Chàng cánh cụt si tình, yêu ‘khắc cốt ghi tâm’ nhân vật hoạt hình sau khi bị vợ bỏ
Ngày nào cũng vậy, Grape-kun cứ đúng giờ lại đứng ra nhìn, quỳ dưới chân “nàng thơ” Hululu và làm nhiều động tác “thả thính” bên cạnh người đẹp.
Tại sở thú Tobu của tỉnh Saitama ở Nhật Bản từng có một đôi chim cánh cụt Humboldt tên là Grape và Midori. Cả hai là bạn thanh mai trúc mã, ở bên nhau từ tấm bé và có mối quan hệ yêu đương hơn 10 năm trời.
Những tưởng sẽ cùng nhau chung sống đến đầu bạc răng long nhưng vào năm 2010, Grape-kun bị bệnh, phải nhập viện 6 tháng trời để điều trị. Đến khi quay trở lại, Midori đã bỏ rơi Grape để chạy theo tiếng gọi của một con đực trẻ tuổi khác.
Grape-kun bị vợ bỏ rơi nhưng vẫn phải sống chung đàn và nhìn cô nàng hạnh phúc bên người mới.
Kể từ khi bị bỏ rơi, Grape trở nên trầm tính. Nó xa lánh những con chim cánh cụt khác trong đàn và thường lang thang một mình.
Cuộc sống đơn độc của Grape kéo dài suốt 7 năm liền cho đến một ngày, sở thú Tobu và bộ phim hoạt hình Kemono Friends đã hợp tác tổ chức một chuỗi sự kiện đặc biệt, bao gồm việc đặt các tấm bìa carton hình các nhân vật trong phim vào trong công viên.
Trong số này có hình ảnh của nhân vật Hululu, vốn là chim cánh cụt Humboldt được nhân cách hóa, được đặt trong khu chuồng chim cánh cụt.
Grape đã lập tức bị thu hút bởi nhân vật hoạt hình này, bỏ ra hàng giờ nhìn ngắm và không chịu rời đi. Ngày nào cũng vậy, Grape-kun cứ đúng giờ lại đứng ra nhìn, quỳ dưới chân “nàng thơ” Hululu và làm nhiều động tác “thả thính” ở bên cạnh nàng!
Một Grape thất tình tìm thấy sự an ủi ở Hululu, và cậu chàng dần trở nên vui vẻ, hoạt bát hơn.
Grape bị thu hút bởi tấm bìa hoạt hình.
Ngày ngắm…
… tối ngắm…
Video đang HOT
…thậm chí còn trèo lên gần để ngắm.
Hết đứng rồi lại đến quỳ (chú chim bên phải).
Không chỉ say mê nhan sắc của nàng Hululu, chú chim cánh cụt già này còn tỏ rõ thái độ khi nhân viên mang tấm bìa vào kho do sợ mưa bão. Lúc đó, chú ta lẽo đẽo đi đằng sau yêu cầu trả lại người tình cho mình.
Grape lẽo đẽo theo sau nhân viên đòi lại người tình.
Khi sự kiện hợp tác với Kemono Friends kết thúc, nhận ra được tầm quan trọng của Hululu đối với Grape, lãnh đạo sở thú đã quyết định sẽ để tấm bìa lại làm bạn với chú chim cánh cụt già.
Tuy đã không còn cô đơn nữa nhưng tuổi già lại ập đến khiến Grape-kun không có nhiều thời gian được sống bên “người tình” của mình. Chỉ vài tháng sau khi có được Holulu, Grape-kun đã qua đời ở tuổi 21 (tương đương với một người 80 tuổi).
Grape-kun có riêng một góc tưởng niệm ở sở thú sau khi qua đời.
Đối với những con chim cánh cụt trong sở thú, chúng thường mắc các bệnh về đường hô hấp khi về già và phải trải qua những cơn ngạt thở đau đớn trước khi qua đời.
Nhưng ở trường hợp của Grape-kun thì không như vậy. Nhân viên sở thú kể lại rằng chú chim cánh cụt đã ra đi một cách rất bình yên ở bên cạnh mối tình đặc biệt của mình.
Cảm động vì mối tình chân thành, nhân viên sở thú đã hoàn thành “di nguyện” cuối cùng của Grape khi mang tấm bìa chôn theo chú.
Chuyện tình “khắc cốt ghi tâm” của Grape-kun cho thấy có lẽ tình yêu không chỉ tồn tại ở thế giới con người.
Và vì đến loài vật còn… biết yêu thương nhau, cớ gì con người chúng ta không yêu thương nhau hơn nhỉ?
* Một số thông tin thú về chim cánh cụt có thể bạn chưa biết:
- Chim cánh cụt có xu hướng một vợ một chồng. Sự thay lòng đổi dạ như Midori là điều rất hiểm xảy ra trong cộng đồng cánh cụt.
- Một số ít chim cánh cụt có thể yêu đồng giới.
- Có đến hơn 17 loài chim cánh cụt nhưng chỉ có duy nhất một loại sống ở nam bán cầu.
- Chim cánh cụt không thể bay, nhưng chúng có thể nhảy cao đến gần 3m.
Chim cánh cụt ở Nam Cực hạnh phúc hơn khi băng biển tan
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy chim cánh cụt Adelie ở Nam Cực rất thích khi băng biển tan.
Loài săn mồi vùng Nam Cực mang tính biểu tượng này có thể là một loài hưởng lợi hiếm có khi khí hậu nóng lên toàn cầu.
Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Chim cánh cụt Adelie ở vịnh Lutzow Holm, Nam Cực, dễ dàng tiếp cận thức ăn, tăng trọng lượng cơ thể và sinh sản thành công trong mùa hè không có băng.
Kết quả nghiên cứu của họ được công bố ngày 24-6 trên tạp chí Science Advances.
Mùa hè không băng của chim cánh cụt Adelie. Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Trong những thập kỷ gần đây, Nam Cực đã trải qua sự gia tăng ổn định về băng biển ngay cả khi cực "song sinh" của nó, Bắc Cực, đã phải chịu sự sụt giảm rõ rệt. Nhưng điều này dự kiến sẽ không tồn tại lâu hơn nữa khi biến đổi khí hậu, Nam Cực cũng sẽ chứng kiến sự suy giảm của băng biển, với tất cả các hậu quả của những thay đổi môi trường sống trên biển đối với các sinh vật sống ở đó.
Từ lâu, các nhà sinh vật học vùng cực đã biết rằng chim cánh cụt Adelie, loài chim cánh cụt phổ biến nhất ở Nam Cực, có xu hướng tăng dân số lên trong những năm băng biển thưa thớt và chịu tổn thất lớn trong những năm băng biển phát triển mạnh.
Một con chim cánh cụt được trang bị máy quay video và gia tốc kế trên người. Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu không thực sự biết tại sao điều này xảy ra. Một số ít các nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và băng biển chỉ thiết lập được mối tương quan chứ chưa tìm ra nguyên nhân.
Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Nhuyễn thể được lấy mẫu từ dạ dày một con chim cánh cụt vào tháng 1-2017 trong một mùa không có băng (bên trái) và tháng 1-2011 trong một mùa phủ băng (bên phải). Thức ăn được lấy mẫu ở bên trái lớn hơn nhiều so với những mẫu được lấy ở bên phải. Chiếc đĩa đựng có đường kính 24 cm.
Phần thông tin còn thiếu này đã được phát hiện khi các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản gắn thẻ điện tử vào 175 chú chim cánh cụt cùng các thiết bị GPS, gia tốc kế và máy quay video trong bốn mùa với các điều kiện băng biển khác nhau. Các thiết bị này theo dõi chim cánh cụt trong các chuyến đi, phân loại hành vi đi bộ, bơi, nghỉ ngơi, và ước tính số lượng con mồi bị bắt trong quá trình lặn.
Chim cánh cụt Adelie. Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Nhà nghiên cứu chính Yuuki Watanabe, Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản cho biết, những chú chim cánh cụt này hạnh phúc hơn khi ít băng biển hơn. Điều này có vẻ nghịch lý, nhưng nguyên nhân thì khá đơn giản.
Ông giải thích, trong điều kiện không có băng, chim cánh cụt có thể di chuyển bằng cách bơi nhiều hơn là đi bộ.
Đối với chim cánh cụt, bơi lội nhanh hơn bốn lần so với đi bộ. Chúng có thể bóng mượt trong nước, nhưng là loài đi bộ khá ậm ạch trên đất liền, nhà khoa học này nói thêm.
Vào những mùa có băng biển dày, chim cánh cụt phải đi bộ và đôi khi phải trượt băng cả một chặng đường dài để tìm những vết nứt trên băng để chui xuống nước biển săn mồi, đôi khi chúng phải nghỉ ngơi khá lâu trên đường đi.
Chim cánh cụt Adelie ở Nam Cực. Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Nhưng khi có ít băng biển, chim cánh cụt có thể lặn bất cứ nơi nào chúng muốn, thường chỉ cần xuống nước ngay cạnh tổ của chúng. Điều đó giúp chúng sử dụng năng lượng, thời gian hiệu quả hơn và mở rộng phạm vi tìm kiếm thức ăn của mình. Quan trọng nhất, điều này làm giảm sự cạnh tranh với những con chim cánh cụt khác khi kiếm mồi và cho phép chúng bắt được nhiều loài nhuyễn thể, con mồi chính của chim cánh cụt. Ít băng biển cũng có nghĩa là nhiều ánh sáng mặt trời chiếu vào nước hơn, dẫn đến sự nở rộ của các sinh vật phù du vốn là thức ăn của loài nhuyễn thể.
Tuy nhiên, tất cả những điều này chỉ xảy ra đối với những chú chim cánh cụt sống trên vùng lục địa chính của Nam Cực. Còn ngược lại, những chú chim cánh cụt sống ở rìa bán đảo Nam Cực nhô ra từ lục địa hoặc sống trên các hòn đảo nhỏ thì không như thế.
Chim cánh cụt Adelie ở Nam Cực. Ảnh: Viện nghiên cứu vùng cực Nhật Bản.
Các nhà nghiên cứu có một vài giả thuyết về lý do tại sao điều này xảy ra, và nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này sẽ là để tìm ra nguyên nhân của hiện tượng đó.
Thăm dò cụm sao sáng gấp đôi Mặt trăng Cụm sao sáng NGC 3532 bao phủ một khu vực bầu trời có kích thước gần gấp đôi Mặt trăng. Theo đó, Kính viễn vọng 2,2 mét MPG / ESO tại Đài thiên văn La Silla của ESO ở Chile đã thu được khung cảnh đầy màu sắc phong phú của cụm sao sáng NGC 3532. Trong đó, có một số ngôi sao...