Chẳng có tiền mua quần áo cho con vì chồng vô trách nhiệm
Chị gái tôi còn phải đi xin quần áo cũ cho các con tôi mặc. Tôi nói với chồng không kết quả gì và có nhiều lần anh còn đánh tôi.
ảnh minh họa
Chúng tôi là dân tỉnh lẻ lên thành phố học và lập nghiệp tại đây. Tôi 34 tuổi, chồng 37 tuổi, cưới nhau được 7 năm và đã có hai con nếp tẻ đều đủ. Hiện tại chúng tôi đã có nhà riêng và một công việc gọi là tạm đủ, nhiều người nhìn vào và nghĩ rằng gia đình tôi như thế là hạnh phúc nhưng mọi thứ chỉ là bề ngoài. Ngay từ khi mới yêu nhau tôi đã thấy anh là một người gia trưởng, không quan tâm, hờ hững, không biết nịnh, khi đó nhiều người nói lấy anh sau này tôi sẽ khổ. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng thấy anh là một người có trách nhiệm với gia đình, hơn thế nữa anh không cờ bạc, rượu chè, không hay la cà quán xá.
Mấy năm đầu cưới nhau cuộc sống của tôi cũng phẳng lặng, không mấy hạnh phúc nhưng lúc đó tôi cố gắng vượt qua và nghĩ có thể con cái còn nhỏ và vẫn phải đi thuê nhà nên anh mới cư xử như thế. Cho đến thời điểm này tôi không biết mình có đủ sức vượt qua nữa không. Ngay từ khi cưới nhau tiền lương của anh không hề đưa cho tôi chi tiêu vì anh bảo tích góp vào mua đất và làm nhà. Tôi nghĩ như thế là hợp lý, bản thân cũng tốt nghiệp đại học nhưng do tôi mang bầu khó khăn và sinh hai bé gần nhau (cách nhau 2 năm) nên công việc không mấy thuận lợi.
Khi tôi sinh bé thứ nhất đã phải nghỉ việc vì trông bé rồi lại chuẩn bị đón bé thứ hai, lúc đó tôi tự đi dạy thêm để kiếm tiền trang trải cho gia đình. Đến thời điểm này khi hai bé đã lớn (6 và 4 tuổi), chúng tôi đã có một căn nhà nhỏ nhưng công việc của tôi luôn gặp khó khăn, vì một phần tôi cũng nhiều tuổi, phần nữa học ngành rất khó xin nên trong một năm tôi đã phải chuyển công việc tới 3 lần. Ngày trước các bé còn nhỏ thì gia đình có thể ăn qua ngày, chủ yếu tiền kiếm được dành cho hai bé, nhưng đến thời điểm này khi hai bé lớn và đã đi học thì tôi đi làm với công việc không ổn định nên không đủ sức lo được nữa.
Tôi bảo anh hãy đưa cho tôi một phần lương để bù vào lo cho gia đình nhưng anh bảo chưa trả nợ xong (chúng tôi làm nhà có vay một ít). Qua người thân tôi biết anh đã trả nợ hết và vô tình tôi cũng nhìn thấy sổ tiết kiệm của anh. Tôi đã nói rất nhiều và nhờ cả bố mẹ chồng nói là các con cần phải chăm chút hơn trong ăn uống và học hành nhưng anh không hề thay đổi. Anh còn cáu gắt, chửi tôi và nói tôi tự mà lo, anh không biết.
Nhiều lần tôi mặc kệ không đóng tiền học cho con mà anh cũng không đóng, cô giáo giục tôi rất xấu hổ đành phải đi vay để đóng. Rồi có những hôm tôi không mua thức ăn cho cả nhà, anh cũng không mua, cứ đi làm đêm và ngày về ngủ. Tôi rất buồn nhưng rất thương các con, chúng đã thiệt thòi rất nhiều so với bạn bè. Về phía gia đình nhà tôi, anh chị em cũng giúp đỡ nhưng chỉ được phần nào vì họ còn lo cho con cái, chị gái tôi đã phải đi xin quần áo cũ của bạn bè để cho hai bé nhà tôi mặc lại. Nói với chồng không kết quả gì và có nhiều lần anh còn đánh tôi.
Tôi mấy lần viết đơn ra tòa nhưng vừa thương con vừa lo sợ sẽ không được quyền nuôi con do công việc không ổn định, lương lại thấp. Giờ đây anh không còn yêu tôi nữa nhưng anh cũng phải nghĩ đến các con mà có trách nhiệm với chúng chứ. Cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi, đã nửa năm nay tôi và anh không nói với nhau câu nào mặc dù sống dưới một mái nhà. Sáng tôi đưa hai con tới trường, chiều anh chỉ đón về và đi làm (anh làm đêm và đi từ 17h30 chiều). Tôi về nấu cơm và 3 mẹ con ăn. Tôi không biết mình còn đủ sức để lo cho các con nữa không vì hiện tại trong người tôi cũng có rất nhiều bệnh nhưng không có tiền đi khám. Tôi rất bế tắc, không biết mình sẽ sống và hành động như thế nào nữa. Rất mong các bạn cho tôi một lời khuyên chân thành. Xin cảm ơn.
Video đang HOT
Theo VNE
Lá đơn ly hôn và cơ hội cuối cùng dành cho chồng
Cô vội ngồi dậy, tiến tới bàn làm việc và viết đơn ly hôn. Lòng cô đã nguội lạnh song cô vẫn còn yêu và thương chồng. Lá đơn này chính là cơ hội cuối cùng dành cho chồng.
Đang bữa cơm tối,con trai ríu rít kể chuyện ở lớp thì điện thoại đổ chuông dồn dập. Cô vừa nhấc máy lên, không để cô kịp nói, đầu dây bên kia đã lớn tiếng quát nạt xiết nợ.
Buông điện thoại, tâm trạng thực sự nặng nề, thở dài chán nản, cô quay qua bảo chồng "Anh còn muốn làm khổ mẹ con em đến bao giờ, không thương em, cũng mong anh thương lấy con! Nhà mình đâu còn thứ gì đáng giá nữa để bán trả nợ cho anh".
Cô chưa kịp dứt lời, anh đã buông chén đũa, gằn giọng "Anh biết rồi, đừng nói nữa, khó nghe lắm". Rồi anh vội vàng đứng lên, nổ xe máy đi, mâm cơm bỏ dở lạnh lẽo trên bàn.
Nhìn con trai ngơ ngác gọi bố mà cô thương đến quặn lòng. Gia đình cô không phải giàu có dư dật tiền bạc nhưng từng rất ấm êm hạnh phúc. Saogiờ lại rơi vào cảnh trớ trêu này
Con trai sẽ dần lớn lên và hiểu chuyện, con sẽ nghĩ gì khi có người cha cờ bạc. Ảnh minh họa.
Vợ chồng cô đều ở quê lên thành phố học rồi ở lại lập nghiệp, lấy nhau bắt đầu từ hai bàn tay trắng, sống nơi đô thị xô bồ ồn ào chẳng mấy dễ dàng gì. Những ngày mới bắt đầu quả thực nhọc nhằn vô cùng, khi công việc hai vợ chồng bấp bênh, thu nhập chẳng đáng bao so với trăm khoản phải chi tiêu đắt đỏ, lại thêm nặng gánh trách nhiệm với bố mẹ già hai bên.
Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, cô cố vun vén co kéo chi tiêu thì đồng lương ít ỏi vẫn không biết nhấc lên đặt xuống sao cho vừa nên thiếu trước hụt sau...
Nhớ lại ngày đó, lúc nào cô cũng đau đáu ước mơ có được một ngôi nhà, nhỏ thôi cũng được nhưng ấm cúng. Cô sẽ trồng thật nhiều hoa treo xung quanh cho không gian nhà thêm phần tươi tắn màu sắc. Vợ chồng sẽ thôi sống cảnh thuê tạm bợ trong căn phòng trọ chật chộisâu trong hẻm nhỏ, mùa hè hơi nóng phả ra từ tấm lợp mái xi măng ngột ngạt, thiêu đốt, đêm nằmtrở mình không sao ngủ được.
Mùa đông gió lạnh rít từng cơn lùa qua cửa sổ, mưa rả rích, quần áo phơi chằng chịt chẳng biết treo vào đâu cho khô. Nhưng sợ nhất cảnh, ở hôm nay chẳng biết ngày mai, mỗi lần tìm rồi dọn sang nhà mới biết bao mệt mỏi lỉnh kỉnh...
Sau 3 năm tiết kiệm dè xẻn chắt chiu, vay mượn thêm họ hàng nội ngoại hai bên, vợ chồng cũng gom góp mua được căn chung cư nhỏ. Dù nó hơi cũ, xuống cấp một chút, lại ở ngoại ô thành phố nhưng dù sao cũng là nhà của riêng mình.
Cô tính vợ chồng cứ chăm chỉ làm ăn, đời không phụ những ai biết nỗ lực cố gắng, khi nào điều kiện kinh tế khá giả hơn thì sẽ sửa sang, mua nhà mới khang trang bề thế hơn.
Nhưng ở đời có nhiều sự việc chẳng tính được vẹn toàn. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp lao đao rồi giải thể, công ty anh lúc đầu cắt giảm lương nhân viên, sau tính đến chuyện cắt giảm nhân sự. Anhchán, chẳng cần đợi họ sắp xếp vào danh sách cắt hay không mà đã lập tức xin nghỉ việc.
Anh bảo với cô thực lòng anh cũng muốn bung ra tự làm ăn kinh doanh riêng. Anh vạch ra những ý tưởng, chiến lược kinh doanh bài bản, vẽ ra viễn cảnh tương lai, thấy chồng có ý chí vươn lên như vậy cô thêm mừng.
Bao khoản tiền tiết kiệm còn lại trong nhà, cô dồn hết lại đem đưa cho chồng, thậm chí anh còn lấy cả sổ đỏ đem cắm cho người ta vay mượn thêm lấy vốn làm ăn. Tháng nối tiếp tháng đi qua, việc làm ăn chẳng thuận buồm theo gió như dự tính, tiền vốn cứ hao hụt dần còn tiền nợ ngày một nhiều hơn. Không muốn vợ chồng xung đột bất hòa, cô nhẫn nhịn chẳng gặng hỏi thêm.
Cho đến khi việc làm ăn của anh thất bại đổ bể hoàn toàn, không cứu vãn được nữa thì niềm tin trong cô mới vỡ òa thành nước mắt. Số tiền nợ đã lên tới con số hàng trăm triệu, ngôi nhà cô chờ đợi mãi mới có được thì giờ đây cũng đứng trước nguy cơ bị mất. Bao nhiêu năm vợ chồng cặm cụi làm việc vất vả, ki cóp, giờ quay lại vạch xuất phát từ con số 0, cõng thêm trên lưng khoản nợ chẳng biết khi nào mới trả hết.
Lòng buồn bã, anh xin lỗi cô khi để gia đình rơi vào tình cảnh này. Cô vừa giận, vừa trách nhưng lại cũng thương anh, thương con. Cô nghĩ lúc này đây mình phải vững vàng để trở thành điểm tựa tinh thần cho chồng.
Trong những ngàynhàn rỗi quanh quẩn ở nhà, không biết bằng cách nào, nghe ai rủ rê anh vướng lô đề cờ bạc. Nhiều hôm anh đi từ sớm tới khuya, bỏ mặc cửa nhà.
Sáng nay tỉnh giấc, chồng cô vẫn chưa về nhà. Cô biết chắc, cả đêm qua anh lại ngồi vui chiếu bạc nơi nào. Anh luôn bảo thương yêu vợ con, nhưng cô nghĩ, yêu thương phải gắn liền với trách nhiệm.
Nếu anh cứ tiếp tục trượt chân ngã, sống cuộc sống vô trách nhiệm như thế thì cô và con liệu có thể mong chờ điểm tựa gì ở anh. Rồi con trai sẽ dần lớn lên và hiểu chuyện, con sẽ nghĩ gì khi có người cha cờ bạc. Cô không thể tiếp tục cam tâm sống với anh mãi thế này.
Lá đơn này chính là cơ hội cuối cùng dành cho chồng. Ảnh minh họa.
Cô vội ngồi dậy, tiến tới bàn làm việc và viết đơn ly hôn. Lòng cô đã nguội lạnh song cô vẫn còn yêu và thương chồng. Lá đơn này chính là cơ hội cuối cùng dành cho chồng.
Cô hy vọng khi đọc đơn, đứng trước sự đổ vỡ hạnh phúc sẽ làm anh choàng thức tỉnh quay đầu lại. Còn nếu anh chẳng thể vì cô, vì con mà đổi thay, thì cô chắc cũng sẽ phải đau lòng mà buông tay anh thôi...
Theo Thu Hiền/Nguoiduatin
Quyết tâm ly hôn vì chồng coi điện thoại hơn cả vợ con Anh quỳ giữa nhà để xin tôi nghĩ lại. Anh hứa từ nay sẽ từ bỏ mọi thứ và chăm sóc cho gia đình tốt hơn. Anh không thể ly hôn dễ dàng như vậy được. Tôi chán nản với người chồng vô tâm, vô trách nhiệm. Hồi chúng tôi mới cưới nhau, mọi người đều trầm trồ. Ai cũng khen tôi lấy...