trên quần áo của chúng ta. Để hạn chế nấm thì chúng ta hãy dùng nước cốt chanh và rắc muối hạt lên trên vết bẩn, dùng ngón tay chà xát một lúc rồi đem vải ra phơi nắng Để nước chanh và muối khô hoàn toàn. Sau đó dần dần mang quần áo đi giặt như bình thường.
6. Sử dụng máy sấy
Quần áo đã giặt xong không khô hẳn dù dưới mưa trong nhiều ngày liên tục sẽ làm tăng nguy cơ khiến quần áo dày có mùi ẩm mốc. Vì vậy hãy dùng máy sấy thay vì phơi ngoài nắng, vừa tiện lợi lại tiết kiệm thời gian. Làm khô nước cuối cùng từ máy giặt là xong. Có thể tiếp tục cho quần áo vào máy sấy. Đợi một chút quần áo khô và sẵn sàng để mặc.
7. Chọn bột giặt và công thức làm mềm vải giúp giảm mùi mốc
Một thành phần khác giúp loại bỏ khá tốt mùi ẩm mốc của quần áo là chọn chất tẩy rửa và chất làm mềm vải công thức. Một số người có thể không thoải mái khi giặt giũ trong ngày hoặc chưa sẵn sàng mua máy sấy quần áo thì hãy sử dụng bột giặt và nước xả vải được pha chế để giảm mùi mốc. Cái nào có mùi mốc nên để riêng ra rổ, đợi ngày nắng ráo rồi dùng những cách ở trên để giặt những bộ quần áo bị mốc đó./.
Dùng ban công để phơi quần áo, hãy quyết định lại sau khi đọc bài này Bạn thích một ban công tràn ngập màu xanh, sắc hoa để mỗi sáng tỉnh dậy hít hà sự thi vị ấy hay ngán ngẩm nhìn loạt quần áo phơi đầy ở ban công? Hiện nay, ở nhà chung cư đang là xu hướng của thời đại. Dù không có sân vườn nhưng mỗi căn hộ vẫn có một đến hai ban công...